Doanh thu quý 1 lao dốc 80% nhưng nguồn thu tài chính giúp Masan MEATLife lãi gấp đôi cùng kỳ

(Vietnamdaily) - Masan MEATLife ghi nhận doanh thu quý 1/2022 lao dốc nhưng lợi nhuận vẫn tăng trưởng nhờ nguồn thu khác.

CTCP Masan MEATLife (UPCoM: MML) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2022 với doanh thu thuần lao dốc 80% về vỏn vẹn 931 tỷ đồng. Giá vốn chiếm 875 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp chỉ còn gần 56 tỷ đồng, cũng giảm mạnh 91% so cùng kỳ. Tương ứng tỷ suất lãi gộp biên chỉ còn 6% trong khi cùng kỳ tới 14%.
Theo MML, sở dĩ kỳ này doanh thu thuần giảm mạnh do cuối năm 2021, Tập đoàn đã không còn mảng thức ăn chăn nuôi. 
Tuy nhiên, kỳ này nhờ ghi nhận khoản doan thu tài chính đột biến gấp 14 lần cùng kỳ khi đạt 461 tỷ đồng. So với quý 4/2021, doanh thu hoạt động tài chính lại giảm 957 tỷ đồng do trong kỳ trước MML có ghi nhận lãi một lần từ ngừng hợp nhất một số công ty con. Việc giảm này đã được bù đắp một phần bởi thu nhập tài chính khác được ghi nhận trong quý 1/2022.
Kỳ này, các loại chi phí bán hàng và quản lý đều giảm mạnh về lần lượt còn 94 tỷ và 85 tỷ đồng. Ngoài ra, hoạt động khác cũng bớt lỗ còn 1,3 tỷ đồng.
Do đó, MML vẫn ghi nhận lãi ròng khả quan tới 274 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ.
Doanh thu quy 1 lao doc 80% nhung nguon thu tai chinh giup Masan MEATLife lai gap doi cung ky
 
Được biết, năm 2022, MML đặt kế hoạch doanh thu thuần 5.000-6.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 500-670 tỷ đồng.
Như vậy, trong quý 1/2022, MML đã thực hiện được 18% kế hoạch doan thu tối thiểu và hơn phân nửa kế hoạch lợi nhuận tối thiểu cả năm.
Mặc dù không còn mảng thức ăn chăn nuôi nhưng tại thời điểm cuối quý 1/2022, tổng tài sản của MML vẫn tăng thêm hơn 600 tỷ lên 12.483 tỷ đồng. Trong đó tiền mặt và các khoản tương đương cũng tăng khá hơn gấp đôi lên 971 tỷ đồng; hàng tồn kho tiếp tục duy trì quanh mức 565 tỷ đồng; đầu tư vào công ty liên kết vẫn hơn 2.135 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nguồn vốn, MML đang vay nợ tài chính 4.787 tỷ đồng.

Masan đặt mục tiêu lãi tối thiểu 5.000 tỷ, cổ tức năm 2020 tỷ lệ 45%

(Vietnamdaily) - Năm 2021, Masan Consumer lên kế hoạch lãi ròng tối thiểu 5.000 tỷ đồng, tăng 11-22% so năm 2020.

Theo tài liệu công bố, CTCP Hàng tiêu dùng Masan (UPCoM: MCH) sẽ trình cổ đông kế hoạch năm 2021 với doanh thu thuần từ 27.000 - 30.500 tỷ đồng, tăng tối đa 31% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông công ty trong khoảng 5.000 - 5.500 tỷ đồng, tăng tối đa 22%.

Masan dat muc tieu lai toi thieu 5.000 ty, co tuc nam 2020 ty le 45%
 Kế hoạch kinh doanh năm 2021 của Masan Consumer

HĐQT cũng trình cổ đông thông qua việc tạm ứng cổ tức năm 2021 và uỷ quyền cho HĐQT tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh, kế hoạch kinh doanh và đảm bảo tối ưu hoá dòng tiền để tạm ứng cổ tức cho cổ đông.

Trong năm 2020, Masan Consumer thực hiện được 23.343 tỷ doanh thu thuần và 4.520 tỷ lợi nhuận sau thuế. Công ty quyết định chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 45% cho cổ đông và được chia thành nhiều đợt.

HĐQT dự kiến trình cổ đông kế hoạch thù lao cho các thành viên HĐQT năm 2021 là 0 đồng nhưng năm 2021 sẽ không quá 2 tỷ đồng.

Masan Consumer tiếp tục trình cổ đông kế hoạch phát hành tối đa 1% cổ phần ESOP với giá 70.000 đồng/cp trong năm 2021 hoặc 4 tháng đầu năm 2022.

Masan dat muc tieu lai toi thieu 5.000 ty, co tuc nam 2020 ty le 45%-Hinh-2
 

Về tình hình kinh doanh năm 2020, tỷ suất lợi nhuận gộp của Masan Consumer là 42,5 %, thấp hơn so với mức 43% năm 2019, do biên lợi nhuận của các sản phẩm ngành hóa mỹ phẩm thấp.

Lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho cổ đông Công ty năm 2020 đạt 4.598 tỷ đồng, tăng 14,2% so với 4.026 tỷ đồng năm 2019, nhờ doanh thu thuần tăng và tối ưu hóa chi phí vận chuyển, bán hàng, tiếp thị.

Masan Consumer dự kiến năm 2021 sẽ đạt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhờ tiếp tục chiến lược cao cấp hóa các ngành hàng chính và sự gia tăng đáng kể cơ hội của các ngành hàng trụ cột mới.

Dự đoán giá nguyên liệu đầu vào chủ chốt của Masan trong năm 2021 sẽ tăng cao. Do đó, sẽ tác động xấu dẫn đến biên lợi nhuận giảm trong những ngành kinh doanh của Masan. Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và khả năng mất giá của tiền đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ có thể khiến cho việc nhập khẩu hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn, từ đó đẩy mặt bằng giá cả hàng hóa và dịch vụ lên cao.

Dự kiến năm 2021, ngành nước tăng lực của công ty sẽ đạt 5.000 tỷ doanh thu, đóng góp vào mục tiêu 7.000 tỷ doanh thu từ đồ uống của Masan.

Masan Group đạt doanh thu 88.629 tỷ đồng năm 2021

(Vietnamdaily) - Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) vừa công bố kết quả kinh doanh Quý 4/2021.

Theo công bố, năm 2021, doanh thu thuần hợp nhất của Masan đạt 88.629 tỷ đồng, tăng trưởng 14,8% so với mức 77.218 tỷ đồng năm 2020 nhờ doanh thu hầu hết các mảng kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ năm trước (“YoY”).

Doanh thu thuần 4Q2021 là 23.828 tỷ đồng, tăng 10,3% YoY. Nếu loại trừ doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi tháng 12/2020 để so sánh tương đương, doanh thu thuần của Masan trong năm 2021 và Quý 4/2021 lần lượt tăng 16,6% và 17,0% so với cùng kỳ năm trước.

Theo dõi sát việc kê biên tài sản của lãnh đạo FLC, Tân Hoàng Minh

Chiều 27/4, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tư pháp, trả lời câu hỏi của PV liên quan tới phong tỏa tài sản đối với ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC) và ông Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh), ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự cho biết, đơn vị đang rất quan tâm hai vụ việc này.

 

"Báo chí đã nêu rất nhiều chuyện cơ quan điều tra đã tạm giữ, phong toả tài sản của các lãnh đạo hai doanh nghiệp này...Tổng cục Thi hành án sẽ theo dõi sát để kịp thời phối hợp với đơn vị chức năng nhằm đảm bảo cho công tác thi hành án về sau", ông Lợi nói.

Vị đại diện Tổng cục Thi hành án dân sự trình bày thêm, thời gian qua, công tác thi hành án dân sự cho thấy nhiều vụ việc, bản án tuyên phải thu hồi giá trị tài sản lớn nhưng khi tổ chức thi hành án thì xác minh tài sản của các đương sự có giá trị rất thấp.