The CrownX của Masan dự tính IPO trên sàn chứng khoán quốc tế vào 2023 - 2024

(Vietnamdaily) - Masan là Tập đoàn tiêu dùng – Bán lẻ hàng đầu cả nước. Tập đoàn đã và đang đẩy nhanh công cuộc tái định nghĩa ngành bán lẻ nhu yếu phẩm với chiến lược Point of Life nhờ số hóa hệ sinh thái nhằm gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng thông qua nền tảng bán lẻ - tiêu dùng độc đáo The CrownX.

Số hóa nền tảng tiêu dùng bán lẻ

The CrownX sở hữu hai công ty tiêu dùng và bán lẻ hàng đầu cả nước là Masan Consumer Holdings (MCH) và WinCommerce (WCM). Masan đã hoàn tất huy động vốn tại The CrownX và sẽ tập trung tăng tốc mở rộng nền tảng Point of Life tích hợp offline và online trên toàn quốc.

Tập đoàn bắt đầu quá trình này bằng cách hợp tác với Lazada để thúc đẩy nhu yếu phẩm trở thành mặt hàng được mua sắm với tần suất hàng ngày trên kênh online. Đây chính là chương đầu tiên trong chiến lược thiết lập nền tảng Point-of-Life đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng trên một nền tảng xuyên suốt từ trực tiếp đến trực tuyến.

Song song với việc bắt tay cùng “người khổng lồ” thương mại điện tử quốc tế, Masan cũng chủ động số hóa hệ sinh thái tiêu dùng của mình khi mua lại Mobicast, doanh nghiệp sở hữu mạng di động Reddi vào tháng 9/2021. Dù còn non trẻ nhưng mạng Reddi lại sở hữu tiềm năng lớn khi tận dụng được nền tảng “khủng” của hệ sinh thái Masan. Khách hàng của Reddi có thể sử dụng các gói dữ liệu thiết yếu miễn phí nhờ ưu đãi hoàn tiền khi mua sắm trên toàn hệ sinh thái của Masan. Ngoài ra, khi kết hợp với cơ sở dữ liệu khách hàng của Reddi, Masan sẽ xây dựng nền tảng tích hợp xuyên suốt để mang đến giá trị vượt trội cho người tiêu dùng.

Đại diện của Masan cho biết: “Trong năm 2022, Masan sẽ số hóa nền tảng từ sản xuất, hậu cần cho đến phân phối để phục vụ 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam trong năm 2022. Chiến lược này không chỉ giúp tối ưu 10% chi phí hoạt động, mà còn vận dụng hiệu quả công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (machine learning) để nâng cao hiểu biết về khách hàng nhằm phục vụ các sản phẩm dịch vụ tốt nhất. Đại diên Masan chia sẻ".

Tập đoàn đặt mục tiêu sẽ IPO The CrownX trên sàn chứng khoán quốc tế vào năm 2023 – 2024 với 3 mục tiêu chủ chốt, gồm: Tăng thị phần trong chi tiêu tiêu dùng bằng cách mở rộng hệ thống, số hóa toàn bộ nền tảng để trở thành công ty tiêu dùng công nghệ, đạt biên lợi nhuận hai chữ số". Đồng thời, nhà bán lẻ này cũng chính thức triển khai nhượng quyền WinMart+ sau khi đã tìm ra “công thức thành công” cho chuỗi cửa hàng này.

The CrownX cua Masan du tinh IPO tren san chung khoan quoc te vao 2023 - 2024
 Khách hàng ưa chuộng mặt hàng tươi sống trong cửa hàng WinMart+

Công thức thành công cho chuỗi cửa hàng WinMart+

Tháng 5/2021, Masan công bố mua lại 20% Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage. Sau thỏa thuận này, Phúc Long thể hiện sức mạnh cộng hưởng mạnh mẽ khi tích hợp mô hình Kiosk vào WinMart+. Chỉ trong gần 1 năm hợp tác với Masan, Phúc Long có thêm 624 kiosk tích hợp bên trong các siêu thị WinMart; nâng tổng số cửa hàng lớn và kiosk lên con số 721 cửa hàng – đứng đầu về số lượng tại Việt Nam trong mảng F&B. Dự kiến, trong năm 2022, doanh thu Phúc Long sẽ đạt từ 2.500 nghìn đến 3.000 nghìn tỷ đồng, nhờ mở rộng mạng lưới cửa hàng riêng và kiosk trong hệ thống siêu thị WinMart cũng như việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm trà và cà phê.

Sau khi mua lại Phúc Long, Masan đã bắt đầu  tích hợp dịch vụ ngân hàng của Techcombank, đồ uống của Phúc Long, mạng di động Reddi và thực phẩm chức năng vào WinMart+, tạo ra mô hình mini-mall từ giữa năm 2021. Mô hình này đạt được kết quả kinh doanh hết sức khả quan: giúp tăng 30% lưu lượng khách hàng đồng thời giúp mỗi điểm bán giảm 44% mức doanh thu cần thiết để đạt điểm hòa vốn.

Kết thúc năm 2021, TCX đạt doanh thu 58.000 tỷ đồng, đóng góp hơn 65% doanh thu thuần hợp nhất của Masan năm 2021. Đây là tín hiệu tích cực cho đà tăng trưởng trong năm tài chính 2022 của TCX. Cụ thể, WinCommerce ghi nhận doanh thu thuần 30.900 tỉ đồng năm 2021, giảm 0,3% so với năm 2020 trong bối cảnh số lượng điểm bán hàng giảm 668 địa điểm do quá trình tinh gọn mạng lưới năm 2020. Masan Consumer Holdings có doanh thu thuần năm 2021 đạt 28.764 tỉ đồng, mức tăng trưởng là 20%.

Kế hoạch 5 năm tới của Masan là xây dựng một mô hình hiệu quả để phục vụ 30-50 triệu khách hàng, giúp người tiêu dùng tiết kiệm từ 5-10% chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ thiết yếu. Masan tin rằng yếu tố thay đổi cuộc chơi trong thời gian tới sẽ là cung cấp các giải pháp Fin-Tech bằng cách tận dụng cơ sở khách hàng thân thiết, trong đó mạng di động Reddi là nền tảng cốt lõi. Hiện nay, các giải pháp Fin-Tech như “mua trước trả sau” vẫn chưa đáp ứng đúng mức và đầy đủ cho đông đảo người tiêu dùng.

Masan đặt mục tiêu lãi tối thiểu 5.000 tỷ, cổ tức năm 2020 tỷ lệ 45%

(Vietnamdaily) - Năm 2021, Masan Consumer lên kế hoạch lãi ròng tối thiểu 5.000 tỷ đồng, tăng 11-22% so năm 2020.

Theo tài liệu công bố, CTCP Hàng tiêu dùng Masan (UPCoM: MCH) sẽ trình cổ đông kế hoạch năm 2021 với doanh thu thuần từ 27.000 - 30.500 tỷ đồng, tăng tối đa 31% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông công ty trong khoảng 5.000 - 5.500 tỷ đồng, tăng tối đa 22%.

Masan dat muc tieu lai toi thieu 5.000 ty, co tuc nam 2020 ty le 45%
 Kế hoạch kinh doanh năm 2021 của Masan Consumer

HĐQT cũng trình cổ đông thông qua việc tạm ứng cổ tức năm 2021 và uỷ quyền cho HĐQT tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh, kế hoạch kinh doanh và đảm bảo tối ưu hoá dòng tiền để tạm ứng cổ tức cho cổ đông.

Trong năm 2020, Masan Consumer thực hiện được 23.343 tỷ doanh thu thuần và 4.520 tỷ lợi nhuận sau thuế. Công ty quyết định chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 45% cho cổ đông và được chia thành nhiều đợt.

HĐQT dự kiến trình cổ đông kế hoạch thù lao cho các thành viên HĐQT năm 2021 là 0 đồng nhưng năm 2021 sẽ không quá 2 tỷ đồng.

Masan Consumer tiếp tục trình cổ đông kế hoạch phát hành tối đa 1% cổ phần ESOP với giá 70.000 đồng/cp trong năm 2021 hoặc 4 tháng đầu năm 2022.

Masan dat muc tieu lai toi thieu 5.000 ty, co tuc nam 2020 ty le 45%-Hinh-2
 

Về tình hình kinh doanh năm 2020, tỷ suất lợi nhuận gộp của Masan Consumer là 42,5 %, thấp hơn so với mức 43% năm 2019, do biên lợi nhuận của các sản phẩm ngành hóa mỹ phẩm thấp.

Lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho cổ đông Công ty năm 2020 đạt 4.598 tỷ đồng, tăng 14,2% so với 4.026 tỷ đồng năm 2019, nhờ doanh thu thuần tăng và tối ưu hóa chi phí vận chuyển, bán hàng, tiếp thị.

Masan Consumer dự kiến năm 2021 sẽ đạt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhờ tiếp tục chiến lược cao cấp hóa các ngành hàng chính và sự gia tăng đáng kể cơ hội của các ngành hàng trụ cột mới.

Dự đoán giá nguyên liệu đầu vào chủ chốt của Masan trong năm 2021 sẽ tăng cao. Do đó, sẽ tác động xấu dẫn đến biên lợi nhuận giảm trong những ngành kinh doanh của Masan. Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và khả năng mất giá của tiền đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ có thể khiến cho việc nhập khẩu hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn, từ đó đẩy mặt bằng giá cả hàng hóa và dịch vụ lên cao.

Dự kiến năm 2021, ngành nước tăng lực của công ty sẽ đạt 5.000 tỷ doanh thu, đóng góp vào mục tiêu 7.000 tỷ doanh thu từ đồ uống của Masan.

Masan chi hơn 1.121 tỷ tạm ứng cổ tức đợt 1 cho cổ đông

(Vietnamdaily) - CTCP Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) vừa công bố quyết định tạm ứng cổ tức đợt 1/2021 tỷ lệ 9,5% bằng tiền mặt.

Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng là 2/7 và Masan sẽ thanh toán cổ tức đợt 1/2021 cho cổ đông vào ngày 16/7.

Nguồn để chi trả cổ tức đợt 1/2021 là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/3/2021 căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2021.

Đề nghị truy tố cựu phó bí thư TP HCM Tất Thành Cang vụ Công ty Tân Thuận

Cơ quan điều tra đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, tiếp tục đề nghị truy tố ông Tất Thành Cangvà đồng phạm trong vụ sai phạm xảy ra tại Công ty Tân Thuận.

Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ sai phạm gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận do Trần Công Thiện (sinh năm 1965, cựu tổng giám đốc) và đồng phạm thực hiện.

Đề nghị truy tố 10 bị can