Nhật-Mỹ không để Trung Quốc "tác oai tác quái" ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Nhật Bản đang xem xét khả năng hợp tác với Mỹ thực hiện các chuyến bay tuần tra không phận Biển Đông, một động thái sẽ khiến cho Trung Quốc tức giận.

Hãng tin Reuters ngày 29/4 dẫn lời các nguồn thạo tin nói rằng Nhật Bản và Mỹ đang cân nhắc giải pháp này, trong bối cảnh hai bên vừa công bố Hướng dẫn quốc phòng mới nhân chuyến thăm Washington của Thủ tướng Shinzo Abe.
Nguồn tin Nhật Bản cho biết tuy chưa có kế hoạch cụ thể nào được đưa ra, Tokyo có thể tham gia các cuộc tuần tra trên Biển Đông với Mỹ hoặc thực hiện các cuộc tuần tra trong vùng biển trải dài từ đảo Okinawa tới vùng biển phía đông Trung Quốc.
Các chuyến bay trinh sát Biển Đông sẽ được thực hiện trên khu vực mà Trung Quốc đang đẩy mạnh các công trình “đắp đất, xây đảo”.
 Các chuyến bay trinh sát Biển Đông sẽ được thực hiện trên khu vực mà Trung Quốc đang đẩy mạnh các công trình “đắp đất, xây đảo”.
Các chuyến bay trinh sát Biển Đông sẽ được thực hiện trên khu vực mà Trung Quốc đang đẩy mạnh các công trình “đắp đất, xây đảo” để thiết lập quyền kiểm soát trên thực tế vùng biển này. Nếu được thực hiện, kế hoạch của Mỹ và Nhật Bản chắc chắn sẽ làm cho Bắc Kinh phẫn nộ.
Nhưng các quan chức quốc phòng ở Tokyo lo ngại rằng nếu để yên, thì Trung Quốc rốt cuộc sẽ áp đặt quyền kiềm soát trên các tuyến hàng hải, ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động thương mại của Nhật Bản. Reuters trích nguồn tin Nhật Bản nói: "Tokyo muốn Trung Quốc hiểu rằng họ không có quyền sở hữu cả vùng biển này".
Một nguồn tin quân sự Mỹ cho biết quyết định tiến hành các chuyến bay trên không phận Biển Đông có thể khiến  Tokyo yêu cầu Philippines cho Nhật Bản tiếp cận các căn cứ không quân dựa trên các quy định liên quan tới công tác huấn luyện cứu trợ tai nạn trên biển,và các cuộc diễn tập hỗn hợp khác. Nguồn tin này nói thêm rằng  nếu được Philippines chấp thuận, máy bay Nhật Bản sẽ có khả năng thực hiện các phi vụ tuần tra kéo dài.
Tuy nhiên, theo Reuters, một nguồn tin quân sự cấp cao Philippines cho biết điều này không khả thi trong bối cảnh  hiện tại vì Manila không có Thỏa thuận hợp tác quân sự với Tokyo tương tự như Hiệp ước quốc phòng Mỹ-Philippines, cho phép tàu hải quân Mỹ sử dụng các căn cứ của Philippines để tiếp nhiên liệu và sửa chữa khẩn cấp.
Tuy nhiên, Tổng thống Philippines Benigno Aquino - một trong những người mạnh mẽ chống đối các hoạt động lấn biển xây đảo của Trung Quốc - sẽ gặp gỡ Thủ tướng Abe ở Tokyo vào tháng 6 tới và khi đó, các vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được mang ra thảo luận.
Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Abe ngày 28/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói với các phóng viên rằng hai nước chia sẻ mối quan tâm về các hoạt động cải tạo đất và xây đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông và "tái khẳng định cam kết bảo vệ quyền tự do hàng hải theo tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế".
Tang thống Obama biết Hướng dẫn quốc phòng mới sẽ cho phép các lực lượng Mỹ và Nhật hoạt động linh hoạt hơn và Nhật Bản sẽ "đảm nhận trách nhiệm và vai trò lớn hơn trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương".

Không đủ chỗ thiêu xác nạn nhân động đất ở Nepal

Có thể có tới 10.000 người thiệt mạng trong thảm họa động đất ở Nepal. Người chết nhiều đến nỗi rất khó khăn để tìm đủ chỗ hỏa táng thi hài.

Khong du cho thieu xac nan nhan dong dat o Nepal
 23/ Người thân của các nạn nhân ôm nhau trong im lặng. Họ đau lòng khi nhìn thấy cảnh người thân bị hỏa táng tại Kathmandu (Ảnh: AFP)

Điều gì sẽ xảy ra, khi Nga bán S-400 cho Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Theo Sputniknews, việc Nga bán hệ thống tên lửa S-400 hiện đại nhất cho Trung Quốc có thể làm đảo lộn cục diện địa chính trị Châu Á.

Cuối tháng 10 năm ngoái, nhật báo kinh doanh Vedomosti của Nga đưa tin Moscow đang ở trong quá trình thương thảo bán hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc.
Cục diện địa chính trị ở Châu Á sẽ bị đảo lộn, nếu Trung Quốc có trong tay hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400.
Cục diện địa chính trị ở Châu Á sẽ bị đảo lộn, nếu Trung Quốc có trong tay hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400. 
Thông tin này đã được xác nhận vào ngày 13/4/2015, khi Giám đốc điều hành cơ quan xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga, ông  Anatoly Isaikin, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng Trung Quốc đã đặt mua hệ thống phòng không tiên tiến S-400, theo nhật báo kinh doanh Nikkei của Nhật Bản số ra ngày 27/4/2015.