Đường dây nóng liên Triều: Ba cuộc gọi chỉ trong 24 giờ

Đây có thể xem là dấu mốc lịch sử giữa Hàn quốc-Triều Tiên khi lần đầu tiên đường dây nóng liên Triều khi cả hai bên đều chủ động hạ nhiệt căng thẳng.

3 lần trong 24 giờ
Cận cảnh một đường dây nóng tại một căn phòng ở Bàn Môn Điếm về phía Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap.
Cận cảnh một đường dây nóng tại một căn phòng ở Bàn Môn Điếm về phía Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap. 
Vào lúc 3 giờ 30 phút chiều ngày 3.1.2018, điện thoại đổ chuông tại một căn phòng nơi đặt đường dây nóng liên Triều ở làng đình chiến ngăn cách Triều Tiên và Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên từ tháng 2.2016, Triều Tiên gọi điện cho Hàn Quốc. Và phía Hàn Quốc đã trả lời.
Trong cuộc điện đàm 20 phút, không rõ hai bên đã nói chuyện gì với nhau. Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc nói rằng hai bên “trao đổi và kiểm tra các vấn đề liên lạc”.
Để gọi điện, người dùng sẽ sử dụng điện thoại màu xanh lá, dán chữ “miền Bắc” (Triều Tiên). Để nhận điện thoại, họ sẽ dùng một điện thoại màu đỏ. Phía trên màn hình máy tính là dòng chữ “Đường dây liên lạc trực tiếp Bắc-Nam”. Hai chiếc đồng hồ đặt cạnh cho thấy giờ hiện hành ở mỗi quốc gia.
Sau khi cuộc nói chuyện đầu tiên kết thúc, các quan chức từ Bộ Thống nhất Hàn Quốc vẫn đứng đó. Họ biết rằng người Triều Tiên sẽ còn gọi lại. Sau đó 2 tiếng, khi màn đêm dần phủ bóng xuống làng Panmujom, người Triều Tiên lại tiếp tục gọi. Người Triều Tiên nói rằng “đây có thể xem là một dấu mốc lịch sử”.
Sáng hôm sau, phía Triều Tiên lại gọi sang Hàn Quốc lúc 9 giờ 30 phút sáng. Lần này, cả hai đều kiểm tra đường dây liên lạc. Hàn Quốc hỏi phía Triều Tiên có tin tức gì không. Triều Tiên đáp: “Không, chúng tôi sẽ thông báo nếu có tình hình mới”. Cuộc điện thoại kết thúc. Trong vòng chưa đầy 24 giờ đồng hồ, Triều Tiên gọi cho Hàn Quốc 3 lần.
Sự bắt đầu mới?
Hình ảnh binh sĩ Hàn Quốc tại Bàn Môn Điếm nhìn từ phía Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap.
Hình ảnh binh sĩ Hàn Quốc tại Bàn Môn Điếm nhìn từ phía Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap. 
Vài giờ trước cuộc gọi đầu tiên, truyền thông Triều Tiên thông báo rằng lãnh đạo Kim Jong-un đã cho phép mở lại đường dây nóng nối giữa hai quốc gia. Động thái này được cho là cần thiết để “xuống thang căng thẳng”, nhất là khi Triều Tiên có ý định cử vận động viên tham gia thế vận hội mùa đông ở Hàn Quốc sắp tới.
Thông tin này được xem là sự bất ngờ lớn với Hàn Quốc, nước thường xuyên kêu gọi Triều Tiên nối lại đường dây liên lạc. Kể từ khi đường dây bị cắt từ tháng 2.2016, cứ đều đặn vào 9 giờ sáng và 4 giờ chiều, Hàn Quốc lại gọi sang Triều Tiên. Dĩ nhiên, không có ai nghe máy. Họ vẫn dùng chính chiếc điện thoại ngày xưa để thực hiện cuộc gọi lịch sử hôm 3.1.
“Việc nối lại đường dây nóng có ý nghĩa rất lớn”, Yoon Young-chan, thư ký báo chí văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, nói. Ông nói rằng rất hy vọng sự liên lạc giữa hai miền “sẽ diễn ra thường xuyên”.
Làng hòa bình và chiến tranh
Quan cảnh lễ ký hiệp ước ngừng bắn diễn ra tại Bàn Môn Điếm giữa Mỹ và Triều Tiên trong năm 1953. Ảnh: Wiki
 Quan cảnh lễ ký hiệp ước ngừng bắn diễn ra tại Bàn Môn Điếm giữa Mỹ và Triều Tiên trong năm 1953. Ảnh: Wiki
Hai đầu của đường dây nóng được đặt ở làng Panmunjom tại khu phi quân sự DMZ giữa hai quốc gia. Địa điểm chính xác đặt 2 máy điện thoại này vẫn là bí ẩn. CNN cho rằng rất có thể, chúng chỉ đặt cách nhau vài trăm thước.
Ngôi làng này có 33 đường dây liên lạc giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, theo thông tin Seoul cung cấp. Bất chấp sự hiện diện quân sự, làng Panmunjom vẫn được gọi là làng hòa bình. Hai bên kí thỏa thuận ngừng bắn năm 1953, tạm chấm dứt 3 năm nội chiến ở bán đảo Triều Tiên.
Dù vậy, liệu ngôi làng này có thể viết nên lịch sử với đường dây nóng được nối lại giữa hai miền hay không, vẫn là một dấu hỏi lớn. Bộ Thống nhất Hàn Quốc cũng không thể biết được liệu tương lai hai nước có gọi điện tiếp cho nhau.

Loạt “ảnh nóng” khiến nữ thứ trưởng trẻ đẹp Ukraine mất chức

Nữ thứ trưởng Anastasia Deeva bị nội các Ukraine sa thải tuần trước, sau hơn một năm mỹ nhân này khuynh đảo chính trường Ukraine với bê bối ảnh nóng.

Nguyên nhân khiến Anatasia Deeva mất chức nữ thứ trưởng Ukraine được cho là do cô quá say mê chụp ảnh nóng và tung lên các trang mạng xã hội, khiến dư luận dậy sóng.
Nguyên nhân khiến Anatasia Deeva mất chức nữ thứ trưởng Ukraine được cho là do cô quá say mê chụp ảnh nóng và tung lên các trang mạng xã hội, khiến dư luận dậy sóng. 

Nơi vui chơi của tầng lớp thượng lưu Triều Tiên giữa lòng Bình Nhưỡng

Được mệnh danh là "Disneyland" giữa lòng bình nhưỡng, công viên nước Munsu của Triều Tiên được cho là chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu, quý tộc ở Bình Nhưỡng.

Công viên nước Munsu được cho là được đích thân nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ra lệnh xây dựng.
Công viên nước Munsu được cho là được đích thân nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ra lệnh xây dựng. 

Chiến tranh Triều Tiên 2.0 biến Hàn Quốc thành “sa mạc”?

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, Chiến tranh Triều Tiên 2.0 sẽ biến Hàn Quốc thành "sa mạc" và các quốc gia can dự khác sẽ phải hứng chịu cơn mưa "tên lửa đạn đạo".

Về nguy cơ xảy ra Chiến tranh Triều Tiên 2.0, Giáo sư Georgy Toloraya – một nhà ngoại giao Nga và là chuyên gia nghiên cứu châu Á - nói với RT.com rằng nếu tình hình hiện nay ở Đông Á không được giải quyết, một số quốc gia sẽ "sống dưới sự đe dọa của một vụ phun trào núi lửa hạt nhân".