PVD đặt kế hoạch 2021 lãi 25 tỷ có khả thi khi 6 tháng chìm trong thua lỗ?

(Vietnamdaily) - Ngày 4/8, Đại hội đồng cổ đông Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HoSE: PVD) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với doanh thu 4.400 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 25 tỷ đồng.

Kế hoạch này suy giảm rất mạnh so với thực hiện năm 2020. Cụ thể, năm 2020, PVD thực hiện được 5.229 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế 186 tỷ đồng.
Đại hội cũng thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2019-2020 và kế hoạch năm 2021.
Theo đó, PVD sẽ chia cổ tức năm 2019 tỷ lệ 10% bằng cổ phiếu; còn năm 2020 cũng tỷ lệ 10% bằng cổ phiếu hoặc gộp chung cả hai năm với tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu. Tương tự cho kế hoạch 2021 cũng tỷ lệ 10% cổ tức bằng cổ phiếu. 
PVD dat ke hoach 2021 lai 25 ty co kha thi khi 6 thang chim trong thua lo?
 
Trong quý 2/2021, PVD ghi nhận lợi nhuận sau thuế chỉ vỏn vẹn hơn 8 tỷ đồng, lao dốc 86% so cùng kỳ. Tuy nhiên, 6 tháng PVD vẫn lỗ ròng hơn 95 tỷ đồng. Như vậy, PVD còn cách rất xa kế hoạch đề ra cho cả năm.
Theo PVD, trong kỳ công ty không có doanh thu giàn khoan thuê, trong khi cùng kỳ có trung bình 2,44 giàn. Ngoài ra, đơn giá cho thuê giàn khoan tự nâng giảm 21% so cùng kỳ. Lợi nhuận trong kỳ chủ yếu do ghi nhận từ liên doanh Baker Hughes.
Trên thị trường, cổ phiếu PVD đóng cửa phiên 4/8 tại mức giá 18.900 đồng/cp, ghi nhận giảm hơn 15% trong vòng 1 tháng qua. Nhưng khối lượng giao dịch bình quân khá sôi động với hơn 5,6 triệu đơn vị mỗi phiên.

PVD trở lại quỹ đạo thua lỗ nặng với 104 tỷ đồng trong quý 1/2021

(Vietnamdaily) - PVD tiếp tục trở lại quỹ đạo thua lỗ nặng 104 tỷ đồng sau 7 quý có lãi trước đó.

Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HoSE: PVD) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2021 với doanh thu thuần giảm đến 67% về còn 550 tỷ đồng. Giá vốn chiếm cao hơn khiến PVD chịu lỗ gộp 28 tỷ đồng.

PVD bị ảnh hưởng như nào khi Kris Energy phá sản?

(Vietnamdaily) - PVD có 107 tỷ đồng khoản phải thu đối với Kris Energy Campuchia khi đối tác này phá sản.

Ngày 15/6, SSI Research đã có báo cáo phân tích Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (HoSE: PVD), nhất là những vấn đề liên quan đến đối tác Kris Energy thanh lý tài sản tác động như thế nào đến PVD.

Cụ thể, ngày 4/6/2021, Kris Energy (Singapore) đã đệ đơn lên Tòa án đảo Cayman xin thanh lý tài sản do không có khả năng thanh toán các khoản nợ.

Trong số các nguyên nhân, tỷ lệ thu hồi dầu (sản lượng dầu khai thác) tại Aspara GĐ 1A tại Campuchia thấp hơn ước tính. Tại thời điểm cuối Q1/2021, Kris Energy Singapore chỉ có 485 triệu USD tài sản, trong khi nợ đã tăng lên 831 triệu USD.

Kris Energy Campuchia (Aspara) sở hữu 95% cổ phần Kris Energy Singapore và còn lại do Chính phủ Campuchia sở hữu.

PVD là nhà thầu khoan cho dự án này tại Campuchia, bắt đầu khoan 6 giếng khoan trong giai đoạn từ tháng 10/2020 đến tháng 2/2021 sử dụng giàn JU PVD III.

PVD bi anh huong nhu nao khi Kris Energy pha san?
Giàn khoan của PVD 

Hiện tại, PVD có 107 tỷ đồng khoản phải thu đối với Kris Energy Campuchia trong Q1/2021. Theo Ban lãnh đạo, KE Campuchia đã trả đủ 9 triệu USD doanh thu khoan, trong khi 107 tỷ đồng các khoản phải thu gần đây đã ghi nhận vào doanh thu và vẫn trong thời hạn thanh toán.

Theo quan điểm của SSI Research, PVD có thể không phải trích lập dự phòng ngay trong Q2/2021. Ngoài ra, vẫn có khả năng PVD cần trích lập dự phòng nếu tỷ lệ thu hồi dầu ở mức thấp có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của Kris Energy Campuchia.

Ngoài ra, PVD có khoảng 100 tỷ đồng chi phí dự phòng nợ xấu, chủ yếu từ PVEP và PVEP POC tại thời điểm cuối Q1/2021. Các khoản phải thu của Kris Energy, nếu được trích lập đầy đủ sẽ làm con số này tăng gấp đôi.

Cần lưu ý rằng trong trường hợp này, PVD sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh hiện tại. Mặc dù vậy, tổng khoản phải thu từ Kris Energy không đáng kể so với 13,9 nghìn tỷ đồng vốn chủ sở hữu của PVD tại thời điểm Q1/2021.

SSI Research cho rằng việc Kris Energy phá sản sẽ là yếu tố cản trở triển vọng lợi nhuận 2021 của PVD. Trong trường hợp PVD quyết định trích lập dự phòng toàn bộ 107 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2021 của PVD có thể giảm còn 90 tỷ đồng (-50% YoY), đây là yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lý thị trường đối với cổ phiếu.

Định giá của SSI Research dựa trên phương pháp DCF nên không chịu ảnh hưởng nhiều từ việc trích lập dự phòng này. SSI Research duy trì giá mục tiêu là 23.000 đồng/cp và khuyến nghị Trung lập đối với cổ phiếu. PVD đang giao dịch tại EV/EBITDA và PB 2021 là 0,56x và 0,67x.

Yếu tố tác động tăng đến khuyến nghị: Giá dầu tiếp tục tăng và PVD trúng thầu hợp đồng mới có thể là yếu tố tích cực đến cổ phiếu.

Hàn Quốc căng thẳng vì biến thể Delta và Delta Plus

(VietnamDaily) - Cuộc chiến chống dịch COVID-19 ở Hàn Quốc vẫn căng thẳng khi số ca mắc không ngừng tăng, với sự xuất hiện của biến thể Delta và Delta Plus.

Han Quoc cang thang vi bien the Delta va Delta Plus
Ngày 3/8, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết phát hiện hai bệnh nhân COVID-19 nhiễm biến thể Delta Plus. Ảnh: Người dân Hàn Quốc lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại một điểm xét nghiệm của thủ đô Seoul. Ảnh: Reuters. 

Han Quoc cang thang vi bien the Delta va Delta Plus-Hinh-2
 Trong một tin nhắn văn bản gửi Reuters ngày 3/8, KDCA xác nhận ca nhiễm Delta Plus đầu tiên là một người đàn ông 40 tuổi không có lịch sử du lịch nước ngoài gần đây. Trường hợp thứ hai là một du khách nước ngoài.  Ảnh: Getty. 

Han Quoc cang thang vi bien the Delta va Delta Plus-Hinh-3
Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc ghi nhận ca mắc Delta Plus trong bối cảnh nước này đang đối phó với đợt bùng phát dịch thứ tư. Ảnh: AP.  

Han Quoc cang thang vi bien the Delta va Delta Plus-Hinh-4
 Delta Plus được xác định là một nhánh phụ của biến thể Delta. Tuy nhiên, theo một số nhà khoa học, biến thể Delta Plus thậm chí có khả năng lây nhanh hơn Delta. Ảnh: Nature.

Han Quoc cang thang vi bien the Delta va Delta Plus-Hinh-5
 Sự xuất hiện của biến thể Delta nguy hiểm và mới đây là biến thể Delta Plus đang khiến cuộc chiến chống COVID-19 của Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn hơn. Ảnh: Reuters. 

Han Quoc cang thang vi bien the Delta va Delta Plus-Hinh-6
Sáng 3/8, KDCA cho biết đã có thêm 1.202 ca mắc COVID-19 mới được ghi nhận, trong đó có 1.152 ca lây nhiễm trong nước. Trước đó, ngày 2/8, Hàn Quốc công bố ghi nhận thêm 1.219 ca nhiễm trong 24 giờ. Tổng số ca mắc tại nước này đến nay là hơn 200.000 người. Ảnh: Yonhap.  

Han Quoc cang thang vi bien the Delta va Delta Plus-Hinh-7
 Số ca tử vong mới là 5 người, nâng tổng số người chết vì COVID-19 tại Hàn Quốc từ đầu dịch đến nay là 2.104 người. Ảnh: AP. 

Han Quoc cang thang vi bien the Delta va Delta Plus-Hinh-8
Được biết, số ca nhiễm tăng theo ngày ở Hàn Quốc vẫn trên mức 1.000 ca từ hôm 7/7, chủ yếu ở vùng thủ đô Seoul. Ảnh: EPA. 

Han Quoc cang thang vi bien the Delta va Delta Plus-Hinh-9
 Để đối phó với làn sóng COVID-19 hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc đang thực hiện biện pháp giãn cách xã hội mức cao nhất (cấp độ 4) ở khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận, trong khi áp dụng cấp độ 3 ở các tỉnh, thành phố còn lại trên cả nước. Thời gian áp dụng kéo dài đến hết ngày 8/8 tới. Ảnh: Yonhap. 

Han Quoc cang thang vi bien the Delta va Delta Plus-Hinh-10
Tính đến ngày 3/8, Hàn Quốc đã chủng ngừa ít nhất một mũi cho 20 triệu người, tương đương 39% dân số nước này. 14,1% dân số Hàn Quốc đã tiêm đủ hai mũi. Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực hoàn tất tiêm phòng cho khoảng 36 triệu người vào tháng 9 tới để đạt miễn dịch cộng đồng vào tháng 11. Ảnh: Reuters.