Đồng Nai: Cận cảnh Khu công nghiệp Hố Nai hơn 2 thập kỷ vẫn ngổn ngang

(Vietnamdaily) - Khu công nghiệp (KCN) Hố Nai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1998 với diện tích gần 500ha, nhưng đến nay đã hơn 2 thập kỷ, mọi thứ vẫn còn ngổn ngang.

KCN Hố Nai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1998 với tổng diện tích hơn 500ha tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Trong đó, giai đoạn 1 là hơn 225ha tại xã Hố Nai 3 và xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom.
Ngày 16/11/2005, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chấp thuận chủ trương xây dựng giai đoạn II KCN Hố Nai và ngày 11/5/2006, Thủ tướng có quyết định cho phép đầu tư giai đoạn II đối với KCN này với quy mô diện tích là 271 ha.
Tuy nhiên, đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khiến cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn, đất đai bỏ hoang không sử dụng.
Đến thời điểm hiện tại, công ty cổ phần KCN Hố Nai đã xây dựng một số công trình hạ tầng trên phần đất đã được giao và vẫn đang tiếp tục công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với một số hộ dân có đất bị thu hồi tại xã Bắc Sơn. Trên thực tế, phần lớn diện tích đất thuộc dự án vẫn đang trong tình trạng bỏ hoang lâu năm chưa được chủ đầu tư đưa vào sử dụng. 
Do đó nhiều cá nhân, tổ chức đã lợi dụng thực hiện cắm mốc vào trong ranh dự án để xây dựng trái phép một số công trình nhà ở, chuồng trại chăn nuôi, san ủi mặt bằng làm bãi tập kết kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh phế liệu, đổ bê tông trên đường đất mà chủ đầu tư đã san ủi gây ô nhiễm môi trường và mất trật tư an ninh trên địa bàn.
Dong Nai: Can canh Khu cong nghiep Ho Nai hon 2 thap ky van ngon ngang
KCN Hố Nai  được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1998 với tổng diện tích hơn 500ha tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Dong Nai: Can canh Khu cong nghiep Ho Nai hon 2 thap ky van ngon ngang-Hinh-2
 Hơn 20 năm, dự án vẫn chưa xong bồi thường giải phóng mặt bằng
Dong Nai: Can canh Khu cong nghiep Ho Nai hon 2 thap ky van ngon ngang-Hinh-3
Vị trí KCN giai đoạn 2  
Dong Nai: Can canh Khu cong nghiep Ho Nai hon 2 thap ky van ngon ngang-Hinh-4
 KCN giai đoạn 1 và 2 tại thửa số 20 tờ 52 xã Bắc Sơn
Dong Nai: Can canh Khu cong nghiep Ho Nai hon 2 thap ky van ngon ngang-Hinh-5
Vị trí thửa 65 tờ 52 xã Bắc Sơn
Dong Nai: Can canh Khu cong nghiep Ho Nai hon 2 thap ky van ngon ngang-Hinh-6
Hình ảnh cho thấy có nước thải được xả ra suối 
Dong Nai: Can canh Khu cong nghiep Ho Nai hon 2 thap ky van ngon ngang-Hinh-7
 Bên trong KCN giai đoạn 1 vẫn còn rất nhiều ô trống
Dong Nai: Can canh Khu cong nghiep Ho Nai hon 2 thap ky van ngon ngang-Hinh-8
 Khu vực đang được san lấp giai đoạn 2 tại thửa 80 tờ 20 xã Hố Nai 3
Dong Nai: Can canh Khu cong nghiep Ho Nai hon 2 thap ky van ngon ngang-Hinh-9
 
Dong Nai: Can canh Khu cong nghiep Ho Nai hon 2 thap ky van ngon ngang-Hinh-10
 Hơn 20 năm người dân vẫn chưa được đền bù giải phóng mặt bằng
Dong Nai: Can canh Khu cong nghiep Ho Nai hon 2 thap ky van ngon ngang-Hinh-11
 Đường xá đi lại khó khăn vì nằm trong ranh dự án
Dong Nai: Can canh Khu cong nghiep Ho Nai hon 2 thap ky van ngon ngang-Hinh-12
 Đất bỏ hoang nhiều năm
Dong Nai: Can canh Khu cong nghiep Ho Nai hon 2 thap ky van ngon ngang-Hinh-13
 Chưa được đền bù nên người dân vẫn sinh sống và chăn nuôi 
Dong Nai: Can canh Khu cong nghiep Ho Nai hon 2 thap ky van ngon ngang-Hinh-14
 
Dong Nai: Can canh Khu cong nghiep Ho Nai hon 2 thap ky van ngon ngang-Hinh-15
 
Dong Nai: Can canh Khu cong nghiep Ho Nai hon 2 thap ky van ngon ngang-Hinh-16
Cuộc sống người dân vất vả trong tình trạng đi không được, ở không xong 
Dong Nai: Can canh Khu cong nghiep Ho Nai hon 2 thap ky van ngon ngang-Hinh-17
 

Đồng Nai: “Lá phổi xanh” của TP Biên Hòa ngày càng thủng lớn?

(Vietnamdaily) -Là một thành phố công nghiệp, năng động nên Biên Hòa rất cần “lá phổi xanh” để cân bằng. Tuy nhiên, sau  17 năm dự án quy hoạch và phát triển rừng phòng hộ môi trường và cảnh quan Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa được phê duyệt, “lá phổi xanh” của TP Biên Hoà ngày càng thu hẹp, đối mặt với hàng loạt các vấn đề về môi trường và chất lượng không khí, nhiều hộ dân công khai lấn chiếm đất rừng...

Rừng phòng hộ ngày càng thu hẹp

Khu rừng ở Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa nằm cách nội ô TP.Biên Hòa chừng 10km về hướng Bắc. Đây là khu rừng trồng rộng hơn 250 hécta hình thành cách nay hơn 30 năm. Cánh rừng này nằm giáp ranh với các phường, xã: Tân Biên, Tân Hòa, Trảng Dài, Long Bình (TP.Biên Hòa), Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom). Sau năm 1975, khu vực này hầu hết là đất trống đồi núi trọc. Năm 1982, UBND tỉnh chủ trương phủ xanh đất trống đồi núi trọc nên đã thành lập Trạm trồng rừng Biên Hòa, sau này đổi thành Lâm trường Biên Hòa với chức năng trồng và kinh doanh gỗ, chủ yếu là cây tràm bông vàng. Từ đây Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa được hình thành với chức năng, nhiệm vụ từng bước thay thế dần các khu rừng tràm bằng các loại cây gỗ quý. Qua hàng chục năm trồng và chăm sóc, đến nay rừng Biên Hòa rất phong phú về các loại cây với hướng phát triển mô phỏng của rừng tự nhiên nhiều tầng tán với trên 200 loài cây khác nhau cùng 1 vườn sưu tập hơn 300 loài cây đại diện cho các miền của đất nước...

Hố Nai 3 (Trảng Bom – Đồng Nai): Nhà xưởng bỏ hoang nhiều năm vì sao công ty Hoa Nghi không bị thu hồi đất?

(Vietnamdaily) - Được UBND tỉnh Đồng Nai cho thuê hơn 10.754m2 đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp tại tờ 64 thửa 346 thời hạn thuê 24 năm để kinh doanh, sản xuất và phân phối đồ chơi trẻ em. Đến thời điểm năm 2016, công ty này bỗng dưng tạm ngừng hoạt động và khu nhà xưởng bị bỏ hoang đến nay. Vì sao khu đất này vẫn chưa được UBND tỉnh Đồng Nai thu hồi?

Khu đất bỏ hoang 6 năm vì sao không bị thu hồi?

Những cán bộ nào ở Đồng Nai tiếp tay cho sai phạm của Công ty LDG?

(Vietnamdaily) - Kết luận thanh tra của tỉnh Đồng Nai xác định, trong vụ Công ty LDG xây 680 biệt thự, nhà liên kế trái phép có nhiều lãnh đạo, cán bộ liên quan.

Như đã đưa tin, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Kết luận Thanh tra số 01 về việc thanh tra toàn diện dự án Khu dân cư Tân Thịnh (Viva Park), xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, Đồng Nai.

Dự án Khu dân cư Tân Thịnh có diện tích hơn 18 ha được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận chủ trương đầu tư vào năm 2016, do Công ty cổ phần Đầu tư LDG (Công ty LDG) xây dựng dự án tại xã Đồi 61 (huyện Trảng Bom).