
Trong khi cả thế giới dồn ánh mắt nơi tiền tuyến Donbass, thì tại tỉnh Sumy, sát biên giới Nga - Ukraine, lại đang diễn ra một ví dụ điển hình mang tính “sách giáo khoa” về chiến tranh phi đối xứng. Ảnh: TASS

Ngày 25/4/2024, quân đội Nga đã tiến hành một đòn đánh hỗn hợp được coi là “xa xỉ” nhằm vào làng Korovyntsi — đầu tiên là tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M xé toạc phòng tuyến Ukraine, sau đó là loạt pháo phản lực Tornado-S với tốc độ bắn 8 quả/phút biến toàn bộ ngôi làng thành biển lửa. Màn “pháo hoa” tiêu tốn hàng chục triệu USD này nhằm thẳng vào trung tâm chỉ huy của Lữ đoàn 47 Ukraine. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vào lúc 3 giờ 17 phút sáng, một quả tên lửa Iskander-M được trang bị đầu đạn chùm 9M723-1 đã phóng lên từ một trận địa bí mật ở tỉnh Kursk. Với tầm bắn 480 km và sai số không vượt quá 5 mét, “dao mổ trên chiến trường” này đã đánh trúng một tòa nhà ba tầng nằm giữa làng Korovyntsi. Ảnh minh họa

Hình ảnh vệ tinh do Bộ Quốc phòng Ukraine công bố sau trận đánh cho thấy quả tên lửa đã xuyên thủng mái nhà và phát nổ trong tầng hầm, phá hủy toàn bộ thiết bị điện tử, bản đồ sa bàn cùng ít nhất 12 sĩ quan trong sở chỉ huy. Nguy hiểm hơn, đầu đạn chùm tạo ra “đóa sen tử thần” trong bán kính 300 mét, khiến hệ thống C4ISR của Lữ đoàn 47 tê liệt hoàn toàn. Ảnh minh họa: Bộ Quốc phòng Nga

Chỉ 97 giây sau vụ nổ tên lửa, 12 xe pháo phản lực BM-30 Tornado-S từ vùng biên giới tỉnh Belgorod bất ngờ khai hỏa. Những quả đạn pháo 300 mm loại 9M544 được mệnh danh là “cơn bão thép” lao đi với tốc độ 200 m/s, biến làng Korovyntsi thành địa ngục lửa với những vụ nổ nhiệt nhôm dữ dội. Ảnh minh họa: Reuters

Cảnh tượng tại tiểu đoàn thông tin của Lữ đoàn 47 Ukraine được máy bay không người lái Nga ghi lại đầy đủ: hai xe radar thuộc hệ thống phòng không SA-11 Buk bị xé toạc trong các vụ nổ, năm xe bọc thép Humvee chỉ còn lại khung sắt cháy đen, và kinh hoàng nhất là bệnh viện dã chiến bên cạnh sở chỉ huy bị đánh sập. Ảnh minh họa

Khi Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố “tiêu diệt toàn bộ Lữ đoàn 47 Ukraine” gây chấn động dư luận, thì sự thật trên chiến trường lại mù mờ như những đầm lầy vùng Kursk. Lữ đoàn tinh nhuệ này — lực lượng từng nổi bật trong cuộc phản công Kharkiv năm 2022 — liệu có thực sự bị xóa sổ hoàn toàn ở tỉnh Sumy? Ảnh: Forbes

Theo báo cáo đánh giá hiệu quả chiến đấu do quân đội Nga công bố, chiến dịch lần này đã khiến “25 sĩ quan, 40 lính thông tin thiệt mạng, phá hủy 5 phương tiện và 3 nút liên lạc”. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, một quan chức ẩn danh thuộc Bộ Tổng tham mưu Ukraine nói với The Kyiv Independent rằng sở chỉ huy của Lữ đoàn 47 đã được chuyển về thủ phủ tỉnh Sumy từ ngày 20/4, và làng Korovyntsi chỉ còn lại một đơn vị cảnh giới. Ảnh: TASS

Đáng chú ý hơn, các video hiện trường lan truyền trên mạng xã hội cho thấy trong số phương tiện bị phá hủy có hai xe tăng T-64BV — dòng xe tăng cũ kỹ này từ lâu không còn là trang bị chính của Lữ đoàn 47, vốn đã được thay thế hoàn toàn bằng Leopard 2A6 và Challenger 2 từ năm 2023. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Tình báo Nga khẳng định Lữ đoàn 47 đang áp dụng chiến thuật “rắn hai đầu”: một tiểu đoàn tăng cường đóng giả ở làng Korovyntsi để nghi binh, trong khi một tiểu đoàn cơ giới và một tiểu đoàn tăng đã thâm nhập vào khu vực Grayvoron thuộc tỉnh Belgorod. Ảnh: RIA Novosti

Chiến thuật này giống với đợt tập kích Kursk hồi tháng 8/2024, nhưng rõ ràng đã đánh giá thấp năng lực nhận diện chiến trường của Nga. Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh rằng trong thời gian từ 18 đến 25/4, lực lượng tác chiến điện tử Nga đã gây nhiễu 237 máy bay không người lái của Ukraine tại biên giới Belgorod, trong đó có cả UAV TB2 “Bayraktar” của Thổ Nhĩ Kỳ, chuyên cung cấp hỗ trợ trinh sát cho Lữ đoàn 47. Ảnh: RIA Novosti

Dù Nga tuyên bố đã “tiêu diệt 1.500 quân nhân của Lữ đoàn 47”, nhưng dữ liệu lịch sử lại khiến báo cáo này bị đặt dấu hỏi. Kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2 năm 2022, chỉ có một lần duy nhất một đơn vị cấp lữ đoàn bị tiêu diệt toàn bộ — đó là Lữ đoàn Thủy quân lục chiến số 36 của Ukraine đầu hàng trong trận bao vây nhà máy thép Azovstal ở Mariupol vào tháng 5 năm 2022. Ảnh: TASS

Trong chiến dịch tại Sumy lần này, dù chịu tổn thất nặng, lực lượng chủ lực của Lữ đoàn 47 vẫn đang giao tranh ác liệt với Sư đoàn Dù số 98 Nga tại hướng Chasiv Yar. Đằng sau chiêu bài “phân thân chiến trường” này là chiến lược “phòng thủ đàn hồi” mà Ukraine đang triển khai: sử dụng các đơn vị tinh nhuệ quy mô nhỏ để tạo ra mối đe dọa trên nhiều hướng, buộc Nga phải phân tán binh lực đối phó. Ảnh: Top War