Độc đáo lễ hội ôm và hôn ở Indonesia

Omed Omedan hay còn gọi là lễ hội ôm và hôn ở Bali, Indonesia thu hút sự tham gia của cả cộng đồng và nhiều khách du lịch.

Mời quý độc giả xem video:

Nguồn video: NLĐ.
Ở Bali, Indonesia có một lễ hội đặc biệt là Omed Omedan, hay còn gọi là lễ hội ôm và hôn. Theo người dân nơi đây, lễ hội sẽ đem lại sức khỏe và của cải dồi dào cho ngôi làng.
Ở đất nước Indonesia, lễ hội ôm và hôn là thời điểm người dân cảm thấy thoải mái khi chứng kiến các cặp đôi thể hiện tình cảm với nhau
Doc dao le hoi om va hon o Indonesia
Lễ hội ôm và hôn ở Bali Indonesia. 
Lễ hội là nét đẹp truyền thống đã có từ hàng trăm năm nay. Omed Omedan thường dành cho những người chưa kết hôn có độ tuổi từ 17 đến 30. Đã có rất nhiều cặp đôi tổ chức lễ cưới sau khi hôn nhau tại lễ hội đặc biệt này.

Rùng rợn lễ hội rạch lưỡi dị nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Ở lễ hội hành xác này, người ta rạch lưỡi lấy máu, ngồi lên bàn chông toàn đinh nhọn, dùng sắt xuyên qua quai hàm... Xác càng đau thì càng được phúc.

Từ rất lâu, người dân miền Tây Nam bộ đã truyền tai nhau về một lễ hội rùng rợn đặc dị nhất nhì ở Việt Nam diễn ra vào giữa tháng Giêng âm lịch ở An Giang. Ở đó, người ta rạch lưỡi lấy máu, ngồi lên bàn chông toàn đinh nhọn, dùng sắt xuyên qua quai hàm… để hành xác. Xác càng đau thì càng được phúc.

Lễ hội có tên là Hành xác (còn được gọi là Lễ cúng Ông Quan Thánh Đế), diễn ra tại một ngôi miếu có tên Quan Đế thuộc thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.

Lễ hội Hành xác thu hút hàng trăm người dân từ khắp nơi đổ về xem.
 Lễ hội Hành xác thu hút hàng trăm người dân từ khắp nơi đổ về xem. 

Theo truyền thống từ hàng trăm năm nay, tất cả những vụ hành xác trong ngày đầu tiên (13 tháng Giêng) đều có tên gọi chung là ngày “đạp đường”. Nói một cách dễ hiểu, đây là ngày mà các vị thánh thần hoặc linh hồn của bậc tiền hiền, những người có công khai mở vùng đất Tân Châu xưa trở về báo với hậu nhân về sự hiện diện của mình trong ngày chính của lễ hội, tức ngày 16 tháng Giêng âm lịch.

Cũng như nhiều năm trước, người có nhiệm vụ trao xác của mình cho thần Hỏa Công - một trong năm vị thần (Đường Công, Bửu Công, Lãng Công, Chí Công, Hỏa Công) được dân gian tôn thờ như là những vị thần bảo trợ cho người dân trong vùng - là một ông lão bán vé số nghèo tên Nguyễn Văn Bé.

Ông Bé đang thực hiện nghi thực rạch lưỡi lấy máu.
 Ông Bé đang thực hiện nghi thực rạch lưỡi lấy máu.
Sau một vài nghi thức thắp nhang, cúng bái trong tiếng trống giục giã..., ông Bé dần dần bước vào trạng thái gần như vô thức. Mặc dù đã ngoài 60 tuổi, song trong tiếng trống liên hồi của các thiếu niên tham gia lễ hội, ông Bé trở nên hoạt bát, lanh lẹ và mạnh mẽ như một võ tướng.
Và rồi, cuối cùng thì giây phút rùng rợn nhất và được hàng trăm người tham gia lễ hội chờ đợi nhất cũng bắt đầu - nghi thức rạch lưỡi lấy máu ban phước lành. Sau một vài động tác múa may quay cuồng, ông Bé từ từ đưa thanh kiếm lên cao, cho vào miệng và bắt đầu quy trình tự rạch chiếc lưỡi của mình.
Máu tứa ra từ chiếc lưỡi sau đó được thấm vào những mảnh giấy được chuẩn bị từ trước mà người dân địa phương gọi là bùa. Toàn bộ số giấy bùa này sau khi hong khô sẽ được trao cho những người tham gia lễ hội với hàm ý thay lời chúc phúc cho một năm mới sức khỏe, thịnh tài thịnh vật.
Một cảnh hành xác trong lễ hội.
 Một cảnh hành xác trong lễ hội. 

Với quan niệm, xác của người được thánh thần, tổ tiên chọn, mà trong trường hợp này là ông Bé bị hành xác càng nhiều, càng đau thì người dân càng được phúc nên trong vòng hơn 1 tiếng đồng hồ ông Bé đã 3 lần rạch lưỡi và một lần ngồi trên chiếc kiệu với một bàn đinh nhọn hoắt.

Vào ngày chính lễ, 16 tháng Giêng âm lịch, hàng trăm người dân từ khắp nơi lại tiếp tục đổ về Tân Chân, tụ tập quanh khu miếu. Đúng giờ hành lễ chính thức - 11h trưa - trống giục liên hồi nổi lên.

5 người được chọn cho buổi lễ hành xác bắt đầu làm nghi thức thôi miên, tự đưa cơ thể mình đi dần vào trạng thái vô thức. Và trong trạng thái ấy, việc sử dụng một thanh sắt để xuyên qua quai hàm như thế này không phải là một việc làm quá khó khăn.

Theo người dân địa phương, ngoài những phương pháp hành xác như rạch lưỡi, xuyên quai, ngồi ghế đinh, trước đây, người tham gia hành xác còn thực hiện nghi thức dùng 2 chùy hình quả ấu quất vào lưng, thậm chí tắm vạc dầu sôi. Thế nhưng, vì lý do an toàn nên những năm gần đây, nghi thức này đã được hạn chế.

Có thể nói lễ hội Hành xác ở thị xã Tân Châu, An Giang đã ăn sâu vào đời sống văn hóa và tinh thần của người dân trên vùng đất này.

Vậy không khí lễ hội sôi động như thế nào? Nguồn gốc lễ hội từ đâu? Các cảnh hành xác rùng rợn ra sao? Những người tham gia hành xác, chấp nhận đau đớn thể xác là ai? Vì sao họ tự nguyện tham gia lễ hội và có thể tự thôi miên, thoát khỏi cảm giác đau đớn khi thực hiện nghi thức hành xác? Các nhà nghiên cứu, chuyên gia bình luận gì...? Tất cả những điều này sẽ được giải mã trong phóng sự Lễ hội Hành xác phát sóng lúc 20h15, thứ Sáu ngày 13/3/2015 trên kênh ANTG (Truyền hình An Viên). Mời quý khán giả đón xem.

Dưới đây là trailer phóng sự "Lễ hội Hành xác":

Cận cảnh lễ hội chém lợn làng Ném Thượng

Trưa mùng 6 Tết, người dân làng Ném Thượng, tỉnh Bắc Ninh tổ chức lễ hội chém lợn theo nghi thức truyền thống.

Can canh le hoi chem lon lang Nem Thuong
Lễ hội chém lợn làng Ném Thượng, Bắc Ninh. 

Lễ hội chém lợn diễn ra vào mùng 6 Tết hàng năm tại làng Ném Thượng, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội này là nghi thức truyền thống của làng, đã có lịch sử hơn 800 năm.
Theo người dân địa phương, đây là cách để họ duy trì nét văn hóa truyền thống mà cha ông đã để lại từ hàng trăm năm qua.

Mời quý độc giả xem video:


                                           Nguồn video: VTC1.

Sắc đẹp hút hồn của hotgirl làng thể thao xứ Hàn

Không chỉ là vận động viên thể dục xuất sắc, Shin Soo-Ji còn chơi nhiều môn thể thao khác và là người mẫu, ngôi sao truyền hình nổi tiếng ở Hàn Quốc.

Mời quý độc giả xem video:

Màn đua xe không bình thường của hai thanh niên cứng

(Kiến Thức) - Hai thanh niên cứng có màn đua xe trên đường phố với những tư thế như nằm dài trên yên xe để điều khiển xe khiến người xem rùng mình.

Mời quý độc giả xem video:

Tận mục quy trình kỳ công nuôi dưỡng chúa tể bầu trời

Nuôi dưỡng chúa tể bầu trời - đại bàng là một thú chơi mang đến nhiều điều thú vị nhưng cũng lắm công phu.

Mời quý độc giả xem video: