Dừng bán bảo hiểm COVID, khách đã mua Corona Care của Viễn Đông, quyền lợi thế nào?

(Kiến Thức) - Bảo hiểm Viễn Đông khẳng định đối với những khách hàng đã mua bảo hiểm Corona Care, Công ty cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm đã được quy định trong hợp đồng/giấy chứng nhận bảo hiểm.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu, không triển khai gói bảo hiểm COVID-19 hay liên quan đến bệnh COVID-19.
Là một trong số các doanh nghiệp đầu tiên tung ra thị trường gói bảo hiểm mùa dịch bệnh, Công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) của bà Đỗ Thị Kim Liên (hay còn gọi là Shark Liên) ngay lập tức thông báo ngừng bán sản phẩm “Corona Care - Chung tay đẩy lùi Corona”.
Theo thông báo của VASS, thời gian qua, Công ty này đã triển khai sản phẩm Corona Care thông qua ứng dụng bảo hiểm LIAN, với mục tiêu hỗ trợ cộng đồng, chung tay đẩy lùi dịch COVID-19…
“Thực hiện theo chỉ đạo này, từ 0 giờ ngày 1/4/2020, VASS sẽ ngừng cung cấp gói sản phẩm Corona Care đến tất cả khách hàng trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ có những gói sản phẩm khác thay thế để khách hàng có thể tham gia bảo hiểm…”, thông báo của VASS nêu rõ.
Bên cạnh đó, VASS cũng khẳng định đối với những khách hàng đã mua bảo hiểm này, Công ty cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm đã được quy định trong hợp đồng/giấy chứng nhận bảo hiểm.
Dung ban bao hiem COVID, khach da mua Corona Care cua Vien Dong, quyen loi the nao?
 Corona Care là gói bảo hiểm 3 không: Không chi phí hoa hồng; không chi phí quản lý; không chi phí bán hàng.
Trước đó, VASS giới thiệu Corona Care là gói bảo hiểm 3 không: Không chi phí hoa hồng; không chi phí quản lý; không chi phí bán hàng.
Theo VASS, Corona Care được định phí với 200 nghìn đồng/người/năm, tập trung vào người dùng cuối. Quyền lợi bảo hiểm tối đa là 100 triệu đồng/người cho bất kỳ khách hàng có xét nghiệm dương tính với COVID-19 sau thời điểm mua bảo hiểm, mà không giới hạn độ tuổi.
Điều đáng nói, liên quan đến sản phẩm bảo hiểm COVID-19, trước đó, Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm đã nhiều lần gửi công văn đến các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm “nhắc” tránh gây hiểu lầm khi giới thiệu quyền lợi bảo hiểm COVID-19 nhưng vẫn bị phớt lờ?
Cụ thể, ngày 3/3, ông Ngô Việt Trung - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm ban hành công văn số 73/QLBH-NT trên cơ sở báo cáo của các doanh nghiệp Bảo hiểm về tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với lĩnh vực bảo hiểm, nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm lưu ý các doanh nghiệp bảo hiểm một số nội dung.
Theo đó, quy định tại Điều 48 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, những người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A, trong đó có bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, được khám và điều trị miễn phí. Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm lưu ý trong công tác truyền thông, tuyên truyền, hướng dẫn rõ ràng về các chính sách, quyền lợi bảo hiểm liên quan đến dịch bệnh người tham gia bảo hiểm được tăng cường; tránh trường hợp hiểu lầm với các quyền lợi đã được Nhà nước đảm bảo theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm…
Tiếp đó, ngày 24/3, ông Nguyễn Quang Huyền - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm - cũng đã có công văn số 128/QLBH-PNT gửi đến các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ về việc triển khai sản phẩm bảo hiểm sức khỏe.
Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm viện dẫn quy định tại Khoản 3, Điều 39 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ: "Các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe phải được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi triển khai".
Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm đề nghị các doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ chủ động rà soát, chấn chỉnh trong toàn hệ thống việc triển khai sản phẩm bảo hiểm sức khỏe đảm bảo quy định pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không tuân thủ quy định pháp luật, Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm sẽ xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.
Dù Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm đã chỉ đạo quyết liệt nhưng các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm vẫn liên kết với nhiều ngân hàng thương mại rầm rộ chào bán sản phẩm bảo hiểm mùa COVID-19 cho khách hàng. Chỉ đến khi, Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu và triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh COVID-19 thì mới chịu dừng.

Shark Liên, Shark Tam hành xử chống “bão” sông Đuống, Asanzo thế nào?

(Kiến Thức) - Trong khi fanpage được cho là của Shark Liên khiến dư luận dậy sóng vì dòng chia sẻ công khai đúng thời điểm dư luận có nhiều ý kiến xung quanh giá nước sông Đuống, thì shark Tam lại viết tâm thư trấn an khách hàng trước ồn ảo Asanzo.

Shark Liên khiến dư luận dậy sóng vì "phát ngôn sốc"

Cận cảnh siêu dự án Kenton Node vừa bị BIDV rao bán hơn 4.500 tỷ

(Kiến Thức) - Sau hơn 10 năm xây dựng với 2 lần khởi công, siêu dự án Kenton Node cuối cùng đã bị ngân hàng phát mãi.

Can canh sieu du an Kenton Node vua bi BIDV rao ban hon 4.500 ty
 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV Sở giao dịch 2 vừa thông báo tìm tổ chức đấu giá khoản nợ 4.063 tỷ đồng (bao gồm gốc và lãi tính đến 29/3) của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên.
Can canh sieu du an Kenton Node vua bi BIDV rao ban hon 4.500 ty-Hinh-2
 Khoản nợ được thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc dự án Kenton (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè). Tài sản này đồng thế chấp tại ba ngân hàng BIDV, MSB, PVCombank và được định giá 7.836 tỷ đồng. Trong đó, BIDV chiếm 58% giá trị nên được phân chia và hạch toán 4.545 tỷ.
Can canh sieu du an Kenton Node vua bi BIDV rao ban hon 4.500 ty-Hinh-3
 Bênh cạnh đó, khoản nợ trên còn được thế chấp bằng tài sản của mỏ đá thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội trị giá 885 tỷ đồng.
Can canh sieu du an Kenton Node vua bi BIDV rao ban hon 4.500 ty-Hinh-4
 Dự án Kenton Residences khởi công năm 2009 trên khu đất giữa hai trục đường Nguyễn Hữu Thọ và Lê Văn Lương. Theo quy hoạch ban đầu, dự án gồm 9 toà tháp với 1.640 căn hộ cao cấp và trung tâm mua sắm hơn 20.000 m2.
Can canh sieu du an Kenton Node vua bi BIDV rao ban hon 4.500 ty-Hinh-5
 Dự án có thời gian dài đóng băng vì chủ đầu tư khó khăn tài chính, đến năm 2017, Kenton Residences đã được tái khởi động và đổi tên thành Kenton Node và được điều chỉnh lại quy hoạch.
Can canh sieu du an Kenton Node vua bi BIDV rao ban hon 4.500 ty-Hinh-6
 Theo quy hoạch mới, dự án Kenton Node có diện tích hơn 11 ha, là tổ hợp gồm căn hộ ở, căn hộ lưu trú, khách sạn, trung tâm mua sắm, trung tâm dịch vụ ăn uống giải trí, nhà hát biểu diễn và trường học, phòng khám quốc tế. Trong đó, khách sạn theo tiêu chuẩn 5 sao với 288 phòng; khu condotel có 586 căn; khu căn hộ có 1.683 căn, diện tích 47 - 142 m2
Can canh sieu du an Kenton Node vua bi BIDV rao ban hon 4.500 ty-Hinh-7

Công trình được xây dựng theo tiêu chuẩn châu Âu, các thiết bị vật tư chủ yếu được nhập khẩu trực tiếp của các thương hiệu nổi tiếng từ Đức... 

Can canh sieu du an Kenton Node vua bi BIDV rao ban hon 4.500 ty-Hinh-8
 Tuy nhiên, đến giữa năm 2018, dự án một lần nữa nằm bất động dù phần lớn các block nhà đã được xây thô và hoàn thiện bên ngoài từng phần.