Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

“Dựng tóc gáy” với loạt bí ẩn trong rừng già Amazon

01/03/2017 00:03

Khu rừng già Amazon rộng lớn luôn ẩn chứa những điều bí ẩn chưa được khám phá, khiến chuyến đi vào rừng đầy rẫy hiểm nguy.

Theo PV/Khoahoc.tv
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
1. Thằn lằn Jesus Đây là loài thằn lằn phổ biến ở Trung và Nam Mỹ, nhất là trong khu rừng Amazon rộng lớn. Chúng sinh sống trong các hốc cây để hâm nóng nhiệt độ cơ thể. Khi giật mình bởi kẻ thù, những con thằn lằn này thường nhảy xuống suối hoặc dòng sông để tẩu thoát. Chúng chạy rất nhanh, có thể đạt được tốc độ từ 15 đến 16 dặm một giờ. Nếu như chúng có kích thước lớn như con người thì vận tốc đó sẽ là 800 dặm một giờ. Vì sự nhanh nhẹn trên, chúng có thể chạy trên mặt nước như bay.
1. Thằn lằn Jesus
Đây là loài thằn lằn phổ biến ở Trung và Nam Mỹ, nhất là trong khu rừng Amazon rộng lớn. Chúng sinh sống trong các hốc cây để hâm nóng nhiệt độ cơ thể. Khi giật mình bởi kẻ thù, những con thằn lằn này thường nhảy xuống suối hoặc dòng sông để tẩu thoát. Chúng chạy rất nhanh, có thể đạt được tốc độ từ 15 đến 16 dặm một giờ. Nếu như chúng có kích thước lớn như con người thì vận tốc đó sẽ là 800 dặm một giờ. Vì sự nhanh nhẹn trên, chúng có thể chạy trên mặt nước như bay.
2. Bóng tối Ở những nơi rậm rạp nhất Amazon, tán rừng rất dày và che mất 99% ánh sáng mặt trời, khiến mặt đất tối đen và trở thành nơi sinh sống của các động thực vật độc đáo. Đồng thời, với hiện tượng này, Amazon và các khu rừng nhiệt đới khác giúp điều hòa nhiệt độ của trái đất.
2. Bóng tối
Ở những nơi rậm rạp nhất Amazon, tán rừng rất dày và che mất 99% ánh sáng mặt trời, khiến mặt đất tối đen và trở thành nơi sinh sống của các động thực vật độc đáo. Đồng thời, với hiện tượng này, Amazon và các khu rừng nhiệt đới khác giúp điều hòa nhiệt độ của trái đất.
3. Diện tích Amazon tương đương châu Úc Nhìn trên bản đồ, bạn sẽ thấy độ rộng lớn tới khó tin của Amazon. Với diện tích 5,5 triệu km2, rừng Amazon bằng nửa tổng lãnh thổ của Liên bang Mỹ (gồm cả Alaska và Hawaii) và gần bằng diện tích của Australia (7,7 triệu km2).
3. Diện tích Amazon tương đương châu Úc
Nhìn trên bản đồ, bạn sẽ thấy độ rộng lớn tới khó tin của Amazon. Với diện tích 5,5 triệu km2, rừng Amazon bằng nửa tổng lãnh thổ của Liên bang Mỹ (gồm cả Alaska và Hawaii) và gần bằng diện tích của Australia (7,7 triệu km2).
4. Cây Sandbox Đây là loại cây trong rừng nhiệt đới Nam, Bắc Mỹ và rừng Amazon. Người dân chài dùng cây sandbox để đầu độc cá trên sông. Còn những người thợ săn ở Caribbe thì tẩm chất độc lên đầu mũi tên. Quả của cây sẽ nổ tung khi chín để phát tán hạt trong khoảng cách tới 45m nên loại cây này còn có tên gọi khác là cây thuốc nổ.
4. Cây Sandbox
Đây là loại cây trong rừng nhiệt đới Nam, Bắc Mỹ và rừng Amazon. Người dân chài dùng cây sandbox để đầu độc cá trên sông. Còn những người thợ săn ở Caribbe thì tẩm chất độc lên đầu mũi tên. Quả của cây sẽ nổ tung khi chín để phát tán hạt trong khoảng cách tới 45m nên loại cây này còn có tên gọi khác là cây thuốc nổ.
5. Ếch thủy tinh Ếch thủy tinh (glass frog) thuộc họ lưỡng cư Centrolenidae, có tên khoa học là Hyalinobatrachium valerioi. Kích thước của ếch thủy tinh không lớn, chúng thường dài từ 3 đến 7,5 cm. Chúng chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Hiện giới khoa học chưa biết loài ếch này ăn gì, nhưng họ cho rằng chúng có thể ăn côn trùng nhỏ. Lớp da dưới bụng của loài ếch này khá trong nên có thể nhìn thấy tim, gan, đường tiêu hóa của chúng.
5. Ếch thủy tinh
Ếch thủy tinh (glass frog) thuộc họ lưỡng cư Centrolenidae, có tên khoa học là Hyalinobatrachium valerioi. Kích thước của ếch thủy tinh không lớn, chúng thường dài từ 3 đến 7,5 cm. Chúng chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Hiện giới khoa học chưa biết loài ếch này ăn gì, nhưng họ cho rằng chúng có thể ăn côn trùng nhỏ. Lớp da dưới bụng của loài ếch này khá trong nên có thể nhìn thấy tim, gan, đường tiêu hóa của chúng.
6. Ếch phi tiêu độc Loài ếch này được mệnh danh là "sát thủ sắc màu" - tên gọi được bắt nguồn từ việc thổ dân da đỏ vùng Trung – Nam Mỹ lấy chất độc của chúng tẩm vào đầu cái mũi phi tiêu và phục vụ cho quá trình săn bắn. Màu sắc và sự phô trương của loài ếch phi tiêu độc này chính là một cách tuyên bố ngầm với kẻ thù về một chiến thuật tự bảo vệ và chiến đấu được gọi tên: xua đuổi bằng sắc màu.
6. Ếch phi tiêu độc
Loài ếch này được mệnh danh là "sát thủ sắc màu" - tên gọi được bắt nguồn từ việc thổ dân da đỏ vùng Trung – Nam Mỹ lấy chất độc của chúng tẩm vào đầu cái mũi phi tiêu và phục vụ cho quá trình săn bắn. Màu sắc và sự phô trương của loài ếch phi tiêu độc này chính là một cách tuyên bố ngầm với kẻ thù về một chiến thuật tự bảo vệ và chiến đấu được gọi tên: xua đuổi bằng sắc màu.
7. Cá candiru Đây có lẽ là loài động vật nước ngọt đáng sợ nhất, dù kích thước của nó khá bé nhỏ. Về bản chất, candiru thuộc vào họ cá da trơn nhưng chúng luôn sống bằng cách ăn thịt những con cá lớn hơn ở Amazon. Chúng cũng rất hiếu chiến và sẵn sàng cắn người nếu tình cờ đụng độ.
7. Cá candiru
Đây có lẽ là loài động vật nước ngọt đáng sợ nhất, dù kích thước của nó khá bé nhỏ. Về bản chất, candiru thuộc vào họ cá da trơn nhưng chúng luôn sống bằng cách ăn thịt những con cá lớn hơn ở Amazon. Chúng cũng rất hiếu chiến và sẵn sàng cắn người nếu tình cờ đụng độ.
8. Vùng trũng Bodele Các nhà khoa học vừa phát hiện ra mối liên hệ lạ thường giữa sa mạc lớn nhất thế giới (Sahara) và khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới (Amazon) nhờ vào vùng trũng Bodele. Theo đó, gió thổi qua Đại Tây Dương đem bụi đất từ vùng trũng Bodele, một sa mạc ở Cộng hòa Chad, tới Amazon khiến khu rừng trở nên màu mỡ. Nếu không có sa mạc này, Amazon không tồn tại.
8. Vùng trũng Bodele
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra mối liên hệ lạ thường giữa sa mạc lớn nhất thế giới (Sahara) và khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới (Amazon) nhờ vào vùng trũng Bodele. Theo đó, gió thổi qua Đại Tây Dương đem bụi đất từ vùng trũng Bodele, một sa mạc ở Cộng hòa Chad, tới Amazon khiến khu rừng trở nên màu mỡ. Nếu không có sa mạc này, Amazon không tồn tại.
9. Lươn điện Thực ra đây là một giống cá Knife, nhưng chúng có vẻ ngoài và cách bơi giống lươn. Theo các nhà sinh vật học, nhờ một hệ thống nội tạng đặc biệt, lươn điện có thể phát ra dòng điện mạnh hơn 500 volt, đủ để gây chết người. Chúng chủ yếu săn động vật không xương sống, dù một số con lớn có thể ăn cả cá và động vật có vú nhỏ. Lươn điện chỉ tấn công người nếu bị quấy rối.
9. Lươn điện
Thực ra đây là một giống cá Knife, nhưng chúng có vẻ ngoài và cách bơi giống lươn. Theo các nhà sinh vật học, nhờ một hệ thống nội tạng đặc biệt, lươn điện có thể phát ra dòng điện mạnh hơn 500 volt, đủ để gây chết người. Chúng chủ yếu săn động vật không xương sống, dù một số con lớn có thể ăn cả cá và động vật có vú nhỏ. Lươn điện chỉ tấn công người nếu bị quấy rối.
10. Thực vật bí ẩn Một kilômét vuông đất rừng mưa Amazon có thể chứa khoảng 90.790 tấn thực vật còn sinh tồn. Vì thế, người ta thống kê được còn khoảng 99% loài thực vật trong khu rừng này chưa được các nhà khoa học nghiên cứu.
10. Thực vật bí ẩn
Một kilômét vuông đất rừng mưa Amazon có thể chứa khoảng 90.790 tấn thực vật còn sinh tồn. Vì thế, người ta thống kê được còn khoảng 99% loài thực vật trong khu rừng này chưa được các nhà khoa học nghiên cứu.
11. Bộ lạc tách biệt với văn minh thế giới Người ta đã phát hiện bộ lạc này sống tại Thung lũng Javari gần biên giới với Peru. Bộ lạc mới được phát hiện có thể thuộc cộng đồng ngôn ngữ Pano, hiện đang sống tại khu vực này. Thung lũng Javari được xem là có “mật độ tập trung các nhóm bộ lạc biệt lập cao nhất trong vùng rừng Amazon và thế giới” và có thể là nơi sinh sống của khoảng 2.000 người bản địa từ ít nhất 14 bộ lạc.
11. Bộ lạc tách biệt với văn minh thế giới
Người ta đã phát hiện bộ lạc này sống tại Thung lũng Javari gần biên giới với Peru. Bộ lạc mới được phát hiện có thể thuộc cộng đồng ngôn ngữ Pano, hiện đang sống tại khu vực này. Thung lũng Javari được xem là có “mật độ tập trung các nhóm bộ lạc biệt lập cao nhất trong vùng rừng Amazon và thế giới” và có thể là nơi sinh sống của khoảng 2.000 người bản địa từ ít nhất 14 bộ lạc.
12. Sông ngầm Rio Hamza Mọi người đều biết sông Amazon, nhưng còn một dòng sông khác không kém phần quan trọng ở khu rừng này. Tiếc là bạn sẽ không thể thấy nó trên bản đồ. Rio Hamza là một dòng sông ngầm rộng hơn nhiều so với sông Amazon, với lưu lượng nước gấp 40 lần sông Thames ở Anh.
12. Sông ngầm Rio Hamza
Mọi người đều biết sông Amazon, nhưng còn một dòng sông khác không kém phần quan trọng ở khu rừng này. Tiếc là bạn sẽ không thể thấy nó trên bản đồ. Rio Hamza là một dòng sông ngầm rộng hơn nhiều so với sông Amazon, với lưu lượng nước gấp 40 lần sông Thames ở Anh.
13. Trăn Anaconda Thuộc vào nhóm những loài rắn lớn nhất thế giới, trăn anaconda sống ở lưu vực sông và các vùng đất ẩm thuộc Nam Mỹ. Theo các nhà sinh vật học, tên gọi anaconda xuất phát từ tiếng Tamil có nghĩa là Kẻ giết voi. Trăn Nam Mỹ ăn cá, chim, bò sát và các loài động vật có vú nhỏ, dù đôi khi chúng có thể tấn công lẫn nhau. Trăn anaconda không có nọc độc và thường giết con mồi bằng cách siết cho ngạt thở và gãy hết xương trước khi nuốt chửng.
13. Trăn Anaconda
Thuộc vào nhóm những loài rắn lớn nhất thế giới, trăn anaconda sống ở lưu vực sông và các vùng đất ẩm thuộc Nam Mỹ. Theo các nhà sinh vật học, tên gọi anaconda xuất phát từ tiếng Tamil có nghĩa là Kẻ giết voi. Trăn Nam Mỹ ăn cá, chim, bò sát và các loài động vật có vú nhỏ, dù đôi khi chúng có thể tấn công lẫn nhau. Trăn anaconda không có nọc độc và thường giết con mồi bằng cách siết cho ngạt thở và gãy hết xương trước khi nuốt chửng.
14. Cá heo hồng Cá heo hồng – Pink Dolphin hay Batos – được biết là loài cá heo thông minh nhất trong số các loài. Não chúng lớn hơn não người 40%. Chúng thân thiện, nhạy cảm và sống hòa hợp với con người trong nhiều thế kỷ, nhưng hiện nay các chuyên gia nói chúng đối mặt với nạn tuyệt chủng ở một số nhánh sông.
14. Cá heo hồng
Cá heo hồng – Pink Dolphin hay Batos – được biết là loài cá heo thông minh nhất trong số các loài. Não chúng lớn hơn não người 40%. Chúng thân thiện, nhạy cảm và sống hòa hợp với con người trong nhiều thế kỷ, nhưng hiện nay các chuyên gia nói chúng đối mặt với nạn tuyệt chủng ở một số nhánh sông.
15. Cá mập bò Cá mập bò thường sống ở khu vực nước ngọt và được tìm thấy ở những vùng nước sâu thuộc nhánh sông Amazon như Iquitos ở Peru, cách cửa biển 4.000 km. Đây là loài cá có thể cảm nhận được sự thay đổi độ mặn của nước xung quanh và có thể thích nghi tùy theo môi trường mới. Loại cá này có chiều dài khoảng 3,3 m, nặng 312 kg. Giống như các loài cá mập khác, chúng có vô số răng nhọn hình tam giác và bộ hàm rất khỏe với lực cắn lên tới 589 kg. Cá mập bò được đánh giá là một trong những loài cá mập nguy hiểm nhất thế giới.
15. Cá mập bò
Cá mập bò thường sống ở khu vực nước ngọt và được tìm thấy ở những vùng nước sâu thuộc nhánh sông Amazon như Iquitos ở Peru, cách cửa biển 4.000 km. Đây là loài cá có thể cảm nhận được sự thay đổi độ mặn của nước xung quanh và có thể thích nghi tùy theo môi trường mới. Loại cá này có chiều dài khoảng 3,3 m, nặng 312 kg. Giống như các loài cá mập khác, chúng có vô số răng nhọn hình tam giác và bộ hàm rất khỏe với lực cắn lên tới 589 kg. Cá mập bò được đánh giá là một trong những loài cá mập nguy hiểm nhất thế giới.

Bạn có thể quan tâm

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Top tin bài hot nhất

Hé lộ chiến dịch Mỹ xăm nhóm máu thời Chiến tranh Lạnh

Hé lộ chiến dịch Mỹ xăm nhóm máu thời Chiến tranh Lạnh

09/07/2025 07:10
Tận mục loài rắn độc lớn nhất thế giới của Việt Nam

Tận mục loài rắn độc lớn nhất thế giới của Việt Nam

09/07/2025 06:40
Dự đoán ngày mới 10/7/2025 cho 12 con giáp: Tý chuyên nghiệp

Dự đoán ngày mới 10/7/2025 cho 12 con giáp: Tý chuyên nghiệp

09/07/2025 07:34
Hoàng hậu được vua Càn Long yêu thương nhất hậu cung

Hoàng hậu được vua Càn Long yêu thương nhất hậu cung

09/07/2025 06:42
Rùng mình cảnh sĩ quan Ấn Độ tay không giải cứu rắn khổng lồ

Rùng mình cảnh sĩ quan Ấn Độ tay không giải cứu rắn khổng lồ

09/07/2025 14:40

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status