Đua xây nhà lầu nuôi chim yến giữa thành phố

Tuy có vốn đầu tư ban đầu tương đối cao, song lợi nhuận từ nghề nuôi chim yến rất lớn...

Điều này dẫn đến nhà nuôi yến (NNY) mọc lên như “nấm” giữa các khu dân cư tại TP.Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), trong khi hầu hết các NNY đều phát triển tự phát, không theo quy hoạch nên tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh rất cao.
Phát triển ồ ạt
Ở Bạc Liêu, việc nuôi chim yến mới phát triển khoảng 5 năm trở lại đây và tập trung nhiều ở TP.Bạc Liêu, phổ biến nhất là khu Địa ốc (phường 1), các khu dân cư phường 2, phường 5, phường 7 và khu vực ven biển. Thực tế là mặc dù tại các khu dân cư, tái định cư ở Bạc Liêu không được các cấp thẩm quyền phê duyệt cho xây dựng NNY, nhưng người dân vẫn xây dựng; thậm chí cơi nới nhà cửa để nuôi yến.
Dua nhau xay nha lau de nuoi chim yen giua thanh pho
 NNY nằm trong khu dân cư khiến nhiều hộ dân bức xúc. Ảnh: NH
Theo phản ánh của nhiều hộ dân sống gần các NNY, hàng ngày, tiếng máy phát ra để dẫn dụ chim yến khiến họ rất khó chịu vì điếc tai. Nhiều người dân đã phản ánh với chính quyền địa phương, nhưng đến nay chưa có trường hợp nào được xử lý.
Ông Lâm Hữu Thuấn (khóm 3, phường 1, TP.Bạc Liêu) cho biết: Muốn dẫn dụ được chim yến vào nhà nuôi thì phải dùng máy phát tiếng, điều này khiến những hộ sinh sống ở gần rất khó chịu. Ngoài ra, việc nuôi yến theo kiểu tự phát này cũng tiềm ẩn những rủi ro về dịch bệnh, vệ sinh, khiến người dân chúng tôi rất lo lắng.
Dua nhau xay nha lau de nuoi chim yen giua thanh pho-Hinh-2
 Một NNY tại TP.Bạc Liêu. Ảnh: NH
Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bạc Liêu, năm 2013 toàn tỉnh có 107 NNY, nhưng đến giữa năm 2017 đã tăng lên khoảng 340 nhà với quy mô hơn 215.000 con. Trong đó, riêng TP.Bạc Liêu có khoảng 170 cơ sở nuôi chim yến. Điều đáng nói là việc nuôi chim yến hiện nay tại địa phương là tự phát, chưa có quy hoạch.
Theo ngành chức năng, hiệu quả từ nuôi chim yến đem lại khá cao, bình quân mỗi tháng các NNY trong tỉnh Bạc Liêu cung cấp ra thị trường khoảng 120kg yến, giá bán dao động từ 18-20 triệu đồng/kg. Theo dự báo, số lượng nhà nuôi chim yến sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo, quy mô đàn yến nuôi cũng tăng khoảng 300.000 con vào năm 2020 và 400.000 con vào năm 2030.
Dua nhau xay nha lau de nuoi chim yen giua thanh pho-Hinh-3
 Chim yến được nuôi ngày càng nhiều ở TP. Bạc Liêu.
Cần có quy hoạch cụ thể
Theo quy định của Bộ NNPTNT, từ ngày 6.9.2013, việc nuôi chim yến phải khai báo với các cơ quan chức năng ở địa phương. Tuy nhiên, hiện con số cơ sở nuôi chim yến ở Bạc Liêu nói riêng, ĐBSCL nói chung đến đăng ký với các ngành chức năng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Tuy nghề nuôi chim yến đem về siêu lợi nhuận, nhưng lại đang gặp phải nhiều khó khăn, nhất là do chưa nắm vững kỹ thuật nên số hộ nuôi yến không thành công ngày càng cao. Một số trường hợp đầu tư xây NNY tốn tiền tỷ mà không dẫn dụ được đàn chim yến hoặc dẫn dụ được chim yến nhưng được một thời gian chúng lại bỏ đi.
Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương có nhà nuôi chim yến cũng đang gặp lúng túng trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này, do chưa có các quy định cụ thể về điều kiện nuôi chim yến. Thực tế cho thấy có nhiều nhà dân xây dựng mới, không có người ở chỉ để sử dụng dẫn dụ chim yến, phát âm thanh với tần suất khác nhau, ngoài tầm kiểm soát. Nhiều nhà phát âm thanh 24 giờ/ngày, nên ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh, địa phương không có căn cứ để xử lý.
Theo ông Nguyễn Duy Hưng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bạc Liêu, hiện không có quy định cụ thể về vị trí xây dựng mới cơ sở nuôi chim yến, đây là một việc rất khó cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện, đặc biệt công tác quy hoạch. “Thực trạng cơ sở nuôi chim yến nằm xen lẫn trong khu dân cư (trên 90%), kể cả khu nuôi yến cùng tồn tại trong một căn nhà, nguy cơ lây lan dịch bệnh, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường từ NNY đến khu dân cư là rất lớn. Ngoài ra còn thiếu chế tài xử lý đối với những trường hợp sử dụng nhà ở để dẫn dụ chim yến…” - ông Hưng thông tin.
Cũng theo ông Hưng, để việc nuôi chim yến được quản lý tốt, kiến nghị bộ ngành T.Ư cần tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng yến, quản lý chất lượng truy xuất nguồn gốc. Thực hiện và kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường trong các vùng nuôi chim yến; sửa đổi, bổ sung, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý việc dẫn dụ, nuôi và khai thác chim yến; quy định thời gian sử dụng âm thanh dẫn dụ chim yến…

Kỳ lạ hàng ngàn chim yến đổ dồn về Sầm Sơn

Du khách rất bất ngờ vì thấy hàng nghìn con chim yến, loài chim sinh sống chủ yếu ở phía Nam ríu rít bay lượn trên bầu trời Sầm Sơn.

Chim yến là loài sinh sống chủ yếu ở phía Nam, và một số ít ở miền Trung. Loài này chỉ sống được ở những vùng có khí hậu ấm áp, không khí trong lành, độ ẩm ổn định... Vì thế, việc thấy loài yến xuất hiện, thậm chí số lượng lên đến hàng nghìn con ở vùng biển phía Bắc là điều thú vị, nếu không nói là hiếm thấy.

Coi chừng dính yến huyết giả

Tổ yến huyết rất hiếm nhưng trên thị trường lại đầy rẫy, trong đó phần lớn là hàng "lên đời".

Ông Nguyễn Tấn Trà - chủ một trại nuôi chim yến tại huyện Cần Giờ, TP HCM - cho biết tổ yến huyết rất hiếm do chỉ hình thành trên một số vỉa đá, hang động, vách núi ở một vài đảo.

Những tác phẩm đẹp mê hồn từ gỗ thủy tùng quý hơn vàng

Có giá trị cao bởi độ quý hiếm, gỗ cây thủy tùng còn bền, đẹp. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ gỗ cây thủy tùng Việt Nam có giá rất đắt.

Nhung tac pham dep me hon tu go thuy tung quy hon vang
Theo phong thủy, gỗ cây thủy tùng có tác dụng vượng, vì vậy các nghệ nhân hàng đầu Việt Nam thường dùng thủy tùng xanh hoặc thủy tùng đỏ làm lục bình hoặc tạc các bức tượng với ý nghĩa mang lại bình an và may mắn cho gia đình. Tùy vào vân, gỗ hàng gốc hay hàng thân mà giá các sản phẩm mỹ nghệ làm từ cây thủy tùng có giá khác nhau. Gỗ thủy tùng thường được điêu khắc thành tượng Phật Di lặc, các bức tượng Phật khổng lồ với nhiều hình dáng mang ý nghĩa phong thủy có giá vài trăm triệu đồng.

Nhung tac pham dep me hon tu go thuy tung quy hon vang-Hinh-2
 Xuất hiện cách đây hai năm, bức tượng Di Lặc gỗ thủy tùng này nặng khoảng 1,5 tấn, chiều cao 1,3m và đường kính 1,3m, đã có người trả giá đến nửa tỷ đồng với mong muốn sở hữu bức tượng này.

Nhung tac pham dep me hon tu go thuy tung quy hon vang-Hinh-3
 Di Lặc là biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc trong phong thủy. Người ta tin rằng nụ cười nội tâm của Di Lặc mạnh tới mức nó luôn tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ và Phật tới đâu ở đó có hạnh phúc.

Nhung tac pham dep me hon tu go thuy tung quy hon vang-Hinh-4
 Bức tượng Di lặc cưỡi kỳ lân vân chuối “siêu khủng” của anh Thắng (Chủ gỗ quý Nhật Quang) cao 1m60, rộng 60cm. Điểm nhấn của bức tượng nằm ở khuôn mặt, được coi là nơi hội tụ nhiều tài lộc và may mắn, các vân chuối được xoáy vào vùng vân trán, má, mũi, cằm…

Nhung tac pham dep me hon tu go thuy tung quy hon vang-Hinh-5
 Điểm phân biệt giữa các loại gỗ chính là vân gỗ, mùi gỗ và sức nặng của khối gỗ. Gỗ thuỷ tùng có 2 loại là vân chuối và vân báo, mùi thơm nhẹ, gỗ chắc và khá nặng. Lục bình vân chuối này cao 1.27m, đường kính 42cm, có giá khoảng 50 triệu đồng. (Ảnh: hoangviet.net)

Nhung tac pham dep me hon tu go thuy tung quy hon vang-Hinh-6
 Đôi lộc bình thủy tùng nguyên khối cao 1m70 được chế tác tinh xảo, các đường vân uống lượn đẹp mắt.

Nhung tac pham dep me hon tu go thuy tung quy hon vang-Hinh-7
 Ngoài ra, gỗ thủy tùng còn được dùng để chế tác các sản phẩm khác. Bộ Tam Đa Phúc Lộc Thọ cao 45cm, rộng 14cm này có giá 12,5 triệu đồng. (Ảnh: vatgia)

Nhung tac pham dep me hon tu go thuy tung quy hon vang-Hinh-8
 Bộ Ấm Trà làm từ gỗ thủy tùng này thuộc sở hữu bởi anh Chiến sống tại Hà Nội, đây là một trong những sản phẩm độc đáo mà anh sưu tầm trong một lần ghế thăm Đắk Lắk. (Ảnh: gothuytung).

Nhung tac pham dep me hon tu go thuy tung quy hon vang-Hinh-9
 Vòng tay làm từ gỗ thủy tùng được ưu chuộng trong thời gian gần đây có giá vài trăm nghìn đồng. (Ảnh: dothohongthang).