Công ty bầu Đức "mất" 661 tỷ đồng lãi sau kiểm toán

Trong khi BCTC hợp nhất "bốc hơi" 2/3 lợi nhuận, điều xấu hơn còn đến với công ty mẹ HAGL khi ghi nhận khoản lỗ ròng lên tới 475 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai – HAGL (HAG) và Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai – HAGL Agrico (HNG) đã công bố báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán với sự sụt giảm mạnh khoản lợi nhuận thu về trong năm 2017.
Hơn 2/3 lãi ròng "bốc hơi" sau kiểm toán
Trong khi doanh thu thuần ghi nhận trong BCTC hợp nhất kiểm toán 2017 của HAGL chỉ giảm nhẹ so với BCTC do công ty tự lập trước đó, thì chênh lệch tại hàng loạt chỉ số như giá vốn, chi phí tài chính (chủ yếu là lãi vay) và chi phí quản lý... khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau kiểm toán của HAGL giảm tới 336 tỷ đồng, từ mức 1.166 tỷ xuống còn 830 tỷ sau kiểm toán.
Khoản chi phí khác tăng 280 tỷ là nguyên nhân khiến lỗ khác của HAGL tăng mạnh từ 110 tỷ lên 399 tỷ đồng sau kiểm toán. Điều này tác động lớn tới sự sụt giảm 626 tỷ đồng lãi trước thuế của công ty sau kiểm toán, xuống chỉ còn 430 tỷ (báo cáo tài chính công ty tự lập ghi nhận 1.056 tỷ lãi trước thuế).
 
Kết quả, lãi ròng mà HAGL thu được về trong năm 2017 chỉ là 372 tỷ, chỉ bằng 1/3 so với mức lãi 1.033 tỷ đồng trong báo cáo tài chính đơn vị này tự lập trước đó.
Theo giải trình của HAGL, nguyên nhân gây ra khoản chênh lệch lên tới 661 tỷ đồng lãi ròng của công ty là do sai sót kế toán và sự thiếu sót về chuyên môn của các nhân viên kế toán. Cùng với đó, lượng nghiệp vụ quá nhiều, trong khi nhân viên phải cố gắng hoàn thành báo cáo tài chính quý trong quỹ thời gian cho phép là 30 ngày, đã gây ra những sai sót chuyên môn này.
HAGL cũng lý giải chi tiết những chênh lệch giữa báo cáo tài chính công ty tự lập và báo cáo tài chính sau kiểm toán, trong đó chi phí tài chính tăng 206 tỷ do chênh lệch lãi suất vay và cho vay lại của các công ty con chiếm 130 tỷ; thuế nhà thầu tại nhóm công ty Lào, Campuchia cũng tăng 12,8 tỷ đồng...
Chi phí khác tăng chủ yếu do dự phòng thanh lý Công ty TNHH Điện Nậm Kông 3, chi phí chuyển đổi vườn cây cọ dầu sang trồng cây ăn trái của các công ty con bên Lào. Ngoài ra còn hàng loạt các chi phí chăm sóc vườn cây cao su, cây ăn trái, chi phí quản lý doanh nghiệp…tăng, trong khi lãi từ dịch vụ tư vấn do dịch vụ chưa hoàn thành lại giảm 56 tỷ đồng.
 
Đáng chú ý, điều tương tự cũng xảy ra tại báo cáo tài chính kiểm toán của HAGL Agrico, khi khoản lãi trước thuế công ty này giảm từ 950 tỷ đồng xuống 441 tỷ, và lãi ròng mang về cho cổ đông công ty mẹ giảm còn 527 tỷ đồng, từ mức 926 tỷ đồng công tư công bố trước đó.
Thậm chí, điều xấu hơn còn đến với báo cáo tài chính kiểm toán riêng công ty mẹ HAGL 2017, khi doanh nghiệp này ghi nhận khoản lỗ ròng lên tới 475 tỷ đồng, giảm 561 tỷ đồng so với mức lãi tự công bố trước đó.
Nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục
Trên báo cáo tài chính kiểm toán của HAGL, kiểm toán viên cũng đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với việc đánh giá khả năng thu hồi của tổng các khoản phải thu từ các bên liên quan, với số tiền 4.023 tỷ đồng.
Nguyên nhân chủ yếu được kiểm toán viên cho biết do các bên liên quan này đang vận hành nhiều dự án kinh doanh như bất động sản, trồng trọt, chăn nuôi... Trong đó, nhiều dự án đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản, chưa tạo ra lợi nhuận và dòng tiền thặng dư, rất khó khăn cho việc xác định giá trị tài sản và dòng tiền trả nợ cho phía HAGL.
Kiểm toán viên thậm chí đã phải đặt nghi vấn về sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn, dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của HAGL, do khoản nợ ngắn hạn đã vượt tài sản ngắn hạn 3.563 tỷ đồng. Ngoài ra, HAGL còn vi phạm một số điều khoản của các khoản vay và trái phiếu.
 

Hoảng sợ sống cùng thảm họa, dân Hà Nội đồng loạt đi phản đối

Sau vụ cháy Carina, hàng nghìn cư dân đang sống trong các chung cư lo lắng khi thiết bị phòng cháy tại tòa nhà chưa đảm bảo, hoặc tòa nhà chưa được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy.

Ngày 25/3, dân cư sống tại chung cư Capital Garden (ngõ 102, phố Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội) đồng loạt căng băng rôn, khẩu hiệu yêu cầu chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô nghiệm thu an toàn PCCC theo đúng quy định của cơ quan thẩm quyền.

Ai “tiếp tay” cho CĐT chung cư “quên” trách nhiệm PCCC?

(Kiến Thức) - Chưa lúc nào thảm cảnh cháy chung cư lại cấp thiết và đáng sợ như bây giờ. Hàng loạt vụ hỏa hoạn đang "tố" sự yếu kém về PCCC. Trách nhiệm của các CĐT là không thể chối cãi. Nhưng, vẫn còn có "người" không thể không đổ lỗi...

Câu chuyện về mất an toàn trong PCCC ở chung cư chưa bao giờ là vấn đề mới, dù nó đã xuất hiện và đã gióng lên những hồi chuông cảnh báo trước đó nhưng cuối cùng chỉ sau ít ngày, ít tháng, mọi câu chuyện về phòng cháy lại trở về như xưa.

Chỉ đến khi xảy ra những vụ hậu quả nghiêm trọng như vụ cháy chung cư Carina Plaza (đường Võ Văn Kiệt, phường 16, quận 8, TP. HCM) khiến 13 người tử vong và hàng chục người bị thương thì lúc này hàng loạt câu hỏi mới được hốt hoảng đặt ra: Ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm khi các vụ cháy chung cư thương tâm xảy ra? Vì sao thường diễn ra tình trạng, khi nghiệm thu thì các thiết bị PCCC hoạt động rất tốt nhưng hễ cứ cháy thật là mọi thiết bị lại “tịt”?...Tại sao quá nhiều chung cư không đề cao công tác PCCC?

Ai “tiep tay” cho CDT chung cu “quen” trach nhiem PCCC?
 Hàng loạt vụ cháy chung cư đã xảy ra trong thời gian vừa qua.

Đến lúc này, rõ ràng không thể chối cãi về trách nhiệm, ý thức của nhiều chủ đầu tư chung cư. Có thể vì ham lợi nhuận, có thể thiếu ý thức cộng đồng, họ đã "quên" đi trách nhiệm sống còn, đó là công tác PCCC để đảm bảo sự an toàn của cư dân - cũng là sự sống tồn của mỗi thương hiệu bất động sản. Một nguyên nhân nữa khiến không ít chủ đầu tư cố tình lơ là trách nhiệm này, đó là vì họ lợi dụng sự chủ quan hay kém hiểu biết, thiếu ý thức của chính những khách hàng của họ - cư dân chung cư.

Bởi thế, không "ngoa" khi có ý kiến cho rằng: Chính sự chủ quan của người dân là "thủ phạm" tiếp tay cho sự vô trách nhiệm đó.

Từ xưa đến nay, phần lớn người dân khi mua nhà chung cư thường chỉ thích xem phòng mẫu hoành tráng, thích thú khi chủ đầu tư khoe view nhà đẹp, hệ thống thiết bị hiện đại, sàn nhà lót gạch Ý cao cấp, thiết bị vệ sinh Đức, sàn gỗ, thậm chí có cả smart home cùng hàng loạt các tiện ích khác... chứ ít ai hỏi hay xem xét kỹ chất lượng thiết bị PCCC, hệ thống chiếu sáng thoát hiểm, bảo hiểm hỏa hoạn…

Mà hiển nhiên, nếu khách hàng không hỏi thì chủ đầu tư dại gì mà khai cái thiếu sót của mình ra. Đấy là chưa kể, nếu có "bị" hỏi thì họ cũng trả lời qua quýt cho lấy lệ và nhiều khi, câu trả lời đó vẫn được dễ dàng bỏ qua.

Cho nên, điều cần thiết ở đây chính là sự tương tác giữa chủ đầu tư và khách mua nhà. Chính khách hàng khi mua nhà cần phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng, trang bị cho mình kiến thức về PCCC để "truy vấn" doanh nghiệp về vấn đề sống còn này. Phải nên tận mắt thấy đủ điều kiện PCCC của chung cư mình sẽ ở trước khi xuống tiền mua, thay vì chỉ nghe những lời quảng cáo có cánh của CĐT.

\Mỗi một cư dân có ý thức bảo vệ chính mình cũng chính là bảo vệ cộng đồng. Và vấn nạn hỏa hoạn chung cư được hạn chế một phần chắc chắn là nhờ những ý thức không hề nhỏ đó.