Soi năng lực của các nhà thầu thi công cầu Thống Nhất tại TP Biên Hòa

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai, ngày 31/1, hạng mục cầu Thống Nhất thuộc Dự án Đường trục trung tâm TP.Biên Hòa, đoạn từ đường Võ Thị Sáu đến đường Đặng Văn Trơn sẽ được khởi công xây dựng.
Dự án Đường trục trung tâm TP.Biên Hòa có tổng chiều dài toàn tuyến hơn 5,4km được chia làm 2 nhánh. Trong đó, nhánh 1 có điểm đầu giao với đường Võ Thị Sáu, điểm cuối giao với đường Đặng Văn Trơn (tại nút giao cầu An Hảo). Nhánh 2 có điểm đầu tại vòng xoay giao với nhánh 1 trên địa bàn P.Hiệp Hòa, điểm cuối giao với đường Đặng Văn Trơn (tại nút giao đường đầu cầu Bửu Hòa). Dự án Đường trục trung tâm TP.Biên Hòa là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai có tổng mức đầu tư hơn 1,5 ngàn tỷ.
Soi nang luc cua cac nha thau thi cong cau Thong Nhat tai TP Bien Hoa
Phối cảnh cầu Thống Nhất (nằm trên trục đường trung tâm TP.Biên Hòa) bắc qua sông Cái. Ảnh: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai 

Trong dự án, hạng mục cầu Thống Nhất và đường dẫn 2 đầu cầu là một trong những hạng mục xây dựng quan trọng nhất. Cầu Thống Nhất sẽ đóng vài trò kết nối P.Thống Nhất với P.Hiệp Hòa.

Theo kết quả đấu thầu, đơn vị trúng thầu gói thầu số 11 (xây dựng phần cầu Thống Nhất, đường dẫn 2 đầu cầu và bảo đảm an toàn giao thông đường bộ trong quá trình thi công thuộc dự án xây dựng đường trục trung tâm TP.Biên Hòa) là liên danh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng số 1 Mê Kông; Công ty Cổ phần xây dựng hạ tầng CII; Công ty Cổ phần Vinadelta; Công ty Cổ phần SHC. Giá dự thầu 497.770.432.284 vnđ giá trúng thầu 497.770.432.000vnđ, thời gian thực hiện 900 ngày. Vậy các công ty thuộc liên danh các đơn vị trúng thầu có năng lực như thế nào?

- Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng số 1 Mê Kông có tiền thân là Công ty Mê Kông, trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng số mã chứng khoán CC1, được thành lập vào năm 2002 trên cơ sở nguồn lực từ Công ty Liên doanh Bê tông Mê Kông. Đây là đơn vị liên doanh giữa CC1 (Việt Nam) và Công ty Bytenet Corp Limited (Australia), được thành lập năm 1991 và là công ty đầu tiên tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp bê tông trộn sẵn. 

Năm 2017, Công ty Mê Kông chuyển đổi thành CTCP Đầu tư Xây dựng số 1 Mê Kông mã chứng khoán CC1 - MeKong như hiện tại, mở rộng ngành nghề kinh doanh sang lĩnh vực xây dựng, sản xuất bê tông li tâm, bê tông đúc sẵn, gạch không nung, kinh doanh bất động sản và vật liệu xây dựng. Thời điểm tháng 10/2022, vốn điều lệ công ty là 80 tỷ đồng, tỷ lệ nắm giữ của CC1 là 51% vốn điều lệ.

Theo giới thiệu trên website doanh nghiệp, hiện vốn điều lệ của CC1 - MeKong là 150 tỷ đồng, tỷ lệ nắm giữ của CC1 tại đơn vị là 70% vốn điều lệ (tính tại ngày 30/6/2022).

Về hoạt động kinh doanh, công ty từng cung cấp sản phẩm bê tông cho các công trình như Trung tâm thương mại Đông Dương, The Botanica, Jamila Khang Điền... Công ty cũng tham gia xây dựng dự án cầu vượt cao tốc Long Thành - Dầu Giây, dự án Aqua Riverside City (Đồng Nai), nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1...

- Công ty CP Xây dựng Hạ tầng CII (CII E&C) tiền thân là Công ty Đầu tư & Kinh doanh Công trình giao thông 565 được thành lập ngày 18/01/2000 theo Quyết định số 129/2000/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT. Ngày 31/08/2005, Công ty chuyển đổi thành Công ty CP 565. Đến năm 2013 công ty được đổi tên thành Công ty CP Xây dựng Hạ tầng CII (CII E&C). Có trụ sở chính tại 185 Hoa Lan-Phường 02-Quận Phú Nhuận-TP. Hồ Chí Minh.  Công ty CP xây dựng hạ tầng CII là một trong những công ty hàng đầu ở Việt Nam chuyên về xây dựng những công trình hạ tầng với những công trình trọng điểm như Cầu Sài Gòn 2, Cầu Bình Triệu 2, Xa Lộ Hà Nội,...

- Công ty CP Vinadelta có địa chỉ tại Số 327 Tô Hiệu, Phường Hiến Nam, Thành phố Hưng yên, Tỉnh Hưng Yên, thành lập 24/10/2008 do ông Nguyễn Đức Thọ làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc.

- Công ty Cổ phần SHC, có địa chỉ: Số 72 Phố Kỳ Đồng, Phường Trần Hưng Đạo, Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Được thành lập từ năm 2009 do ông Cù Quang Hưng làm giám đốc. Ngành nghề chính là Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.
Dự án đầu tư xây dựng trục đường trung tâm thành phố Biên Hoà nhằm mục tiêu giảm áp lực về lưu lượng xe tại các nút giao thông ngã tư Vườn Mít, ngã tư Lạc Cường và tuyến đường Phạm Văn Thuận. Đồng thời, đây cũng là tuyến đường được định hình trở thành trục chính vào TP.Biên Hòa với đầy đủ công trình hạ tầng, khai thác lợi thế sông Đồng Nai để tạo cảnh quan đô thị.

Dự án trục đường trung tâm thành phố Biên Hòa có chiều dài hơn 5,4km và được chia làm 2 nhánh. Trong đó, nhánh 1 có điểm đầu giao với đường Võ Thị Sáu, điểm cuối giao với đường Đặng Văn Trơn tại nút giao cầu An Hảo; nhánh 2 có điểm đầu tại vòng xoay với nhánh 1 trên địa bàn P.Hiệp Hòa, điểm cuối giao với đường Đặng Văn Trơn tại nút giao đường đầu cầu Bửu Hòa.

Trên nhánh 1 của dự án, sẽ có hạng mục quan trọng được xây dựng là cầu Thống Nhất. Cầu Thống Nhất có chiều dài hơn 560m, nối 2 phường Thống Nhất và Hiệp Hòa.

Đối với hạng mục cầu Thống Nhất và đường dẫn 2 đầu cầu, ban đầu, Đồng Nai đặt mục tiêu sẽ khởi công xây dựng vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng mà cụ thể là phải chờ Chính phủ đồng ý chuyển mục đích sử dụng đối với diện tích hơn 10ha đất trồng lúa nên việc khởi công đã không thể thực hiện như kế hoạch đề ra.

Cuối tháng 1/2022, Chính phủ đã có văn bản chấp thuận cho UBND tỉnh chuyển mục đích sử dụng diện tích đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để xây dựng trục đường trung tâm TP Biên Hòa mà cụ thể là hạng mục cầu Thống Nhất và đường nối 2 đầu cầu. 

Tuy nhiên, theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh thời gian qua, do giá các loại vật tư, vật liệu xây dựng liên tục biến động nên đã ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành hồ sơ dự án. Hồ sơ dự án phải điều chỉnh nhiều lần để cập nhật biến động giá dẫn đến tiến độ khởi công xây dựng bị chậm.



 
Hải Đăng

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN