Những tội danh được chuyển hình thức thụ án từ tù sang tiền

(Kiến Thức) - Từ 1/7/2016 tới, khi Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành thì hàng loạt tội danh được chuyển hình thức thụ án từ tù sang tiền.

Theo dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), hình phạt chính là tiền sẽ được mở rộng cho các tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng (đối với nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường). Tuy nhiên, nếu trong vòng sáu tháng, người phạm tội không đóng phạt, thì hình phạt tiền sẽ được chuyển thành hình phạt tù...
Mặc dù việc chuyển đổi hình phạt tù sang tiền còn gây nhiều tranh cãi nhưng từ 1/7/2016 tới, khi Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành thì hàng loạt tội danh được chuyển hình thức thụ án từ tù sang tiền.
Nhung toi danh duoc chuyen hinh thuc thu an tu tu sang tien
 Ảnh minh họa - Nguồn Internet.
1. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh  theo Khoản 1 Điều 135: hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó sẽ phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội theo Khoản 1 Điều 136: hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội sẽ phạt tiền từ 5 – 20 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
2. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Theo Khoản 1 Điều 138, hành vi vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% sẽ phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5 – 20 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
3. Tội làm nhục người khác
Theo Khoản 1 Điều 155, với hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác sẽ phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
4. Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới
Theo Khoản 1 Điều 165, vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm sẽ phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
5. Tội tổ chức tảo hôn
Theo Điều 183, tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm sẽ phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.
6. Tội quảng cáo gian dối
Theo Khoản 1 Điều 197, hành vi quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
7. Tội lập quỹ trái phép
Theo Khoản 1 Điều 205, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái quy định của pháp luật và đã sử dụng quỹ đó gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm sẽ phạt tiền từ 50 – 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
8. Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ
Theo Khoản 1 Điều 231, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ gây thiệt hại hoặc thất thoát tiền, hàng cứu trợ từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng sẽ phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.
9. Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông
Theo Khoản 1 Điều 281, đối tượng có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không mà có một trong các hành vi sau đây, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%:
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về duy tu, bảo dưỡng, quản lý để công trình giao thông không bảo đảm trạng thái an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông.
- Không khắc phục kịp thời đối với các công trình giao thông bị hư hỏng, đe dọa an toàn giao thông.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp hướng dẫn, điều khiển giao thông, đặt biển hiệu, cọc tiêu, rào chắn ngăn ngừa tai nạn khi công trình giao thông đã bị hư hại chưa kịp hoặc đang tiến hành duy tu, sửa chữa.
- Không thường xuyên kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên đoạn đường đèo dốc nguy hiểm, đoạn đường có đá lở, đất sụt, nước ngập hoặc trên các đoạn đường có nguy cơ không bảo đảm an toàn giao thông.
- Không có biện pháp xử lý kịp thời và biện pháp ngăn ngừa tai nạn khi phát hiện hoặc được tin báo công trình giao thông thuộc thẩm quyền quản lý của mình bị hư hỏng.
- Không đặt hoặc đặt không đủ các tín hiệu phòng vệ theo quy định thi công, sửa chữa công trình giao thông.
- Không thu dọn, thanh thải các biển phòng vệ, rào chắn, phương tiện, các vật liệu khi thi công xong.
- Vi phạm khác về duy tu, bảo dưỡng, quản lý công trình giao thông.
Phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
>>>Xem thêm video: Phạt tù người dùng chất cấm cho heo - Nguồn VTC 16

Những vụ tai nạn giao thông thảm khốc tuần qua (20/3 - 26/3/2016)

(Kiến Thức) - Xe tải bị tụt dốc, 15 người bị thương vong; taxi lao xuống biển Vũng Tàu, hành khách tử vong,... là những vụ tai nạn giao thông thảm khốc tuần qua.

Nhung vu tai nan giao thong tham khoc tuan qua (20/3 - 26/3/2016)
1. Bị nhiều xe trọng tải lớn cán qua người, người đàn ông tử vong tại chỗ
Khoảng 5h30 ngày 20/3, tại Km 743+250 đoạn qua khu phố 1, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, xe tải BKS 74K 9558 do tài xế Lê Phước Phong (SN 1995, trú tại Vĩnh Linh, Quảng Trị) điều khiển bất ngờ tông vào ông Phạm Hùng (SN 1956, trú tại thị trấn Gio Linh). Cú tông mạnh làm ông Hùng bị văng sang làn đường bên kia đường. Bước đầu cơ quan chức năng xác định, khi ông Hùng bị tông hất văng sang làn đường bên kia thì bị khoảng 3-5 chiếc xe trọng tải lớn đi ngược chiều cán lên người khiến thân thể bị biến dạng. 
Nhung vu tai nan giao thong tham khoc tuan qua (20/3 - 26/3/2016)-Hinh-2
2. Xe tải bị tụt dốc: 1 người chết, 14 người bị thương
Khoảng 6h30 sáng 20/3, xe tải do anh Hoàng Văn Sơn (trú tại xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành) điều khiển chở 27 người (gồm 24 nữ và 3 nam) đi chặt mía thuê tại huyện. Đến đồi mía thuộc thôn Thống Nhất (xã Thạch Tượng), anh Sơn dừng xe, ra hiệu cho mọi người trên xe xuống để vào chặt mía thì bất ngờ chiếc xe bị tụt dốc. Người trên xe vội nhảy khỏi thùng xe nhưng nhiều người bị xe tải cán. Hậu quả, bà Hà Thị Đình (trú tại xã Thạch Quảng) tử vong tại chỗ; 14 người cùng huyện Thạch Thành bị thương nặng. 

Người dân bất an khi Trung Quốc trúng thầu đường nước Sông Đà

(Kiến Thức) - Liên quan đến việc nhà thầu Trung Quốc trúng thầu đường nước Sông Đà, đa phần người dân đều tỏ ra lo lắng, thậm chí phản đối việc chọn nhà thầu Trung Quốc.

Liên quan đến việc nhà thầu Trung Quốc trúng thầu đường nước Sông Đà, đa phần người dân đều tỏ ra lo lắng, thậm chí phản đối việc chọn nhà thầu là Công ty TNHH Sản xuất ống gang dẻo Xinxing (Trung Quốc) cho dự án xây dựng đường ống nước sạch sông Đà số 2. Bởi theo người dân, nhìn từ thực trạng đường ống nước sạch sông Đà số 1, cũng có nguồn gốc từ nhà thầu Trung Quốc đã vỡ đến 17 lần, khiến đời sống của hàng chục nghìn người dân bị ảnh hưởng không nhỏ.
Nguoi dan bat an khi Trung Quoc trung thau duong nuoc Song Da
Đường ống nước sạch sông Đà số 1, cũng có nguồn gốc từ nhà thầu Trung Quốc đã vỡ đến 17 lần.
Vỡ 17 lần, người dân đã quá khổ rồi...
Chia sẻ với báo Kiến Thức, chị Hoàng Linh cho biết: “Tôi thấy lo lắng khi nhà thầu Trung Quốc phụ trách dự án này. Bây giờ thực phẩm đã nhiễm độc, thịt lợn tồn dư thuốc ngủ, chất tạo nạc gây ung thư, không khí ô nhiễm. Nhiều trong số đó có dấu ấn của các sản phẩm xuất phát từ Trung Quốc. Chất lượng nước dùng ăn uống là quan trọng, có thể không thấy ngay hậu quả nhưng nhiều năm sau mới thấy được, lúc đó, chúng ta sẽ xử trí ra sao? Điều lo lắng này không phải không có cơ sở.”
Đồng quan điểm với chị Linh, cô Sim ở Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) nêu ý kiến: “Sống ở thủ đô, tôi cảm thấy vui mừng vì sắp có đường ống nước sạch mới nhưng nghe tin nhà thầu Trung Quốc thi công thì niềm vui vụt tắt. Mặc dù không phải bất cứ đồ Trung Quốc nào cũng không đảm bảo hoặc nguy hiểm, nhưng trong sự việc này, tôi không khỏi thấy phân vân. Nếu nhà thầu Trung Quốc phụ trách đường ống sông Đà số 2, liệu họ có cung cấp những sản phẩm chất lượng, đảm bảo hay không? Lấy gì để người dân tin tưởng vào dự án này, hay đơn giản chỉ vì chọn nhà thầu Trung Quốc vì rẻ?”.
"Của rẻ là của ôi"
Một bạn đọc khác đặt vấn đề: “Việt Nam đã sản xuất được ống gang dẻo, phụ kiện gang dẻo, van gang dẻo phục vụ ngành cấp và thoát nước. Tại sao không sử dụng hàng Việt Nam...? Hãy để các doanh nghiệp trong nước làm, khuyến khích sản xuất trong nước, còn nếu trong nước không làm được thì nên nhập hàng của Nhật, Hàn...có thể giá thành cao hơn. Xây dựng đường ống nước mà cũng cần nhà thầu nước ngoài, vậy khẩu hiệu hô hào "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam để làm gì? Chúng ta đào tạo hàng ngàn Kỹ sư, Kiến trúc sư… để làm gì? Nếu kêu gọi nhà thầu trong nước, tôi thấy các công ty Việt Nam dư sức làm được”.
Trong khi đó, theo chị Hồng Nhung (Mễ Trì hạ, Từ Liêm, Hà Nội): “Nhà thầu Trung Quốc đã có “tiền lệ” về chậm tiến độ, đội vốn… Trong hầu hết các gói thầu, các nhà thầu Trung Quốc thường chiến thắng nhờ giá thầu thấp, tuy nhiên việc triển khai không đúng tiến độ hoặc với chất lượng không tốt dẫn đến việc phát sinh thêm chi phí, khi đó giá thành thực hiện gói thầu sẽ không còn giống như giá thầu. Từ vụ nhà máy luyện thép, xi măng cho đến vụ đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, sao chúng ta cứ lấy tiêu chí giá rẻ nhỉ? Tiền nào của ấy thôi, cái gì giá rẻ thì chất lượng cũng “rẻ”. Các cụ nhà ta bảo rồi, “của rẻ là của ôi”.
Cũng như chị Nhung, chị Mai (Mỹ Đình, Hà Nội) quan ngại: “Chẳng biết có tiết kiệm được vài trăm tỉ thật hay không hay vốn cứ đội dần lên gấp đôi, gấp ba. Cứ nhìn dự án đường sắt trên cao của Hà Nội sẽ rõ: giá rẻ + chậm tiến độ + chất lượng kém + điều kiện khách quan = vượt dự toán khủng. Hơn thế nữa, đây không phải chỉ là tiền mà là sức khoẻ của biết bao thế hệ. Chất liệu đường ống có cơ quan nào giám sát hay kiểm định không? Hay đến một ngày nào đó lại thông báo với dân đường ống có chứa chất gây ung thư hay suy thận...”.
“Tôi sẵn sàng góp 100.000 và mỗi người dân Hà Nội cùng góp mỗi người 100.000 để được dùng ống nước từ Châu Âu, thuê các công ty từ Châu Âu về thi công và tư vấn giám sát. Bởi Châu Âu họ rất chú trọng đến sức khỏe xã hội chứ chưa nói tới chất lượng, kể cả các con đường hay các công trình sau này. Dân chúng tôi sẵn lòng đóng góp để được chất lượng tốt, không ảnh hưởng tới sức khỏe. Không biết có tiết kiệm được 600 tỷ như đã nói hay không nhưng dám chắc một điều, sức khỏe dân Hà Nội sẽ bị đe dọa.” – Một độc giả bày tỏ quan điểm cá nhân.
Không phản đối nhưng anh Đức Chính ở Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng: “Không nên giữ quan niệm cứ nhà thầu Trung Quốc là chất lượng kém. Tuy nhiên, nhà thầu Trung Quốc cần phải chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, nguồn nước đảm bảo về lâu về dài chứ không phải không phải một, hai năm bảo hành cho xong rồi sau thời gian đó, đến khi xảy ra chuyện lại phủi tay.”.
>>> Xem thêm video: Bộ trưởng Đinh La Thăng cảnh cáo tổng thầu Trung Quốc vì vụ sập giàn giáo - Nguồn VTV1