1. Thấu hiểu và tôn trọng không gian riêng của con
Ở tuổi này, con trẻ sẽ trải qua nhưng nỗi sợ hãi dù nhỏ nhưng chúng cho rằng nó cực kì lớn lao và khó mở lòng chia sẻ với bất kì ai. Chính vì vậy, cha mẹ không nên quá sát sao hay gặng hỏi con bằng mọi giá mà thay vào đó hãy nhẹ nhàng và tôn trọng không gian riêng của con. Trẻ trong độ tuổi này cần suy nghĩ trong một khoảng thời gian nhất định để hiểu rõ được các mặt của vấn đề.
Khi con trẻ nổi nóng, mất bình tĩnh, cha mẹ nên đối xử với trẻ bằng tấm lòng bao dung, chấp nhận sự bất mãn và tức giận của trẻ, đừng trách móc con. Hãy để con tự trải qua khó khăn để trưởng thành và vững vàng hơn. Cha mẹ chỉ cần im lặng quan tâm, không quá can thiệp hay cằn nhằn về nhưng hành vi của con trẻ và cho con một khoảng không gian để tự lập và tự do.
2. Đừng bao giờ khẳng định việc con làm là sai
Nhiều bậc cha mẹ thích phê bình con cái bất kể lý do hay dịp nào, thậm chí còn mắng mỏ trẻ về những lỗi lầm đã xảy ra trong quá khứ. Hành vi này hoàn toàn không phù hợp với tâm sinh lý của trẻ trong tuổi nổi loạn. Nếu cha mẹ có hành vi mắng mỏ, trách móc con, đặc biệt là ở nơi đông người sẽ dễ khiến cho con có những hành vi quá khích.
Sự thật là con trẻ trong thời kỳ nổi loạn thích cha mẹ nói những điều tốt đẹp về mình, đặc biệt là lời khen ngợi. Vậy nên, cha mẹ cần khéo léo cư xử với con để “xoa dịu” con. Nếu con làm sai điều gì, hãy nói về điều đó một cách nhẹ nhàng và khéo léo. Thay vì trách móc con là “làm sai”, hãy dùng từ "không phù hợp".
3. Lựa chọn cách giao tiếp phù hợp thay vì đánh mắng
Nhiều bậc cha mẹ thường đe dọa con cái bằng những lời lẽ có phần nặng nề. Mặc dù con trẻ sẽ tự kiềm chế bản thân do sợ hãi khi nhận được những lời gay gắt nhưng nếu hành động này càng thường xuyên thì càng khiến con trẻ thu mình, ngại giao tiếp và có những suy nghĩ tiêu cực.
Sau nhiều lần “đe dọa” bằng những lời mắng mỏ, trẻ sẽ quen dần và có vẻ như đang lắng nghe cha mẹ, nhưng thực tế, sự chú ý của con đã “lang thang” ở nơi khác.
Trước hết, cha mẹ khi muốn giáo dục con cái phải đạt được sự thống nhất giữa hành vi và ngôn ngữ của chính mình. Ngoài ra, khi giao tiếp với trẻ, hãy cố gắng sử dụng giọng điệu vừa phải và mang tính thảo luận càng nhiều càng tốt.