Bi hài chuyện đòi vợ “lại quả” để làm chồng tốt

Tôi sẽ đóng vai ông chồng tốt để tôn vinh hình ảnh cho cô, còn cô “lại quả” cho tôi 100 triệu, coi như sự bù đắp”. 

Ngày mới nên duyên, tôi thường nói với Vĩnh, nếu sau này tình cảm trong trái tim anh đã nguội thì hãy thẳng thắn nói ra chứ đừng lén lút phụ bạc, “đâm lén” sau lưng tôi bởi trên đời này thứ mà tôi ghét nhất là sự giả dối. Tôi còn bảo dù yêu đến mấy cũng sẽ không bao giờ níu kéo, ràng buộc khi người ta không còn tha thiết với mình...
Hai đứa con lần lượt chào đời trong niềm hạnh phúc viên mãn của tôi. Nhưng đúng vào dịp kỷ niệm 15 năm ngày cưới, tôi cay đắng phát hiện ra Vĩnh dan díu với cô đồng nghiệp trẻ. Không chối bỏ, cũng chẳng vòng vo tìm lý do bao biện, Vĩnh thừa nhận đã trót phải lòng người phụ nữ khác rồi lạnh lùng bảo tôi giải quyết thế nào anh cũng chấp nhận.
Giam mình trong nước mắt cả tuần liền cùng với những đắn đo, suy tính, cuối cùng tôi quyết định cho Vĩnh cơ hội quay về đoàn tụ. Nỗi đau bị phản bội không dễ khỏa lấp nhưng tôi muốn giữ cho hai con tổ ấm trọn vẹn với tình yêu, sự quan tâm, chăm sóc của cả bố lẫn mẹ. Ở cơ quan, tôi đảm đương trọng trách Phó Giám đốc kiêm chủ tịch công đoàn, lại mới được cấp trên đưa vào diện “nguồn quy hoạch” bởi còn 2 năm nữa chú Giám đốc đến tuổi nghỉ hưu. 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Đường công danh đang thênh thang, rộng mở, tôi không thể vì chuyện riêng tư mà lỡ mất cơ hội thăng tiến. Gương tày liếp của cô bạn học cũ là bài học cảnh tỉnh tôi. Giỏi giang, năng động, được coi là ứng cử viên số 1 cho chức danh Giám đốc thư viện tỉnh, nhưng chỉ vì ly hôn chồng, tranh chấp quyền nuôi con, chia tài sản mà những đồng nghiệp bấy lâu quý mến, ủng hộ cô ấy đồng loạt quay lưng. Họ bàn tán, dị nghị rằng việc nhà còn chẳng lo xong thì làm sao quản lý, điều hành được đơn vị gần 50 nhân viên. Vậy là gia đình vẫn “tan đàn xẻ nghé”, công việc thì dậm chân tại chỗ, bạn tôi chán nản, buông xuôi, chẳng còn động lực phấn đấu nữa.
Nhưng Vĩnh vẫn chẳng thể vượt qua cám dỗ. Sau khi trắng trợn tuyên bố “không thể sống thiếu cô ta”, Vĩnh chủ động đòi ly hôn. Tôi ngậm ngùi thỏa hiệp, dù không còn chút tình cảm gì với nhau thì cũng duy trì mối quan hệ hôn nhân vì con, vì thể diện của cả hai. Vĩnh chấp thuận với giao ước anh ta có quyền sống với “khoảng trời riêng” của mình, tôi không được phép can thiệp vào. Từ đó, ngôi nhà trở thành quán trọ đối với Vĩnh. Tôi luôn phải kiếm lý do bố đi công tác, bố bận việc chỗ nọ, chỗ kia để trấn an hai con khi chúng thắc mắc, gặng hỏi. Lễ tết, giỗ chạp hoặc những dịp cần thiết, tôi và Vĩnh thường “đóng kịch” tình tứ đưa con về quê. Tôi cười đáp lại những lời tung hô, ngưỡng mộ của mọi người xung quanh mà lòng tái tê. Gần 2 năm, cuộc sống của tôi tựa địa ngục khi phải gồng mình lên duy trì vỏ bọc gia đình.
Ném tờ đơn ly hôn xuống trước mặt tôi, Vĩnh gằn giọng: “Cô làm ơn ký đi, buông tha dứt điểm cho tôi đi, tôi chán ngấy cái màn kịch này rồi”. Tôi cuống quýt khẩn nài: “Anh đối xử tệ bạc thế nào em cũng cam lòng, chỉ xin đừng làm tổn thương hai con”. Hất tôi ra, Vĩnh cười khẩy: “Cô vì con hay vì tham vọng của bản thân? Nghe đâu cô mới lên quyền Giám đốc nên đang cố gắng thể hiện mình xứng đáng được bổ nhiệm chính thức, đúng không? Chúng ta hãy sòng phẳng trao đổi để đôi bên cùng có lợi nhé. Tôi sẽ đóng vai ông chồng tốt để tôn vinh hình ảnh cho cô, còn cô “lại quả” cho tôi 100 triệu, coi như sự bù đắp”. Choáng váng trước sự tàn nhẫn của Vĩnh nhưng tôi vẫn mềm mỏng thuyết phục: “Lâu nay anh chẳng đóng góp đồng nào nuôi con, một mình em phải trang trải mọi thứ, lấy đâu ra hàng trăm triệu đưa cho anh”. “Cô hẹp hòi vậy thì đừng trách tôi vô tình”- Vĩnh tức tối thốt lên rồi sập cửa bỏ đi.

Chỉ vì tiền, không yêu cũng cố giữ

Muốn níu giữ hôn nhân không vì yêu mà chỉ vì tài sản, con cái, sĩ diện... thì chỉ gây ra sự bất hạnh cho cả hai.

Gá nghĩa vợ chồng được 10 năm, một ngày nọ, ông Bình - ngụ ở quận Tân Bình, TP HCM - biết tin bà Hương, vợ ông, đã nộp đơn đơn phương xin ly hôn tại TAND quận. Vừa bất ngờ, tức giận vừa không cam tâm để bà đến với nhân tình, ông xuống nước năn nỉ vợ rút đơn ly dị.

Tài sản không đổi được hạnh phúc

Để chứng tỏ “tấm chân tình”, ông Bình đã soạn thảo bản “hợp đồng hôn nhân”. Trong bản hợp đồng, hai bên cam kết: Nếu bà Hương đồng ý rút đơn xin ly hôn thì sau này ông sẽ chia cho bà 60% tài sản, là giá trị 2 căn nhà mà ông đứng tên. Bà Hương đồng ý.

Thế nhưng, chưa đến 1 năm sau, ông bà lại dắt nhau ra tòa xin ly hôn. Tại phiên sơ thẩm, TAND quận Tân Bình quyết định cho ông bà ly hôn. Khi phân chia tài sản, vì 2 căn nhà có trước hôn nhân nên tòa phán bà Hương chỉ được nhận một nửa phần tài sản mà 2 ông bà đã tạo dựng được trong thời gian chung sống, gồm: xe máy, nồi cơm điện, máy lạnh và một số đồ dùng lặt vặt khác.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Bà Hương làm đơn kháng cáo yêu cầu ông Bình phải thực hiện lời hứa chia 60% giá trị 2 căn nhà cho bà. Trình bày tại phiên tòa phúc thẩm, ông Bình cho rằng bà Hương là người phá vỡ giao ước, không thực hiện đúng thỏa thuận trong bản hợp đồng là tiếp tục xây dựng gia đình hạnh phúc cùng ông. Bà Hương đáp lại: “Hạnh phúc phải do 2 người vun đắp, một mình tôi làm sao làm được. Ông ấy suốt ngày khủng bố tinh thần tôi, chửi tôi ra rả”. “Nhân tình của bà ấy cứ đúng 12 giờ đêm lại nhắn tin chọc tức tôi khiến tôi không thể nào ngủ được, tôi không nổi nóng với bà ấy mới lạ” - ông Bình phản pháo. Vị chủ tọa phiên tòa đề nghị: “Hoàn cảnh bà Hương rất khó khăn, không có tài sản, chỗ ở. Dù ông bà đã ly hôn nhưng đã có 10 năm chung sống, không còn tình cũng còn nghĩa với nhau. Ông có thể hỗ trợ cho bà Hương một khoản tiền?”. Ông Bình đáp gọn hơ: “Tôi không có tiền”.

Không yêu cũng giữ

Với lý do không còn tình cảm với nhau và đã ly thân hơn 2 năm, anh Sơn, nhà ở quận Phú Nhuận, TP HCM, nộp đơn xin ly hôn. Xét thấy mâu thuẫn giữa hai vợ chồng không nghiêm trọng đến mức phải ly hôn, tòa sơ thẩm tuyên bác đơn của anh Sơn. Anh kháng cáo. Tại phiên tòa phúc thẩm, chị Lam, vợ anh, tiếp tục bảo vệ ý kiến của mình. Chị trình bày: Cách đây 2 năm, tình cảm vợ chồng vẫn tốt đẹp nhưng do anh Sơn bị stress trong công việc nên đề nghị được sống riêng để ổn định lại tinh thần. Thương chồng, chị đồng ý và tạo mọi điều kiện để anh sớm hồi phục chứ không phải ly thân. Còn anh Sơn khẳng định: “Vợ tôi không chịu ly hôn chẳng phải vì còn yêu tôi mà vì sợ phải chia đôi tài sản mà cô ấy cho rằng một tay mình tạo dựng nên. Suốt 6 năm chung sống, cô ấy luôn cho mình tài giỏi, kiếm được nhiều tiền nên coi thường tôi. Đã vậy, 2 năm tôi sống riêng, cô ấy cũng chẳng thèm ngó ngàng tới. Thậm chí, khi đưa con đến gặp tôi, cô ấy cũng muốn tránh mặt, thấy tôi ra là cô ấy đi ngay”.

Khi chủ tọa phiên tòa phúc thẩm nhận định: “Mâu thuẫn giữa hai vợ chồng chưa đến mức phải ly hôn. Anh hãy vì con mà suy nghĩ lại”. Anh Sơn bật khóc: “Tòa không hiểu, với tòa là không nghiêm trọng nhưng với tôi là nghiêm trọng. Tôi là giáo viên nên dù tức giận đến mấy cũng không bao giờ động tay động chân với vợ. Nếu tòa xét khi có bạo lực gia đình mới nghiêm trọng thì có lẽ tôi chẳng bao giờ được ly hôn”.

Kết thúc phiên tòa với kết quả y án sơ thẩm, chị Lam nhanh chóng đi ra bãi giữ xe, chẳng thèm nhìn chồng. Còn anh Sơn ngồi phịch xuống ghế đá trong sân tòa, ngửa mặt lên trời thiểu não.

Hết yêu, hãy cư xử đẹp

“Đời sống hôn nhân không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Những khi sóng gió là lúc cả hai nên bình tĩnh suy xét lại tình cảm của mình, tránh đưa ra những quyết định sai lầm trong một phút nóng giận, bốc đồng. Khi tình yêu không còn, chúng ta cũng nên cư xử thật đẹp để chứng tỏ bản lĩnh của mình. Muốn níu giữ hôn nhân không vì yêu mà chỉ vì tài sản, con cái, sĩ diện... thì chỉ gây ra sự bất hạnh cho cả hai” - bà Lê Thị Thùy Trang, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tâm lý Những người bạn, chia sẻ.

Hy sinh vì chồng con, đàn bà thật ngớ ngẩn?

"Phụ nữ Việt được ngợi ca với đức tính tốt đẹp nhất là biết hy sinh cho gia đình, chồng con … Nhưng với cá nhân tôi, từ này thật ngớ ngẩn".

U mê vì chữ hy sinh

Hôn nhân may rủi

Tôi hạnh phúc với hiện tại, với người đàn ông mình đã liều lĩnh chọn, chấp nhận may rủi, vì quá cách biệt tuổi tác.

Sau lần thứ hai chia tài sản, ông chồng lười biếng và mê gái của tôi mới chịu gật đầu bỏ vợ. Tôi gần như trắng tay để đổi lại tự do cho mình.

Bị lừa dối quá nhiều, tôi nghĩ mình chẳng còn đủ can đảm để tin yêu ai được nữa. Hoặc, nếu lại tiếp tục yêu thì liệu người đàn ông đó có đủ bao dung để chấp nhận cảnh một mẹ một con như tôi? Nghĩ thế nên tôi chỉ sống yên phận, không dám mơ tưởng gì đến một bờ vai để nương tựa những lúc khó khăn.

Đời tôi có lẽ đã không thay đổi nếu như cô bé giúp việc không quá tham lam. Thường ngày, cô nàng hay vờ vịt giấu diếm một ít tiền của khách nhưng vì không quá nhiều nên tôi im lặng bỏ qua. Một hôm, cô ta đột ngột biến mất, cùng lúc là một khách quen gắt gỏng điện hỏi, sao đã đưa trước hơn chục triệu mà chưa thấy giao thịt tới? Tôi chới với vì biết mình bị mất tiền, nhưng lại không thể bỏ sạp thịt chạy đi giao hàng để khỏi mất thêm cả khách.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Trong lúc cấp bách, chị sạp cá bên cạnh đã tìm giúp tôi một người đang cần việc. “Anh” xuất hiện trong bộ quần áo cũ xỉn đen, nhưng bù lại, “anh” có nụ cười rất tươi, giọng nói ấm áp và thái độ làm việc rất nhiệt tình. Sau lần “cứu nguy” đó, “anh” vui vẻ gật đầu làm chân giao thịt cho tôi. Mọi chuyện đều ổn, duy chỉ một điều là anh dứt khoát xưng tên, không chịu gọi tôi bằng chị: “Nếu tui không nói tuổi thì Ngân cũng đâu biết tui nhỏ hơn. Nhìn Ngân trẻ măng à, xưng tên cho dễ nói chuyện!”.

Ban đầu, anh làm hết việc rồi về, chủ tớ rạch ròi. Lâu dần thành thân, anh ở lại trễ hơn, ban đầu chỉ là nói những câu chuyện không đầu không cuối kéo dài bất tận, sau là lấy lý do phụ tôi dọn hàng. Rồi không biết từ lúc nào anh trở thành tài xế đưa đón tôi sớm tối. Đã quen với sự có mặt của anh, mỗi khi không có anh bên cạnh, tôi lại thấy trống vắng, nhớ anh. Nhớ tiếng nói trầm ấm của anh. Nhớ ánh mắt nồng nàn mà có lẽ anh chỉ dành riêng cho tôi.

Có thể yêu thêm lần nữa, có thể mở rộng tâm hồn mình để đón nhận một người khác? Tôi nghĩ mà vừa mừng, vừa lo. Thật ra tôi lo nhiều hơn vì những đau đớn, tổn thương của cuộc hôn nhân trước vẫn chưa thôi ám ảnh tôi. Phần nữa, tôi tự dằn vặt vì khoảng cách tuổi tác giữa tôi và anh quá lớn. Mười ba năm cách biệt chắc chắn sẽ có những suy nghĩ rất khác khi cả hai bước vào đời sống vợ chồng.

Bao trăn trở khiến tôi trở nên bực bội, cáu gắt. Vô tình anh trở thành tấm thớt cho tôi “chặt chém”. Tôi liên tục kiếm chuyện, la mắng anh chậm chạp, còn vu oan anh đưa thiếu tiền. Thay vì phản ứng lại, anh chỉ ôn tồn nói tiền thiếu cứ trừ vào lương hằng tháng của anh, ngoài ra anh chẳng tranh cãi gì thêm, chỉ im lặng chịu đựng. Một buổi chiều, tôi có việc về gấp, nhờ anh ở lại trông sạp. Tôi đi hơn ba tiếng mới sực nhớ tiền bạc bỏ hết trong ngăn tủ chưa khóa lại. Cuống cuồng quay về chợ, tôi thấy sạp trống trơn. Một cảm giác gai người chạy dọc xương sống. Vậy là tôi lại bị lừa lần nữa!

Về đến nhà, con gái tôi chạy ra kể: “Chú Chín mới vừa dọn hàng về. Chú đưa cho con cọc tiền, kêu bỏ vô tủ khóa lại thật kỹ, mẹ về thì đưa lại.” Tôi lật đật kêu con gái đưa tiền, ngồi đếm. Không thiếu một xu. Anh còn cẩn thận gói riêng tiền mới vừa bán thịt lúc nãy. Đem chuyện này kể lại với mẹ, tôi khóc òa như một đứa con gái mới lớn. Dù nhiều tuổi đời nhưng trong chuyện này sao tôi thấy mình quá non nớt. Mẹ tôi nghe xong chỉ im lặng, rồi kết luận: “Chồng trước của con ban đầu cứ tưởng đứa tử tế hóa ra lại là thằng tệ bạc. Con người thật khó đánh giá hay nói trước qua vẻ bề ngoài. Con cứ làm theo những gì mình cho là đúng. Người ta nói gì mặc kệ. Mẹ ủng hộ con”.

Sau đó, tôi đã đến nhà gặp anh, xin lỗi về những hành động kỳ quặc gần đây của mình. Anh không trách câu nào, chỉ cười hiền và nắm chặt tay tôi. Năm tháng sau, một đám cưới đủ lễ được tổ chức. Cuộc hôn nhân thứ hai của tôi đến giờ đã được mười năm, chúng tôi đã có thêm cô công chúa. Quan trọng nhất là anh vẫn như thuở ban đầu tôi yêu, không chút thay đổi. Tôi hạnh phúc với hiện tại, với người đàn ông mình đã liều lĩnh chọn, chấp nhận may rủi, vì quá cách biệt tuổi tác.