Điều thú vị tìm được trong thiên hà xoắn ốc UGC 6093

(Kiến Thức) - Thiên hà xoắn ốc UGC 6093 bất ngờ lọt vào tầm ngắm của Kính Viễn vọng Hubble, NASA. Khi khám phá sâu vào trong thiên hà, các nhà nghiên cứu khoa học vũ trụ tìm thấy nhiều thông tin thú vị.

Thiên hà xoắn ốc UGC 6093, còn được gọi là LEDA 33198 và SDSS J110047.95 + 104341.3, nằm trong chòm sao Leo ở khoảng cách 500 triệu năm ánh sáng.
Thiên hà này được phân loại là một thiên hà xoắn ốc, có chứa một hạt nhân thiên hà, thường xuyên tương tác với các siêu lỗ đen ở trung tâm.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 
Khi siêu lỗ đen nuốt hết vật chất xung quanh, nó phát ra bức xạ cực mạnh, làm cho toàn bộ thiên hà theo đó mà sáng lên.
UGC 6093 thuộc loại megamaser. Megamaser là một nguồn phát sinh tự nhiên của phát xạ dòng quang phổ kích thích. Megamaser được phân biệt với maser thiên văn bởi độ sáng đẳng hướng. Megamaser có độ sáng điển hình là 10 3 độ sáng mặt trời ( L ☉ ).
Xem thêm video:Va chạm giữa thiên hà Tiên Nữ và thiên hà của chúng ta - Nguồn video: Lemon Phích.

Ngoạn mục ảnh thiên hà Milky Way hóa vòng cung tròn trĩnh

(Kiến Thức) - Diện mạo tuyệt mỹ của thiên hà Milky Way khiến người xem khó rời mắt.

Nhiếp ảnh gia Miguel Claro đang tác nghiệp ở Zabriskie Point, tại Vườn Quốc gia Thung lũng Chết của California, Mỹ thì bất ngờ phát hiện diện mạo mới của thiên hà Milky Way.
Nguồn ảnh: Space.
Nguồn ảnh: Space. 

Tận mục khoảnh khắc sao sinh ra từ thiên hà Kiso 5639

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học không khỏi lay động khi chứng kiến thiên hà Kiso 5639 hạ sinh một ngôi sao lùn nhỏ ở một đầu trong không gian.

Thiên hà Kiso 5639 nổi tiếng là một thiên hà nhỏ bé, hình dẹt, dài, chứa nhiều đám mây khí bụi màu xanh dương và hồng. Dưới công nghệ chụp ảnh Hubble Wide Field Camera 3, bất ngờ một đầu thiên hà Kiso 5639 xuất hiện một khối tròn hồng sáng mãnh liệt ở giữa trung tâm, mà nhiều người cho rằng, đó là một ngôi sao lùn.
Tan muc khoanh khac sao sinh ra tu thien ha Kiso 5639
Nguồn ảnh: Dailymail.