DPM có thể tiết kiệm 250 tỷ/năm nếu được miễn thuế VAT đầu vào, lãi 9 tháng vượt tới 29% kế hoạch năm

(Vietnamdaily) - Nếu đề xuất đưa phân bón vào nhóm các sản phẩm được miễn trừ thuế VAT đầu vào, DPM có thể tiết kiệm tới 250 tỷ VAT mỗi năm.

Theo báo Nông nghiệp, Văn phòng Chính phủ đã trình báo cáo lên các Bộ ngành và Hiệp hội Phân bón Việt Nam về đề xuất đưa phân bón vào nhóm các sản phẩm được miễn trừ thuế VAT đầu vào.
Cụ thể, Văn phòng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính (MoF) lấy ý kiến từ các Bộ ngành liên quan nhằm hoàn tất dự thảo đề xuất để trình Quốc Hội. Điều này cho thấy khả năng cao dự thảo này có thể được trình lên kỳ họp Quốc hội sắp tới dự kiến diễn ra từ ngày 20/10 đến ngày 17/11.
Nếu đề xuất này được thông qua, VDSC ước tính Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) có thể tiết kiệm 200-250 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng (VAT) mỗi năm.
Do đó, đề xuất điều chỉnh thuế VAT có thể giúp nâng dự báo lợi nhuận của VDSC thêm 20% và giá mục tiêu thêm khoảng 15% so với dự báo hiện tại.
Thêm vào đó, DPM cũng vừa công bố tình hình kinh doanh 9 tháng 2020 với kết quả rất khả quan. 

Cụ thể, sản lượng của tổ hợp Nhà máy Đạm Phú Mỹ và Nhà máy NPK trong 9 tháng đầu năm ước đạt khoảng 722 ngàn tấn, tăng 33% so với cùng kỳ. Trong đó sản lượng của Nhà máy Đạm Phú Mỹ ước đạt 650 ngàn tấn, tăng 33% so với cùng kỳ, hoàn thành 83% kế hoạch năm. Sản lượng của Nhà máy NPK ước đạt 83 ngàn tấn, tăng 43% so với cùng kỳ.

Về kinh doanh, 9 tháng đầu năm DPM đã tiêu thụ 835 ngàn tấn phân bón, tăng 25% so với cùng kỳ. Riêng sản lượng Đạm Phú Mỹ đạt 642 ngàn tấn, tăng 41% so với cùng kỳ, hoàn thành 82% kế hoạch năm; sản lượng kinh doanh NPK Phú Mỹ đạt hơn 72 ngàn tấn, tăng 40% so với cùng kỳ. 

DPM co the tiet kiem 250 ty/nam neu duoc mien thue VAT dau vao, lai 9 thang vuot toi 29% ke hoach nam
 

Đặc biệt, trong tháng 9 vừa qua, DPM đã xuất khẩu gần 60.000 tấn urê Đạm Phú Mỹ, là đơn hàng xuất khẩu lớn nhất từ trước đến nay của Công ty. Trong hoàn cảnh thị trường xuất nhập khẩu phân bón thế giới gần như đóng băng do ảnh hướng của dịch Covid-19, đồng thời nguồn cung phân bón trong nước rất dồi dào, mùa vụ đang trong thời kỳ thấp điểm về nhu cầu sử dụng phân bón, thì hợp đồng xuất khẩu nói trên là kết quả từ sự linh hoạt của đơn vị trong việc tìm kiếm thị trường tiềm năng. 

Về các chỉ tiêu tài chính, tổng doanh thu 9 tháng đầu năm 2020 đạt suýt soát 6.000 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ, hoàn thành 65% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 664 tỷ đồng, gần gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 129% kế hoạch năm. 

Theo DPM, mặc dù doanh thu 9 tháng đầu năm thấp hơn kế hoạch nhưng lợi nhuận vẫn tăng mạnh do công ty đã kiểm soát tốt và tối ưu hóa các khoản chi phí, tiết kiệm định mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, dẫn tới giá thành sản xuất các sản phẩm chính giảm 7-17%. 

Với kết quả đã đạt được trong 9 tháng đầu năm 2020, DPM tự tin sẽ tiếp tục hoàn thành tốt công tác SXKD trong quý 4/2020. DPM đặt mục tiêu sản xuất khoảng 171 ngàn tấn Urê và 29 ngàn tấn NPK, sản lượng kinh doanh các mặt hàng phân bón, hóa chất đạt khoảng gần 300 ngàn tấn trong những tháng cuối năm.

Cổ đông DPM thông qua kế hoạch lợi nhuận 513 tỷ đồng, cổ tức 10%

(Vietnamdaily) - Cổ đông DPM đã thông qua kế hoạch năm 2020 với doanh thu 9.237 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 513 tỷ đồng. Mức chia cổ tức 10%.

Đại hội đồng cổ đông thường niên vừa qua của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, HoSE: DPM) đã thông qua nhiều vấn đề trọng yếu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo Ban lãnh đạo DPM, năm 2020, dự kiến tình hình sẽ vẫn có nhiều khó khăn do thị trường chưa có sự cải thiện và ảnh hưởng chung của dịch Covid-19.

Đạm Phú Mỹ báo lãi quý 2 nhảy vọt gấp 10 lần cùng kỳ, 6 tháng sắp hoàn thành kế hoạch

(Vietnamdaily) - Lợi nhuận sau thuế của DPM quý 2 đạt tới gần 303 tỷ đồng, gấp gần 10 lần cùng kỳ. 

Tổng CTCP Phân bón và Hoá chất Dầu khí (HoSE: DPM) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 với doanh thu thuần 2.178 tỷ đồng, tăng gần 13% so cùng kỳ.

Kiểm soát tốt giá vốn nên kỳ này giá vốn của DPM xấp xỉ cùng kỳ với 1.608 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận gộp đạt tới 570 tỷ đồng, hơn gấp đôi cùng kỳ. Tương ứng tỷ suất lãi gộp biên cải thiện từ 13,5% của cùng kỳ lên tới 26,1%.

Bác sĩ Bệnh viện Vạn Phúc 1 phẫu thuật chết người: Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm?

(VietnamDaily) - Ngày 8/10, nữ bệnh nhân NTB (39 tuổi, HKTT tại huyện Phú Giáo, Bình Dương) đã chết bất thường khi làm phẫu thuật thoát vị đĩa đệm tại Bệnh viện Hoàn mỹ Vạn Phúc 1.

Giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 1 (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) Nguyễn Ngọc Bảo Long cho biết bệnh nhân N.T.B đến khám và nhập viện ngày 7/10. Chị B. được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm và được chỉ định phẫu thuật. Ca mổ bắt đầu lúc 8h40 phút ngày 8/10, diễn biến trong cuộc mổ không có gì bất thường.
Bac si Benh vien Van Phuc 1 phau thuat chet nguoi: Khi nao can mo thoat vi dia dem?
Lực lượng chức năng có mặt tại Bệnh viện Hoàn mỹ Vạn Phúc 1 để điều tra vụ việc. Ảnh: PLO. 

Tuy nhiên, khi phẫu thuật viên chính đang khâu da để kết thúc ca mổ thì bệnh nhân đột ngột bị trụy tim mạch, mạch không bắt được, huyết áp tụt nhanh. Kíp mổ đã tiến hành hồi sức tim phổi ngay trên bàn mổ. Sau đó, bệnh nhân được chuyển về khu hồi sức trung tâm và tiếp tục quá trình hồi sức tích cực, nhưng tình hình không được cải thiện và bệnh nhân đã tử vong lúc 14h30 cùng ngày.

Trước khi vào phòng mổ, bệnh nhân B. vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên, đến chiều cùng ngày thì gia đình nhận được thông báo từ bệnh viện là bệnh nhân B. đã tử vong. Bệnh viện cho biết lý do bệnh nhân B. tử vong trong quá trình điều trị là do tụt huyết áp.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp, khó chữa, dễ tái phát nếu lựa chọn phương án điều trị không hiệu quả.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được chỉ định khi các phương pháp chữa trị truyền thống khác không phát huy tác dụng. Để đưa ra chỉ định mổ, bác sĩ cần thăm khám cẩn thận, xem xét các hình ảnh MRI, CT và liệu trình chữa trị trước đây của người bệnh. Vì phẫu thuật là phương pháp nhiều rủi ro nhưng hiệu quả không cao nên chỉ được các bác sĩ chuyên khoa áp dụng rất hạn chế.

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng và giai đoạn của bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp hoặc kết hợp các phương pháp với nhau. Nhìn chung, sau đây là các phương pháp thường được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm.

Điều trị nội khoa

Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng

Châm cứu, Y học cổ truyền, mát xa, bấm huyệt

Điều trị Ngoại khoa: phẫu thuật, phẫu thuật nội soi

Điều trị công nghệ laser

Điều trị công nghệ sóng radio, sóng cao tần

Để tìm được phương pháp điều trị phù hợp, bệnh nhân nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn.

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không

Theo thống kê, khoảng 90% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm điều trị nội khoa kết hợp với các phương pháp phục hồi, vật lý trị liệu. Chỉ khoảng dưới 10% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần tiến hành phẫu thuật.

Thông thường, việc phẫu thuật chỉ thực thực hiện sau một thời gian điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng mà không mang lại kết quả. Hoặc bệnh nhân cấp tính cần phẫu thuật ngay.

Bac si Benh vien Van Phuc 1 phau thuat chet nguoi: Khi nao can mo thoat vi dia dem?-Hinh-2
Chỉ khoảng dưới 10% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần tiến hành phẫu thuật. Ảnh minh họa.