Đường vượt biên đưa “vũ khí chết người” về “chợ hàng nóng"

Khu chợ Ka Rôn bên kia biên giới Quảng Trị, bán đầy đủ các loại “đồ chơi chết người” giáp ranh với địa phận tỉnh.

Gai người trong thế giới “hàng lạnh”
Chợ Ka Rôn khá đồ sộ và sầm uất. Nguồn hàng ở đây đúng là “thượng vàng hạ cám”, nói như các con buôn thì “cần là có, mó là thấy”. Cũng dễ hiểu khi người dân quanh khu vực cửa khẩu Lao Bảo “chén” với chúng tôi là có quá nhiều người Việt đang xài… hàng lậu(?!).
Qua cửa khẩu, chúng tôi mất vài chục ngàn xe ôm để đi đến khu chợ Ka Rôn (huyện Sê Pôn, tỉnh Savanakhet, Lào). Nơi đây nằm không xa cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (huyện Hướng Hoá, Quảng Trị), giao thương khá nhộn nhịp. Gần như khu nào cũng bày bán công khai đủ các loại “hàng nóng”, hàng lạnh như: súng điện, dao, kiếm, mã tấu…
Lang thang trong khu vực bán các mặt hàng lưu niệm, chưa kịp ngỏ ý định, tôi đã nhận được một lời mời. Một thanh niên bán hàng tầm 30 tuổi, hồ hởi: “Mua hàng kiếm không chú em?”.
Tôi gật đầu. Chỉ chờ có thế gã kéo ngay tôi trong quầy hàng. Gã thanh niên nhẹ nhàng lôi dưới đống hàng hoá ra một bì gai nặng trịch. Khi nút dây vừa được cởi, một đống vũ khí được tuồn ra nghe leng keng đến gai người. Từ mã tấu thường thấy trong các bộ phim, đến những thanh đao to bản, dài đến 1,2m. Kiếm thì đủ loại Đông, Tây, từ loại kiếm của phương Tây, lưỡi nhỏ bằng ngón tay, dài ngoằng đến đoản kiếm của Nhật Bản mà các võ sĩ đạo hay dùng.
Có thể nói, mặt hàng kiếm đa dạng nhất. Còn có cả loại “hàng độc” chỉ có trong phim chưởng như song trường kiếm, kiếm được điêu khắc hình rồng phượng.
Tiếp đó gã này khoe thêm một đôi búa to bản, mà theo gã là bán rất chạy. Giá cả cũng đa dạng tuỳ từng loại. Kiếm giá từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng, đôi búa bằng thép chống rỉ được hét với giá 500.000 đồng, đôi song đao được hét với giá 700.000đồng. Ngoài ra còn các “phụ kiện” như giá treo, dây quấn để trang trí kiếm và dây đeo tay cho đẹp cũng được mời chào khá nhiệt tình.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, chủ bán các mặt “đồ chơi chết người” này phần lớn là người Trung Quốc nói rất sành tiếng Việt và tiếng Lào. Gặp người Trung Quốc nào tại chợ Ka Rôn, bán mặt hàng này, chúng tôi đều được nghe cùng một lời quảng cáo: “Ở đây loại nào cũng có, số lượng bao nhiêu, phương thức thanh toán tiền Việt hay tiền kíp Lào đều được tất. Các anh thích loại nào cứ chọn”.
Còn chuyện đưa “hàng” về Việt Nam cũng được tổ chức như một đường dây. Những người sang Trung Quốc nhiều, đều biết rõ về cách làm ăn của dân buôn bán người Tàu. Kiểu nào họ cũng chiều, và mỗi nơi mỗi giá. Nói vậy là vì không phải cứ sang Ka Rôn là mua được hàng rẻ.
Ngoài tiền hàng ra, người mua còn phải mất thêm một khoản để họ đưa hàng qua cửa khẩu giúp. Chẳng hạn một thanh trường kiếm, được chuyển qua biên trót lọt, giá sẽ tăng 50.000 đồng.
Thường thì việc mua “hàng lạnh” bên kia biên giới đồng nghĩa với việc chi phí thêm tiền công vận chuyển. Nếu không hàng khó lòng trở về bên này an toàn.
Theo như các chủ hàng bên đây, nhiều khách sang mua “hàng lạnh” nhưng không chịu chi tiền vận chuyển. Thế là bị “chỉ điểm” ngay cho lực lượng kiểm tra. Sau ai nấy cũng dè chừng. Giờ cứ mua đao, kiếm, mã tấu… ở Ka Rôn là trả luôn phí vận chuyển.
Sau khi đã “no” mắt với các loại hàng lạnh, chúng tôi dò hỏi mua hàng nóng như: súng ngắn bắn bằng điện hoặc súng ngắn bắn bằng đạn nhựa, đạn cao su...
Qua lời chỉ dẫn của một số chủ buôn bán “hàng lạnh” trong chợ, chúng tôi tìm đến khu vực gần bến xe, cách chợ hơn 1km. Tại đây “hàng nóng” tuy được chào bán có vẻ kín đáo hơn đôi chút, nhưng không quá bí mật như nhiều người lầm tưởng. Chỉ cần có nhu cầu là khách sẽ được đáp ứng.
Giá các loại súng ngắn bắn bằng điện hoặc súng ngắn bắn bằng đạn nhựa, đạn cao su, được phát giá dao động từ 2 triệu đến 3 triệu tiền kíp Lào (tương đương 3-5 triệu tiền Việt). Số lượng hàng bán ra có giới hạn, đa phần chủ hàng nơi đây chỉ bán cho mỗi khách một khẩu.
Phải quen biết lắm mới mua được số lượng 2 chiếc. Muốn có nhiều hơn, bắt buộc khách phải đặt cọc tiền trước, khi có hàng, phía cung cấp sẽ chủ động liên lạc và thanh toán tiền.
Cận cảnh một gian hàng bán các loại đao kiếm.
Cận cảnh một gian hàng bán các loại đao kiếm. 
Muôn kiểu phi tang
Vào một cửa hàng nằm giáp cổng ra của bến xe, cầm một khẩu súng điện trên tay, tỏ vẻ lo sợ trong khâu vận chuyển, chúng tôi thắc mắc: “Chỉ sợ không mang được về Việt Nam. Đến cửa khẩu bị bắt thì toi. Vũ khí chứ có phải đùa đâu!” Mới nghe thế, anh chủ hàng người Trung Quốc cười: “Không phải lo đâu, có người vận chuyển cho rồi. Mất thêm ít tiền nữa thôi”.
Lấy lý do còn phải đi chơi nhà bà con, tôi hẹn anh ta khi nào về sẽ ra mua mấy món về chơi.
Lang thang qua nhiều cửa hàng có “hàng nóng”, chúng tôi được biết, dân buôn “đồ chơi giết người” từ Việt Nam sang thường thuê cửu vạn là những người bản địa gùi cõng, băng qua một đoạn đường rừng rồi vượt sông Sê Pôn (nơi tiếp giáp giữa Lào - Việt Nam tại khu vực cửa khẩu Lao Bảo) bằng cách lội bộ hoặc bỏ trà trộn hàng trên những chiếc thuyền chở hàng lậu, để đưa về Việt Nam. Lợi nhuận thu được từ việc vận chuyển các mặt hàng này khá cao.
Mỗi lần gùi cõng qua biên thành công, cửu vạn cũng kiếm được ngót nửa triệu đồng. Đó là chưa kể việc vận chuyển thành công với số lượng lớn sẽ được chủ hàng bồi dưỡng thêm, gọi là tiền thuốc nước.
Tuy nhiên, để đảm bảo nhất cho “hàng nóng” cập bến an toàn, là thông qua các chủ bán hàng, bởi trong tay họ luôn có một đội “phu” vận chuyển đông đảo. Những “phu” này không chỉ thông thạo địa hình rừng núi, sông suối tại các khu vực giáp ranh, mà còn có nhiều mánh khóe để qua mặt lực lượng chức năng.
Bên cạnh đó, cánh xe ôm cũng đầy “tiềm năng” như tay xe ôm người Lào nói tiếng Việt khá thuần thực chia sẻ, một lần vận chuyển hàng qua sông an toàn, anh bọc kín “hàng”, sau đó chất cùng những mặt hàng khác trên thuyền qua sông. Cách này rất khó bị phát hiện, nếu chẳng may bị lực lượng chức năng kiểm tra, anh sẽ ném đồ xuống sống để phi tang.
Vào những chỗ nước hiểm thì chấp nhận mất hàng, còn những chỗ nước nông, khi lực lượng chức năng đi khỏi, anh sẽ tìm cách vớt lên để giao cho khách thuê.
Trao đổi với PV , lãnh đạo đồn Biên phòng Lao Bảo cho biết, việc ngăn chặn các mặt hàng lậu, trong đó có “hàng nóng” từ Lào vào Việt Nam qua đường sông Sê Pôn gặp rất nhiều khó khăn, do lực lượng chức năng qua mỏng, mặt khác do địa hình ở khu vực biên giới này khá hiểm trở khó kiểm soát.
Tuy vậy, nhiều năm qua, lực lượng biên phòng cũng đã tổ chức bắt thành công nhiều đối tượng mua và vận chuyển loại hàng lậu, “hàng nóng” này từ Lào về Lao Bảo và đã kịp thời bàn giao cho lực lượng liên quan xử lý.
Dùng súng chống trả lực lượng chức năng
Trước đó, Đoàn Đặc nhiệm miền Trung, bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo phối hợp Công an tỉnh Savannakhet (Lào) đã bắt giữ ba đối tượng buôn bán, vận chuyển 10 bánh heroin (trọng lượng 3,5 kg) trên xe ô tô mang biển số 0900, từ Lào về Việt Nam. 3 đối tượng được xác định là Tua Pau Hạ, Thạo Văn và Kệt Xa May (đều mang quốc tịch Lào, cùng trú tỉnh Savannakhet). Trong lúc bị truy đuổi, những đối tượng này đã dùng súng bắn trả quyết liệt rồi chạy trốn vào rừng. Cơ quan điều tra đã thu giữ một khẩu súng K54 cùng 9 viên đạn.
Mời quý độc giả xem video:
Nguồn Youtube

Dự án đường nước sông Đà 2: Khó hủy thầu với TQ?

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia luật đánh giá, không thể hủy kết quả thầu dự án đường nước sông Đà 2 nếu không có căn cứ pháp luật...

Vụ việc, Công ty TNHH Sản xuất Ống gang dẻo Xinxing (địa chỉ: Lạc Dương Bắc, thành phố Vũ An, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) trúng thầu dự án cung cấp đường ống nước sông Đà 2 ( Dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông) đang khiến dư luận có nhiều luồng ý kiến khác nhau. 
Liệu trong trường hợp này, Vinaconex có thể hủy kết quả thầu với Xinxing hay không? Nếu hủy sẽ phải bồi thường thế nào?

Thâm nhập thế giới ngầm mua bán hàng “nóng” tại TP HCM

Việc mua bán hàng “nóng” như roi điện, súng điện... được bày bán trôi nổi với giá rẻ, khi vào tay kẻ xấu sẽ rất nguy hiểm.

“Hàng được nhập về tiêu thụ ở TP.HCM nhiều lắm, có ngày, điểm phân phối có thể bán cả trăm cây súng nhưng giờ công an đang vây bắt nên họ dè chừng...” - một tay buôn có "máu mặt” ở khu An Đông (quận 5) nói sau khi giới thiệu cho chúng tôi một thanh niên tên Toàn, có thâm niên mua bán hàng “nóng” hơn 2 năm nay.

Những tội danh được chuyển hình thức thụ án từ tù sang tiền

(Kiến Thức) - Từ 1/7/2016 tới, khi Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành thì hàng loạt tội danh được chuyển hình thức thụ án từ tù sang tiền.

Theo dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), hình phạt chính là tiền sẽ được mở rộng cho các tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng (đối với nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường). Tuy nhiên, nếu trong vòng sáu tháng, người phạm tội không đóng phạt, thì hình phạt tiền sẽ được chuyển thành hình phạt tù...

Mặc dù việc chuyển đổi hình phạt tù sang tiền còn gây nhiều tranh cãi nhưng từ 1/7/2016 tới, khi Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành thì hàng loạt tội danh được chuyển hình thức thụ án từ tù sang tiền.

Nhung toi danh duoc chuyen hinh thuc thu an tu tu sang tien
 Ảnh minh họa - Nguồn Internet.

1. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh  theo Khoản 1 Điều 135: hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó sẽ phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội theo Khoản 1 Điều 136: hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội sẽ phạt tiền từ 5 – 20 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

2. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Theo Khoản 1 Điều 138, hành vi vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% sẽ phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5 – 20 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

3. Tội làm nhục người khác

Theo Khoản 1 Điều 155, với hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác sẽ phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

4. Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới

Theo Khoản 1 Điều 165, vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm sẽ phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

5. Tội tổ chức tảo hôn

Theo Điều 183, tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm sẽ phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.

6. Tội quảng cáo gian dối

Theo Khoản 1 Điều 197, hành vi quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

7. Tội lập quỹ trái phép

Theo Khoản 1 Điều 205, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái quy định của pháp luật và đã sử dụng quỹ đó gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm sẽ phạt tiền từ 50 – 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

8. Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ

Theo Khoản 1 Điều 231, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ gây thiệt hại hoặc thất thoát tiền, hàng cứu trợ từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng sẽ phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.

9. Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông

Theo Khoản 1 Điều 281, đối tượng có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không mà có một trong các hành vi sau đây, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%:

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về duy tu, bảo dưỡng, quản lý để công trình giao thông không bảo đảm trạng thái an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông.

- Không khắc phục kịp thời đối với các công trình giao thông bị hư hỏng, đe dọa an toàn giao thông.

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp hướng dẫn, điều khiển giao thông, đặt biển hiệu, cọc tiêu, rào chắn ngăn ngừa tai nạn khi công trình giao thông đã bị hư hại chưa kịp hoặc đang tiến hành duy tu, sửa chữa.

- Không thường xuyên kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên đoạn đường đèo dốc nguy hiểm, đoạn đường có đá lở, đất sụt, nước ngập hoặc trên các đoạn đường có nguy cơ không bảo đảm an toàn giao thông.

- Không có biện pháp xử lý kịp thời và biện pháp ngăn ngừa tai nạn khi phát hiện hoặc được tin báo công trình giao thông thuộc thẩm quyền quản lý của mình bị hư hỏng.

- Không đặt hoặc đặt không đủ các tín hiệu phòng vệ theo quy định thi công, sửa chữa công trình giao thông.

- Không thu dọn, thanh thải các biển phòng vệ, rào chắn, phương tiện, các vật liệu khi thi công xong.

- Vi phạm khác về duy tu, bảo dưỡng, quản lý công trình giao thông.

Phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

>>>Xem thêm video: Phạt tù người dùng chất cấm cho heo - Nguồn VTC 16