Độc đáo giếng làng hơn 350 tuổi

Giếng làng là hồn cốt của quê hương. Người dân làng Đông Trung, xã Đông Sơn (Đô Lương) vẫn luôn tự hào về giếng Thang quê mình đã hơn 350 tuổi.

Giếng làng được đào vào những năm giữa thế kỷ 17, do ông tổ của dòng họ Trần Kim - Trần Vĩnh (1620 - 1668), người mở đất lập làng Đông Trung khởi tạo nên. Tương truyền, giếng Thang là nơi có mạch nước tốt, được đào 3 ngày đêm mới hoàn thành.
Sự độc đáo của giếng Thang là thành giếng được ghép từ 8 phiến đá xanh, bằng hệ thống mộng âm – dương chứ không dùng hồ vữa, tạo thành một hình vuông, mỗi cạnh dài 2m cao khoảng 0,4m, nay thì hơn 0,6m.
Vào thời Nguyễn (giữa thế kỷ 19), khi giếng đã có 200 tuổi, con dâu của dòng họ Nguyễn Cảnh là bà Tú Lường đã cùng chồng ra Bắc thuê thợ đẽo đá mang về ghép nên thành giếng này.
Giếng được xây bằng gạch mộc từ dưới đáy lên theo hình tròn, trên thành giếng thì ghép đá hình vuông theo quan niệm “trời tròn đất vuông”. Điều kỳ lạ là mực nước trong giếng luôn cao hơn mặt ruộng gần bên, những năm trước, thường tràn lên thành giếng chảy ra ngoài. Dù hạn lớn đến đâu, nước giếng Thang vẫn chưa bao giờ cạn.
Doc dao gieng lang hon 350 tuoi
Giếng được xây gạch mộc từ dưới đáy lên theo hình tròn, trên thành thì hình vuông theo quan niệm “trời tròn đất vuông” của người xưa. Ảnh: Huy Thư 

Doc dao gieng lang hon 350 tuoi-Hinh-2
Nước giếng Thang luôn mát ngọt trở thành nguồn nước quý của làng. Ảnh: Huy Thư 
Với chất nước mát ngọt, nấu nước chè, nấu cơm, nấu rượu đều ngon, giếng Thang từ lâu đã trở thành nguồn nước quý của làng. Biết bao thế hệ người làng đã gắn bó, lớn lên và trưởng thành nhờ nước giếng Thang.
Năm 2015, người dân xã Đông Sơn, cả những người con xa quê, các hội đồng hương, những nhà doanh nghiệp đóng trên địa bàn…đã chung tay quyên góp được hơn 216 triệu đồng để tu tạo lại giếng Thang. Đợt tu tạo “quy mô” này, giếng đã được lát nền bằng gạch đỏ, xây tường bao bằng đá ong, nâng thành giếng, dựng bia dẫn tích...
Doc dao gieng lang hon 350 tuoi-Hinh-3
Sau bao đổi thay, giếng Thang vẫn nằm ở vị trí đẹp: cạnh đường làng, trên có vườn rau, dưới có ruộng lúa, người người qua lại đông vui. Ảnh: Huy Thư 
Tồn tại qua hàng trăm năm, giếng Thang cổ kính đã trở thành chứng tích sinh động cho bề dày văn hóa lịch sử lâu đời của một vùng quê. Người dân làng Đông Trung nói riêng và xã Đông Sơn nói chung vẫn luôn tự hào về giếng cổ quê mình - một nét đẹp xưa, hiếm có.

Lộ ảnh thân thiết của Trường Giang với người nhà Khánh My

Những hình ảnh này được chính người nhà của Khánh My đăng tải cách đây 1 năm. Ngoài ra, Khánh My cho rằng việc Trường Giang quá trăng hoa như hiện tại một phần cũng do Nhã Phương. 

>>>> Mời quý độc giả xem video "Khánh My trong chương trình Lần đầu tôi kể". Nguồn Youtube:
Trưa 7/5, showbiz Việt lại "dậy sóng", "danh sách người tình" của Trường Giang lại tiếp tục nối dài khi Khánh My bất ngờ tiết lộ Trường Giang từng tán tỉnh, theo đuổi cô một thời gian dài. Người đẹp cho biết, nam danh hài thường xuyên đến nhà ăn cơm và rất thân thiết với gia đình, đặc biệt là anh chị của cô.

Khánh My học tiếng Hoa, luyện võ ở phim trường Trung Quốc

Để tham gia bộ phim quay tại phim trường Trung Quốc, Khánh My dành nhiều thời gian học tiếng Hoa. Trong phim, cô hoàn toàn thoại bằng tiếng Hoa.

Khanh My hoc tieng Hoa, luyen vo o phim truong Trung Quoc
Ngay sau buổi công chiếu phim "Tình xuyên biên giới" tại Bắc Kinh, Khánh My nhận lời mời tham gia phim "Thiên môn truyện". Hiện nữ diễn viên đang có mặt tại phim trường Hàng Châu, nơi thực hiện bộ phim "Hoàn Châu cách cách" để quay hình phim điện ảnh "Thiên môn truyện". Phim do hãng Hồ Quân sản xuất.