Dù mua lại Trần Anh, Thế Giới Di Động vẫn vướng tin đồn “bán mình”

Không chỉ đang thực hiện một số thương vụ M&A với đối tác Trần Anh và trong ngành dược phẩm, dư luận bán tín bán nghi việc Thế Giới Di Động cũng sẽ bán cổ phần chi phối cho đối tác nước ngoài.

Gần đây, giới kinh doanh trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ Việt Nam có đồn đoán, cùng với việc thực hiện một số thương vụ M&A với các đối tác trong lĩnh vực điện máy, dược phẩm, Công ty cổ phần Thế Giới Di Động (TGDĐ) cũng sắp "bán mình". Những động thái PR mạnh mẽ trong thời gian qua nhằm phục vụ cho việc "bán mình" đó.
Tuy nhiên, ông Trần Kinh Doanh, Tổng giám đốc TGDĐ khẳng định hoàn toàn không có chuyện TGDĐ “bán mình”.
“Ai mua được TGDĐ thì tìm giúp tôi. Nhiều khả năng chúng tôi còn tìm mua thêm đối tác khác. Nhiều khi anh Nguyễn Đức Tài ở trong buổi gặp gỡ nào đó, có nói lời những lời có liên quan đến M&A, nhưng bị người nghe hiểu nhầm sang một hướng khác", ông Doanh nói.
Hiện TGDĐ đang tập trung công sức mua lại điện máy Trần Anh.
Du mua lai Tran Anh, The Gioi Di Dong van vuong tin don “ban minh”
Không chỉ có mạng lưới cửa hàng hùng hậuở trong nước, TGDĐ cònđang thử sức tại thị trường Campuchia 
Hiện TGDĐ đang tập trung công sức mua lại điện máy Trần Anh. Hai bên sẽ chính thức công bố hoàn tất thương vụ này trong tháng 10/2017.
Để chuẩn bị cho sự kiện công bố chính thức, Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh đã bổ nhiệm hai nhân sự cấp cao của Thế Giới Di Động vào vị trí Giám đốc tài chính và Phó tổng giám đốc công ty.
Theo nội dung biên bản và Nghị quyết Hội đồng quản trị công bố chiều tối qua, Điện máy Trần Anh đã miễn nhiệm chức vụ Giám đốc Tài chính của ông Trần Thanh Tùng (người được bổ nhiệm vào đầu năm 2017). Công ty đồng thời bổ nhiệm chức vụ quyền Giám đốc Tài chính và chủ tài khoản của Trần Anh đối với ông Vũ Đăng Linh.
Ông Linh sinh năm 1975, giữ chức Giám đốc tài chính của Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động. Theo quyết định, ông Linh được quyền ký kết các hợp đồng vay nhân danh doanh nghiệp này, quản lý thu chi...
Ngoài ra, Trần Anh cũng thông qua việc bổ nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc đối với ông Võ Hà Trung Tín (sinh năm 1984), người đang giữ chức Giám đốc vùng miền Bắc của Điện máy Xanh.
Ông Tín sẽ làm việc tại Trần Anh với vai trò người đại diện ký kết các giao dịch hợp đồng với bên thứ 3, để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, vận hành của đơn vị này.
Thương vụ mua bán sáp nhập giữa Thế Giới Di Động và Trần Anh vẫn chưa có thông tin chi tiết về giá cả và số lượng cổ phần. Đại diện Trần Anh cho biết giá trị của thương vụ này sẽ được cả hai bên công bố trong tháng 10/2017.
Thông tin Thế Giới Di Động mua lại chuỗi siêu thị điện máy Trần Anh được giới truyền thông chú ý từ giữa tháng 8. Với nhiều lời đồn đoán khác nhau.
Hiện hệ thống điện máy Trần Anh hiện sở hữu 39 trung tâm tại nhiều tỉnh thành ở miền Bắc và miền Trung. Hà Nội là thị trường lớn nhất được Trần Anh phủ tới 14 điểm bán.
Trước đó, Trần Anh cũng đã công bố kết quả lấy ý kiến cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phiếu TAG cho Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (thực hiện các giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phiếu Trần Anh, sở hữu trên 25% vốn điều lệ TAG và không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai), với tỷ lệ biểu quyết thông qua là 97,29%.
Trong đó, số lượng cổ phần sở hữu bởi cổ đông không phải là cổ đông lớn biểu quyết thông qua là 4.038.980 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 85,727% trên tổng cố cổ phần có quyền tham gia biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn.

“Xế nổ” Suzuki Satria F150 độ gần 100 triệu tại Sài Gòn

(Kiến Thức) - Suzuki Satria F150 sau khi được “lên đời” hàng loạt các phụ kiện “hàng hiệu” đã trở nên mạnh mẽ hơn nhưng không mất đi vẻ nguyên bản.

"Xe no" Suzuki Satria F150 do gan 100 trieu tai Sai Gon
Trước khi Suzuki Raider bán chính thức tại nước ta, Suzuki Việt Nam cũng đã từng nhập chiếc xe máy Suzuki Satria F150 gần như y hệt từ Indonesia và bán với giá hơn 90 triệu đồng vào năm 2013. Tới nay, những chiếc xe này vẫn còn tiếp tục được người yêu xe ưa chuộng.

"Xe no" Suzuki Satria F150 do gan 100 trieu tai Sai Gon-Hinh-2
Tuy nhiên, không bằng lòng với xe nguyên bản, một số người chơi xe vẫn đã tiếp tục nâng cấp Satria F150, giống như chủ nhân của chiếc xe này. Trong số toàn bộ các chi tiết được gắn lên xe, nổi bật nhất là cặp mâm Racing Boy nhôm CNC 5 cây, có giá lên tới 20 triệu.

"Xe no" Suzuki Satria F150 do gan 100 trieu tai Sai Gon-Hinh-3
Chưa dừng lại ở đó, bánh trước của chiếc xe còn có các món đồ chơi như đĩa kiểng và heo Brembo, tạo điểm nhấn bên cạnh chiếc mâm đẳng cấp.

"Xe no" Suzuki Satria F150 do gan 100 trieu tai Sai Gon-Hinh-4
Toàn thân xe được phủ màu sơn đen khá "nhã nhặn", khác với các màu sơn nổi bật thường thấy của dòng xe Raider/Satria. Tuy nhiên, bộ tem với màu xanh-đỏ lại trở nên rất nổi bật trên nền sơn đen này. Ngoài ra, một số chi tiết như phần đầu của chiếc xe còn được sơn nhúng giả vân carbon độc đáo.

"Xe no" Suzuki Satria F150 do gan 100 trieu tai Sai Gon-Hinh-5
Ở phía trên ghi-đông, chiếc Satria F150 độ khủng cũng được gắn thêm nhiều món phụ tùng là niềm "khao khát" của dân chơi như cùm phanh/côn Brembo, trợ lực Ohlins, gương hậu Rizoma, bình dầu Bonamici...

"Xe no" Suzuki Satria F150 do gan 100 trieu tai Sai Gon-Hinh-6
Yên xe nguyên bản được gọt đi phần ngăn cách giữa người ngồi trước và sau, trở nên "phẳng" và thể thao hơn theo phong cách drag.

"Xe no" Suzuki Satria F150 do gan 100 trieu tai Sai Gon-Hinh-7
Ở phía sau, chủ xe đã thay bộ phuộc monoshock nguyên bản của Satria F150 bằng phuộc của hãng Ohlins nổi tiếng. Hệ thống phanh sau cũng đã được nâng cấp với tổng phanh Brembo và bình dầu Rizoma.

"Xe no" Suzuki Satria F150 do gan 100 trieu tai Sai Gon-Hinh-8
Đĩa hoa kiểng và heo Brembo pát ngược giúp hoàn thành hệ thống phanh. Bánh sau vẫn sử dụng mâm CNC cùng cặp lốp Michelin Sporty. Cây pô Akrapovic giúp "phô diễn" âm thành trầm đặc trưng của khối động cơ DOHC 150 cc trên Satria F150 một cách ấn tượng nhất.

"Xe no" Suzuki Satria F150 do gan 100 trieu tai Sai Gon-Hinh-9
Chiếc xe côn tay underbone rất được ưa chuộng Suzuki Satria F150 sau khi được độ hàng loạt các phụ kiện "hàng hiệu" lên đến gần 100 triệu đồng đã trở nên cực kỳ hấp dẫn mà không mất đi vẻ đẹp nguyên bản.

Những toan tính của Thế giới Di động khi thâu tóm Trần Anh

Vốn hóa thị trường của TAG là 820 tỷ đồng, sau khi M&A thành công, MWG sẽ điều hành các cửa hàng hiện tại của TAG và giữ nguyên thương hiệu Trần Anh trong vòng 12-18 tháng.

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán: MWG) đã chính thức xác nhận CTCP Thế giới số Trần Anh (mã chứng khoán: TAG) là chuỗi điện máy mà công ty sẽ mua lại. Phía TAG cũng đã xác nhận và hiện đang xin ý kiến chấp thuận của cổ đông cho phép MWG mua lại hơn 25% cổ phần mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai, đồng thời chuyển niêm yết cổ phiếu trên HNX sang UPCoM sau khi chuyển nhượng cổ phần.

Thương vụ M&A giữa Thế giới di động với Trần Anh sẽ là thương vụ hoán đổi cổ phiếu và thực hiện theo hai giai đoạn: MWG sẽ chi tiền mặt mua cổ phần kiểm soát tại TAG từ nhóm các cổ đông lớn; MWG sẽ phát hành 6,7 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu của TAG sau đó trở thành cổ đông kiểm soát của TAG. Trong khi các cổ đông lớn của TAG trước đó sẽ trở thành cổ đông của MWG.
Nhung toan tinh cua The gioi Di dong khi thau tom Tran Anh
 Số lượng và doanh thu chuỗi cửa hàng Thegioididong lần lượt từ tháng 1/2016-6/2017.
Người bán cổ phần TAG chính sẽ là ông Trần Xuân Kiên, Chủ tịch HĐQT công ty và các thành viên gia đình ông với 56% cổ phần đang sở hữu tại TAG. Hiện chưa rõ mức giá giao dịch giữa hai bên sẽ là bao nhiêu. Tại phiên giao dịch ngày 24/08, TAG giảm 3.400 đồng so với phiên hôm qua, đóng cửa phiên ở mức giá 34.600 đồng/cp.

Đáng chú ý, một số thành viên ban lãnh đạo của TAG đã đăng ký bán cổ phiếu TAG trên HNX, gồm giám đốc tài chính, kế toán trưởng, thành viên HĐQT và trưởng ban kiểm soát. Tổng số cổ phiếu đăng ký bán là 333.153 cổ phiếu, tương đương 1,34% tổng sổ cổ phiếu đang lưu hành.
Vốn hóa thị trường của TAG là 820 tỷ đồng, sau khi M&A thành công, MWG sẽ điều hành các cửa hàng hiện tại của TAG và giữ nguyên thương hiệu Trần Anh trong vòng 12-18 tháng. Khả năng chuỗi cửa hàng này được chuyển sang thương hiệu MWG là rất lớn và chỉ là vấn đề thời gian. TAG hiện có 39 cửa hàng tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Cổ đông lớn nhất của TAG là Chủ tịch HĐQT công ty (22,7% cổ phần) và gia đình ông (33,2%), cổ đông Nojima từ Nhật Bản (30,8%).

Mua lại TAG sẽ cho phép MWG tiếp cận tốt hơn khách hàng ở khu vực phía Bắc. Với gần 1.500 cửa hàng và dẫn đầu về thị phần đối với cả chuỗi Thegioididong (42%) và Điện máy (22%), hệ thống cửa hàng của MWG có mặt ở tất cả các tỉnh thành của Việt Nam. Tuy nhiên, MWG lại không mạnh ở thị trường phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội.