Đừng để đặc thù cơ chế thành ra đặc thù đóng phí

Từ đầu năm, hàng loạt các loại phí ở TP HCM đã và đang được đề xuất điều chỉnh theo hướng tăng, thậm chí đến 4-5 lần.

Với cơ chế đặc thù vừa được thông qua, đặc biệt trong lĩnh vực tự đặt và thu thuế phí, nếu xử lý không khéo, dân sẽ phải gánh một cái gánh rất nặng.
Một buổi chiều tháng 9 hai năm trước, trước cổng Đội quản lý đăng ký xe (282 Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) PC67 Công an TP.HCM, có một người đàn ông đứng ngẩn ngơ bên chiếc Daewo Espero đồng nát.
Dung de dac thu co che thanh ra dac thu dong phi
Ông Dũng bên chiếc xe mua 40 triệu đồng nhưng phải đóng lệ phí đăng ký tới 11 triệu đồng. Ảnh: Tuổi trẻ/ Zing. 
Chiếc Espero sản xuất 1996 được ông Lý Minh Dũng (50 tuổi, ngụ Q.Tân Bình) mua tại một cửa hàng ở An Giang. Nó được Trung tâm đấu giá An Giang bán ra với giá 20 triệu, cửa hàng mua rồi bán lại cho ông giá 40 triệu.
Vấn đề của ông Dũng là chiếc xe đồng nát ấy phải đóng phí đăng ký 11 triệu theo mức lệ phí của riêng TP HCM, cao hơn 5,5 lần so với mức cũ 2 triệu đồng, cũng cao hơn ít nhất 5,5 lần so với các địa phương khác.
Câu chuyện mức phí đăng ký “đặc thù” chứa trong nó những ẩn ức và bất bình đẳng. 61 tỉnh thành một mức giá, TP HCM và Hà Nội một mức giá. Gọi là phí, nhưng thực chất là thuế - nặng là khác, bởi chẳng đâu một cái thủ tục đăng ký lại tính tiền tới 11 triệu cả.
Tất nhiên, địa phương có cái lý của họ. Hạn chế xe cá nhân là lý do rất phổ biến và không dễ phản biện.
Hãy thử xét từ đầu năm tới nay, TP đã đề xuất rất nhiều loại phí tăng theo kiểu “đặc thù”.
Phí chợ đầu mối đang được đề xuất tăng 4-5 lần.
Phí sử dụng tạm lòng đường, vỉa hè đang được đề xuất. Chẳng hạn giá giữ xe từ 5 tăng lên 20.000 đồng.
Phí cao tốc Long Thành đề xuất tăng gấp đôi vào giờ cao điểm.
Và vào đúng ngày Quốc hội (QH) thông qua cơ chế đặc thù, UBND TPHCM có tờ trình kiến nghị tăng lệ phí cấp phép xây dựng từ 25.000 đồng lên 75.000 đồng.
Trong “cơ chế đặc thù” vừa được QH thông qua, có rất nhiều thẩm quyền đối với thuế phí.
Từ việc thí điểm tăng mức thuế hoặc thuế suất đối với một số hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường. (Mức tăng thuế hoặc thuế suất lên đến 25% so với mức thuế hoặc thuế suất hiện hành), cho đến việc áp dụng những loại phí, lệ phí mới “chưa có trong danh mục kèm theo Luật phí và lệ phí”.
Đầu tàu kinh tế cần động lực, cần tiền để cất cánh, điều đó đúng. Nhưng nếu thẩm quyền thuế phí mang tính đặc thù không được tính đếm kỹ lưỡng nó thực sự sẽ trở thành một gánh nặng và khi ấy, rất khó để nói người hưởng lợi từ những thành quả tăng trưởng lại là những người chịu thuế phí gấp mấy lần một người dân bình thường khác.

Đưa tiền lẻ cho lái xe trả phí BOT QL5, giám đốc DN nói gì?

(Kiến Thức) - Giám đốc doanh nghiệp vận tải tại Hải Dương đã lên tiếng về việc các lái xe của công ty dùng tiền lẻ trả phí khi qua trạm thu phí QL 5. 

Nhiều tài xế đã dùng tiền lẻ mệnh giá 200, 500 đồng để trả tiền phí khi qua trạm thu phí số 1 trên Quốc lộ 5 (Phố Nối, Hưng Yên) vào chiều ngày 4/9 khiến quốc lộ (QL) này bị ùn tắc giao thông đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, hầu hết các xe tải mà tài xế dùng tiền lẻ để trả phí qua BOT QL5 đều mang logo Đ.C – Đức Chính thuộc Công ty TNHH Thương Mại Đức Chính (có trụ sở tại tỉnh Hải Dương).

Dùng tiền lẻ trả phí QL5: Công an làm việc với tài xế, DN

(Kiến Thức) - Công an Hưng Yên tỉnh Hưng Yên đã có buổi làm việc với đại diện Cty Đức Chính liên quan tới việc lái xe của đơn vị này dùng tiền lẻ trả phí BOT QL5.

Liên quan vụ việc lái xe dùng tiền lẻ trả phí qua Trạm thu phí Quốc lộ 5 trong chiều ngày 4, 5 và 6/9 khiến tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài, dư luận quan tâm, ngày 8/9, ông Nguyễn Đức Chính - Giám đốc Công ty TNHH Thương Mại  Đức Chính – đơn vị có nhiều lái xe dùng tiền lẻ trả phí khi qua trạm thu phí số 1 – QL5 và một nữ tài xế khác xác nhận, Công an tỉnh Hưng Yên đã làm việc với họ để làm rõ việc dùng tiền lẻ qua trạm thu phí QL 5.