Dự án nạo vét sông Sào Khê 72 tỷ, Ninh Bình “hét” 2.595 tỷ đồng

(Kiến Thức) - Kiểm toán nhà nước cho biết, có dự án phải điều chỉnh nhiều lần với giá trị lớn như Dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê, tỉnh Ninh Bình điều chỉnh tăng 36 lần từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng.

Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016 do Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) – Hồ Đức Phớc ký ngày 10/5/2018 và báo cáo trước Quốc hội chiều 21/5 cho biết, về hoạt động xây dựng và quản lý vốn đầu tư, qua kiểm toán 1.497 dự án, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 10.125 tỷ đồng.
Kiểm toán Nhà nước nêu lên một số tồn tại như phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án chưa căn cứ theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 hoặc chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chưa xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
Còn tình trạng phê duyệt dự án đầu tư khi chủ trương đầu tư chưa được phê duyệt, chưa đủ thủ tục như dự án trụ sở làm việc Tổng Cục Thuế.
Du an nao vet song Sao Khe 72 ty, Ninh Binh “het” 2.595 ty dong
 Sông Sào Khê dài khoảng 14km (đoạn màu đỏ) được đầu tư gần 2.600 tỷ đồng để thực hiện dự án. Ảnh: Báo Thanh Tra.
Dự án không phù hợp với quy hoạch vùng như dự án Công trình cầu vượt tại nút giao tuyến đường Bỉm Sơn - Phố Cát - Thạch Quảng và Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, tỉnh Thanh Hóa; Dự án KTX sinh viên Hậu Giang tại Trường Đại học Cần Thơ (khu Hòa An), tỉnh Hậu Giang.
Dự án không thuộc giai đoạn 2016-2020 như tỉnh Quảng Ngãi: Cấp tỉnh 03 dự án, huyện Đức Phổ 47 dự án; Bắc Giang 02 dự án hoặc trùng lắp với dự án khác đã được phê duyệt. Điển hình là tỉnh Vĩnh Long: Dự án Kè chống sạt lở bờ sông khu vực thị trấn Long Hồ, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long; TP. Hải Phòng: Dự án Trung tâm hành chính, chính trị quận Hồng Bàng.
Có trường hợp phê duyệt vượt định mức như dự án Trung tâm Y tế Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
Quyết định đầu tư chưa xác định rõ nguồn vốn như Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi (Dự án đường Trì Bình – cảng Dung Quất, Dự án kè chống sạt lở kết hợp đường cứu hộ, cứu nạn di dân tái định cư, neo đậu tàu thuyền - Đập Cà Ninh hạ lưu sông Trà Bồng phục vụ KKT Dung Quất); Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; 05 dự án thuộc Ban quản lý các Khu công nghiệp Thái Nguyên.
Chưa xác định thời gian thực hiện dự án nâng cấp từ đầu cầu Phú Sơn đến ngã ba Nhồi đoạn Km18+00 - Km19+900, Quốc lộ 47 - tỉnh Thanh Hóa; Dự án thảm tăng cường lớp BTN mặt đường, cải tạo các đường cong có bán kính nhỏ; kiên cố hóa các công trình phòng hộ, thoát nước và chỉnh lý hướng tuyến tránh các đoạn sụt trượt trên Quốc lộ 12 đoạn Km102 - Km139+650, tỉnh Điện Biên; Dự án đầu tư, nâng cấp QL279 đoạn Việt Vinh - Nghĩa Đô (Km0-Km36), tỉnh Hà Giang; Dự án nâng cấp Quốc lộ 279 đoạn Nghĩa Đô - Văn Bàn (Km36 - Km67), tỉnh Lào Cai.
Thậm chí xác định tổng mức đầu tư còn sai sót, thiếu chính xác như dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1153 - Km1212+400 tỉnh Bình Định 208,8 tỷ đồng; Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi tỉnh Cà Mau 64,2 tỷ đồng; Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 293 và các tuyến nhánh vào Tây Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang 143,9 tỷ đồng; Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km649+700 - Km657+025,89, Km663+900 - Km671+228,94 và Km672+821,54 - Km717+100 tỉnh Quảng Bình 98,3 tỷ đồng; Dự án tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường Quốc gia lần thứ 2 là 87,3 tỷ đồng; Dự án Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên 460,1 tỷ đồng; Dự án Trụ sở làm việc Tổng cục Thuế 52,2 tỷ đồng.
Hoặc phải điều chỉnh nhiều lần như dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 293 và các tuyến nhánh vào Tây Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang 04 lần; Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi thuộc tỉnh Cà Mau 03 lần; Dự án đường Trì Bình - Dung Quất 03 lần…
Với giá trị lớn như dự án như tỉnh Ninh Bình: Dự án Mở rộng Quốc lộ 1 đoạn tránh thành phố Ninh Bình (đường tỉnh 477 kéo dài), tỉnh Ninh Bình tăng 329% so với TMĐT ban đầu; Bắc Ninh: Dự án đường Nội Duệ - Tri Phương tăng 169%, Dự án Trường THPT Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh tăng 410%; Vĩnh Phúc: Dự án Đường từ Bắc Bình (QL2C) đến xã Xuân Hòa (ĐT307), huyện Lập Thạch tăng 330%; Đắk Lắk: Dự án Trụ sở, hội trường HĐND và UBND tỉnh Đắk Lắk tăng 421%; Dự án công trình Cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng (hợp phần A) - Giai đoạn khởi động tăng 299%...
Kiểm toán nhà nước nhấn mạnh, xá biệt có Dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê, tỉnh Ninh Bình điều chỉnh tăng 36 lần (từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng).

Năm 2018, kiểm toán Metro số 1 TP.HCM và nhiều dự án BT, BOT

Các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM cùng nhiều dự án giao thông theo hình thức hợp đồng BT, BOT sẽ lọt vào tầm ngắm của Kiểm toán Nhà nước 2018.
 

Kiểm toán Nhà nước vừa ban hành quyết định Kế hoạch kiểm toán năm 2018. Dự kiến năm 2018, Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện hơn 200 cuộc kiểm toán ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Công ty bầu Đức "mất" 661 tỷ đồng lãi sau kiểm toán

Trong khi BCTC hợp nhất "bốc hơi" 2/3 lợi nhuận, điều xấu hơn còn đến với công ty mẹ HAGL khi ghi nhận khoản lỗ ròng lên tới 475 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai – HAGL (HAG) và Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai – HAGL Agrico (HNG) đã công bố báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán với sự sụt giảm mạnh khoản lợi nhuận thu về trong năm 2017.

Hơn 2/3 lãi ròng "bốc hơi" sau kiểm toán

Trong khi doanh thu thuần ghi nhận trong BCTC hợp nhất kiểm toán 2017 của HAGL chỉ giảm nhẹ so với BCTC do công ty tự lập trước đó, thì chênh lệch tại hàng loạt chỉ số như giá vốn, chi phí tài chính (chủ yếu là lãi vay) và chi phí quản lý... khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau kiểm toán của HAGL giảm tới 336 tỷ đồng, từ mức 1.166 tỷ xuống còn 830 tỷ sau kiểm toán.

Khoản chi phí khác tăng 280 tỷ là nguyên nhân khiến lỗ khác của HAGL tăng mạnh từ 110 tỷ lên 399 tỷ đồng sau kiểm toán. Điều này tác động lớn tới sự sụt giảm 626 tỷ đồng lãi trước thuế của công ty sau kiểm toán, xuống chỉ còn 430 tỷ (báo cáo tài chính công ty tự lập ghi nhận 1.056 tỷ lãi trước thuế).

 
Kết quả, lãi ròng mà HAGL thu được về trong năm 2017 chỉ là 372 tỷ, chỉ bằng 1/3 so với mức lãi 1.033 tỷ đồng trong báo cáo tài chính đơn vị này tự lập trước đó.
Theo giải trình của HAGL, nguyên nhân gây ra khoản chênh lệch lên tới 661 tỷ đồng lãi ròng của công ty là do sai sót kế toán và sự thiếu sót về chuyên môn của các nhân viên kế toán. Cùng với đó, lượng nghiệp vụ quá nhiều, trong khi nhân viên phải cố gắng hoàn thành báo cáo tài chính quý trong quỹ thời gian cho phép là 30 ngày, đã gây ra những sai sót chuyên môn này.
HAGL cũng lý giải chi tiết những chênh lệch giữa báo cáo tài chính công ty tự lập và báo cáo tài chính sau kiểm toán, trong đó chi phí tài chính tăng 206 tỷ do chênh lệch lãi suất vay và cho vay lại của các công ty con chiếm 130 tỷ; thuế nhà thầu tại nhóm công ty Lào, Campuchia cũng tăng 12,8 tỷ đồng...
Chi phí khác tăng chủ yếu do dự phòng thanh lý Công ty TNHH Điện Nậm Kông 3, chi phí chuyển đổi vườn cây cọ dầu sang trồng cây ăn trái của các công ty con bên Lào. Ngoài ra còn hàng loạt các chi phí chăm sóc vườn cây cao su, cây ăn trái, chi phí quản lý doanh nghiệp…tăng, trong khi lãi từ dịch vụ tư vấn do dịch vụ chưa hoàn thành lại giảm 56 tỷ đồng.