Em sẽ tự vẽ một con đường tình

Cảm ơn mối tình đầu đầy say đắm. Em sẽ tự vẽ nên một con đường tình của riêng em, không phải trên cát để cho sóng cuốn đi…

Em thảng thốt đứng đây, mái tóc ngắn bay bay lấm tấm những hạt mưa, những hạt mưa lung linh đủ màu sắc cứ như những bong bóng nước xanh-đỏ-vàng-tím, và những hạt mưa ấy rơi vỡ tan xuống chiếc cặp che đầu của em, làm em nhớ anh!
Em nhớ lúc anh tặng chậu xương rồng nhỏ xíu, anh chạy thật nhanh đến bên em mà gương mặt lấm tầm đầy những hạt nước, bờ vai run lên bần bật… Anh vì lạnh, còn em vì khóc... Cây xương rồng ngày xưa đã chết tàn chết héo. Mưa rõ ràng cũng chỉ là mưa nhưng giờ đây sao lạnh buốt giá đến tê tái lòng. Cũng chỉ là một chiều mưa sớm mà thôi mà! À không, nắng tắt, bởi vì mưa mà nắng đã tắt...
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Lại nhớ những buổi chiều cùng nhau đi dạo biển. Em lúc nào cũng thích đi phía sau anh, dẫm lên những bước chân trên cát của anh, như để vẽ nên một con đường tình. Và rồi lại tự so sánh bàn chân mình sao bé thế, khóc vì tủi thân đầy ngốc nghếch. Anh phải ngừng bước, quay lại cốc nhẹ lên đầu em rồi cười xòa: "Sao mà em ngốc quá!"... Em vẫn cứ thích đi sau lưng anh, thế thôi, rồi nhìn bờ lưng anh to bè và rộng, bất giác mỉm cười chạy ào tới làm anh suýt ngã... Anh dừng lại, cúi xuống cõng em, đi hoài trên triền cát, ngỡ như đã làm nên một con đường tình dài bất tận…
Vậy mà ta đã xa nhau, có phải do duyên phận? Thời gian đầu thật khó chấp nhận, những con sóng lòng dữ dội thét gào mỗi đêm, khiến cho nước mắt rơi đẫm gối... Đêm tĩnh lặng, chỉ có tiếng thạch sùng và tiếng nấc của riêng em. Trái tim không muốn tin và không thể nguôi quên...
Hôm em nay lại ra biển... Bờ cát kia có bao dấu chân người, sao không có nổi một dấu chân để em ướm vào rồi lại tấm tức khóc như trẻ con? Đôi lúc cơn nắng nhạt làm em thấy mình trong veo, để rồi khi nắng ấy cháy rát da lại làm em không tin được chính mình đang cô độc. Em cố gắng cười nhiều hơn mình có thể nghĩ, cố nghĩ suy như một đứa trẻ để không ai có thể làm em tổn thương. Em tự vùng vẫy trong khoảng trời của riêng em, múa và hát một mình, ngân lên khúc nhạc tình tang, khúc nhạc buồn...
Và vì thế em đứng dậy, mỉm cười... Nắng cứ xuyên qua kẽ lá thế thôi. Em chợt thấy đâu đây có những tia nắng soi vào những giọt nước mắt em, lung linh. Hy vọng một ngày mai kia em sẽ là cô gái mạnh mẽ như những người yêu thương em đang hy vọng, để nắng lại về trên đôi môi của em... Cảm ơn vấp ngã ngày hôm nay đã làm em nhận ra em được yêu thương nhiều hơn em nghĩ. Cảm ơn mối tình đầu đầy say đắm của em. Em sẽ tự vẽ nên một con đường tình của riêng em, không phải trên cát để cho sóng cuốn đi…

May mà em đã không yêu anh...

“Nếu ngày đó em yêu anh thì sao nhỉ?”. Câu hỏi của em khiến anh mất ngủ mấy đêm liền.

Khi nói điều đó, anh thấy mắt em thật lạ. Dường như có trăm ngàn ngọn lửa trong đó. Nó thiêu đốt trái tim anh, làm cho anh vật vã quay về những ngày tháng cũ. Ngày đó em đã không yêu anh.

Bi hài chuyện đòi vợ “lại quả” để làm chồng tốt

Tôi sẽ đóng vai ông chồng tốt để tôn vinh hình ảnh cho cô, còn cô “lại quả” cho tôi 100 triệu, coi như sự bù đắp”. 

Ngày mới nên duyên, tôi thường nói với Vĩnh, nếu sau này tình cảm trong trái tim anh đã nguội thì hãy thẳng thắn nói ra chứ đừng lén lút phụ bạc, “đâm lén” sau lưng tôi bởi trên đời này thứ mà tôi ghét nhất là sự giả dối. Tôi còn bảo dù yêu đến mấy cũng sẽ không bao giờ níu kéo, ràng buộc khi người ta không còn tha thiết với mình...

Hai đứa con lần lượt chào đời trong niềm hạnh phúc viên mãn của tôi. Nhưng đúng vào dịp kỷ niệm 15 năm ngày cưới, tôi cay đắng phát hiện ra Vĩnh dan díu với cô đồng nghiệp trẻ. Không chối bỏ, cũng chẳng vòng vo tìm lý do bao biện, Vĩnh thừa nhận đã trót phải lòng người phụ nữ khác rồi lạnh lùng bảo tôi giải quyết thế nào anh cũng chấp nhận.

Giam mình trong nước mắt cả tuần liền cùng với những đắn đo, suy tính, cuối cùng tôi quyết định cho Vĩnh cơ hội quay về đoàn tụ. Nỗi đau bị phản bội không dễ khỏa lấp nhưng tôi muốn giữ cho hai con tổ ấm trọn vẹn với tình yêu, sự quan tâm, chăm sóc của cả bố lẫn mẹ. Ở cơ quan, tôi đảm đương trọng trách Phó Giám đốc kiêm chủ tịch công đoàn, lại mới được cấp trên đưa vào diện “nguồn quy hoạch” bởi còn 2 năm nữa chú Giám đốc đến tuổi nghỉ hưu. 

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Đường công danh đang thênh thang, rộng mở, tôi không thể vì chuyện riêng tư mà lỡ mất cơ hội thăng tiến. Gương tày liếp của cô bạn học cũ là bài học cảnh tỉnh tôi. Giỏi giang, năng động, được coi là ứng cử viên số 1 cho chức danh Giám đốc thư viện tỉnh, nhưng chỉ vì ly hôn chồng, tranh chấp quyền nuôi con, chia tài sản mà những đồng nghiệp bấy lâu quý mến, ủng hộ cô ấy đồng loạt quay lưng. Họ bàn tán, dị nghị rằng việc nhà còn chẳng lo xong thì làm sao quản lý, điều hành được đơn vị gần 50 nhân viên. Vậy là gia đình vẫn “tan đàn xẻ nghé”, công việc thì dậm chân tại chỗ, bạn tôi chán nản, buông xuôi, chẳng còn động lực phấn đấu nữa.

Nhưng Vĩnh vẫn chẳng thể vượt qua cám dỗ. Sau khi trắng trợn tuyên bố “không thể sống thiếu cô ta”, Vĩnh chủ động đòi ly hôn. Tôi ngậm ngùi thỏa hiệp, dù không còn chút tình cảm gì với nhau thì cũng duy trì mối quan hệ hôn nhân vì con, vì thể diện của cả hai. Vĩnh chấp thuận với giao ước anh ta có quyền sống với “khoảng trời riêng” của mình, tôi không được phép can thiệp vào. Từ đó, ngôi nhà trở thành quán trọ đối với Vĩnh. Tôi luôn phải kiếm lý do bố đi công tác, bố bận việc chỗ nọ, chỗ kia để trấn an hai con khi chúng thắc mắc, gặng hỏi. Lễ tết, giỗ chạp hoặc những dịp cần thiết, tôi và Vĩnh thường “đóng kịch” tình tứ đưa con về quê. Tôi cười đáp lại những lời tung hô, ngưỡng mộ của mọi người xung quanh mà lòng tái tê. Gần 2 năm, cuộc sống của tôi tựa địa ngục khi phải gồng mình lên duy trì vỏ bọc gia đình.

Ném tờ đơn ly hôn xuống trước mặt tôi, Vĩnh gằn giọng: “Cô làm ơn ký đi, buông tha dứt điểm cho tôi đi, tôi chán ngấy cái màn kịch này rồi”. Tôi cuống quýt khẩn nài: “Anh đối xử tệ bạc thế nào em cũng cam lòng, chỉ xin đừng làm tổn thương hai con”. Hất tôi ra, Vĩnh cười khẩy: “Cô vì con hay vì tham vọng của bản thân? Nghe đâu cô mới lên quyền Giám đốc nên đang cố gắng thể hiện mình xứng đáng được bổ nhiệm chính thức, đúng không? Chúng ta hãy sòng phẳng trao đổi để đôi bên cùng có lợi nhé. Tôi sẽ đóng vai ông chồng tốt để tôn vinh hình ảnh cho cô, còn cô “lại quả” cho tôi 100 triệu, coi như sự bù đắp”. Choáng váng trước sự tàn nhẫn của Vĩnh nhưng tôi vẫn mềm mỏng thuyết phục: “Lâu nay anh chẳng đóng góp đồng nào nuôi con, một mình em phải trang trải mọi thứ, lấy đâu ra hàng trăm triệu đưa cho anh”. “Cô hẹp hòi vậy thì đừng trách tôi vô tình”- Vĩnh tức tối thốt lên rồi sập cửa bỏ đi.

“Dìm” vợ

Câu nói của anh như gáo nước lạnh dội vào mọi người, trong đó chị là người cảm nhận rõ nhất lạnh lẽo và độc địa ẩn chứa trong đó.

Chị - một người đàn bà không có vẻ đẹp rạng ngời, vóc dáng nhỏ bé nhưng tấm bằng tiến sĩ ở nước ngoài cùng tài ứng xử, nói năng đầy sức thuyết phục, luôn khiến những người đối diện, nhất là đàn ông ngưỡng mộ. Vậy mà, chồng chị lại không như vậy. Anh luôn cố tìm mọi cách để “dìm hàng” chị…

Ra Tết, bạn bè cũ tụ tập ngoài quán để “hàn huyên”. Như thường lệ, chị nổi lên như một “ngôi sao sáng” với vai trò dẫn dắt câu chuyện, hướng mọi người vào những đề tài gai góc nhưng đầy thú vị. Anh lặng lẽ ngồi bên cạnh, vẻ mặt vô cảm giữa lúc mọi người đang hào hứng tranh luận về đề tài “làm ăn thế nào trong năm mới”. Chờ mọi người lắng xuống, anh buông một câu: “Bà có giỏi giang thì làm sao “chắp cánh” cho con bé nhà mình bay sang Mỹ để du học ấy, chứ đừng có ngồi đây mà nói phét!”. 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Câu nói của anh như gáo nước lạnh dội vào mọi người, trong đó có lẽ chị là người cảm nhận rõ nhất sự lạnh lẽo và độc địa ẩn chứa trong đó. Bởi cô con gái duy nhất của anh chị dường như không được thừa hưởng những gì tốt đẹp nhất của mẹ, mà lại có phần… giống bố: Ù lì, thiếu năng động nhưng lại hay đố kỵ. Kết quả học tập của nó chỉ luôn ở mức “học sinh tiên tiến”, mặc dù cô giáo đã cố gắng vớt vát để cứu vãn thành tích học tập của cả lớp.

Chị khéo léo chuyển đề tài, nhưng anh vẫn tỏ vẻ khó chịu. Lát sau, anh lẳng lặng bỏ ra một bàn khác ngồi một mình, mặc cho bạn bè xì xào, nhìn ngó. Thái độ của anh cũng khiến chị… mất hứng, và cuộc hàn huyên của đám bạn cũng “rã đám” sau đó ít lâu.

Về nhà, chị cố gắng giữ im lặng. Vì quá hiểu tính khí của chồng nên chị tìm cách tránh một cuộc cãi vã vô bổ. Về phần anh, sau vài câu châm chọc mang tính “gây sự” nhưng thấy “đối thủ” không có phản ứng, cũng lẳng lặng tìm một góc riêng để ôm lấy chiếc iPad chơi game đến khuya.

Ngày hôm sau, hết giờ làm việc chị mời một số đồng nghiệp về nhà chơi. Anh không ngồi cùng, chỉ thỉnh thoảng đi qua đi lại, nhưng vẫn cảm thấy khó chịu khi nghe mấy đồng nghiệp nam hết lời ngợi khen vợ mình, nào là đảm đang, nào là khéo thu xếp gia đình… Cho đến khi nghe một người nào đó “tung hô” vợ mình là “nữ tướng” thì anh… hết chịu nổi. Anh cố ghìm mình, nhưng trong đầu thì bao ý nghĩ quay cuồng: Phải chăng, họ bảo vợ mình là “nữ tướng” thì ám chỉ mình là… lính hầu? Họ nói thế liệu có phải chê mình là vô tích sự, chẳng làm được gì?...

Chờ mọi người ra về, anh gọi chị lại với giọng bực dọc: “Từ nay, tôi không muốn cô lôi mấy người đó về nhà nữa đâu. Chỉ toàn ăn nói lăng nhăng, chẳng coi ai ra gì!”. Chị tính “rút êm”, nhưng anh kiên quyết bắt chị phải giải thích về hai chữ “nữ tướng”, kèm theo hàng loạt “bình luận” do anh tự nghĩ ra. Chị cười: “Họ bảo em là “nữ tướng”, thì anh cũng là “nam tướng”, có ai làm gì hạ thấp giá trị của anh đâu”. Nhưng anh vẫn không chịu. Chẳng gì thì anh cũng là người đàn ông duy nhất của gia đình, nói theo các cụ ngày xưa thì chính anh mới là “trụ cột”, làm gì có chuyện “nữ tướng” với “nam tướng” ở đây! Chị gật đầu tỏ ý dàn hòa: “Thì thế cũng được!”.

Tình cờ, vài ngày sau gặp hai đồng nghiệp của vợ ngoài quán cà phê. Họ vờ không nhìn thấy anh, ngồi rì rầm nói chuyện với nhau, anh nghe loáng thoáng trong câu chuyện những lời nhận xét về vợ mình. Riêng câu “Tuy không cao nhưng ai cũng phải ngước nhìn” thì anh nghe rất rõ. Phải chăng, họ ví vợ anh là… chai bia Sài Gòn lùn – loại bia mà anh mê nhất?

Câu nói đụng chạm đến “triết lý rượu bia” ấy khiến anh giật mình. Phải chăng trong cuộc sống, anh chưa bao giờ biết “ngước nhìn” khi luôn để lòng đố kỵ, tính gia trưởng lấn át cả lý trí và tình cảm?...