Diễn viên Minh Sương qua đời ở tuổi 26: Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm

Ngày 2/5, nữ diễn viên Minh Sương qua đời sau khi bị đột quỵ. Thêm một tiếng chuông cảnh báo về căn bệnh nguy hiểm gây tử vong cho hàng trăm nghìn người.

Dấu hiệu cảnh báo
Theo TS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Tim mạch và Đột quỵ Cần Thơ, bệnh viện từng điều trị cho nhiều bệnh nhân đột quỵ ở tuổi dưới 30. Đa phần người bệnh bị xuất huyết não liên quan tới dị dạng mạch máu não, phình mạch máu não.
Và cộng thêm lỗi sống ăn trễ, ít vận động là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ ở người trẻ. Ngoài ra, hút thuốc lá, uống rượu bia, đường huyết tăng, béo phì cũng góp phần gây đột quỵ.
Với đột quỵ, nó có thể xảy ra bất ngờ không có kể thời gian có thể xảy ra ở mọi thời điểm trong cuộc đời và không loại trừ ai dù trẻ hay già có thể xảy ra khi bạn đang tập luyện, đang đá bóng, đang ngồi chơi hoặc đang đi họp, đang đi ngủ. Thậm chí có những bệnh nhân đi ngủ bình thường tới sáng người nhà đã phát hiện người bệnh tử vong trong đêm. Xuất huyết não do phình mạch máu não ở người trẻ rất hay gặp nếu không cấp cứu ngay bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng.
Dien vien Minh Suong qua doi o tuoi 26: Dau hieu canh bao benh nguy hiem
Ảnh nữ diễn viên Minh Sương qua đời vì đột quỵ. 
Tại Bệnh viện Đột quỵ và tim mạch Cần Thơ các bác sĩ chứng kiến rất nhiều ca đột quỵ trong độ tuổi dưới 40 tuổi. BS Cường cho biết bản thân anh cũng từng chứng kiến đồng nghiệp của mình ra đi ở tuổi 39 vì đột quỵ. Do trước kia chưa có phương pháp tầm soát đột quỵ nên ít phát hiện bệnh sớm. Hiện nay, chúng ta có thể đánh giá có người có nguy cơ cao, có người có nguy cơ thấp. Vì vậy, TS Cường cho rằng dù bạn là ai bạn cũng cần đánh giá nguy cơ đột quỵ của chính mình.
Đột quỵ có hai dạng nhồi máu não và xuất huyết não. 80 % bệnh nhân nhồi máu não đều có cảnh báo trước. Người bệnh có cơn thiếu máu não thoáng qua như yếu tay chân, đang hoạt động tay chân tự nhiên có cơn yếu tay chân đột ngột làm rơi đồ cầm trên tay… Tuy nhiên, người bệnh không nghĩ đó là đột quỵ mà đó là cơn trúng gió nên họ thường bỏ qua. Và bệnh nhân có triệu chứng cảnh báo như trên thì khả năng bị đột quỵ trong thời gian 6 tháng.
Với xuất huyết não người bệnh có dấu hiệu cảnh báo huyết áp không kiểm soát tốt luôn vượt 180mmhg, đau đầu đột ngột.
Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ đó là khoảng thời gian 6 giờ với tắc nghẽn mạch máu lớn. 4,5 giờ với bệnh nhân nhồi máu não. Thời gian vàng với xuất huyết não được khuyến cáo điều trị càng sớm càng tốt và tìm nguyên nhân càng sớm càng tốt.
Phòng đột quỵ như thế nào?
BS Cường khuyến cáo trong các đợt nghỉ lễ này người dân nên cảnh giác vì các yếu tố nguy cơ tới đột quỵ như uống rượu bia, bệnh nhân có tình trạng tiểu đường, đường huyết gia tăng quá mức, tiệc tùng quá nhiều là yếu tố kích hoạt cơn đột quỵ có thể xảy ra.
Lưu ý, hiện nay thời tiết đang chuyển nắng nóng, người dân cố gắng không nên để thay đổi nhiệt đổi đột ngột. Bác sĩ Cường lưu ý người dân đi về không nên tắm nước lạnh ngay vì nó làm co mạch, làm gia tăng đột ngột lượng máu tưới lên não gia tăng xuất huyết não do nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Ngoài các yếu tố nguy cơ trên, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến đột quỵ ở người trẻ là dị dạng mạch máu não, đây là điểm khác biệt so với nguyên nhân gây đột quỵ ở người cao tuổi - thường do xơ vữa động mạch.
Dị dạng mạch máu não thường được phát hiện ở độ tuổi dưới 18 tuổi, đây phần lớn là dị dạng bẩm sinh. Những trường hợp nên tầm soát đột quỵ dù nhỏ tuổi như: có những cơn mất ít thức thoáng qua, cơn động kinh ở những trẻ nhỏ, đau đầu kéo dài người trẻ (đau đầu này không liên quan đến áp lực học hành) mà đau đầu ở mọi lúc mọi người, đau đầu kèm dấu hiệu tê yếu tay chân… Nếu có những dấu hiệu này thì người trẻ nên đi đến bệnh viện kiểm tra chứ không được lơ là, chủ quan – TS Cường cho biết.

Hành trình phá án: Bà trùm “đổi mạng” lấy “bao tải ngô” giá 3,2 tỷ đồng

Với tiền khổng lồ từ buôn bán cái chết trắng, bà trùm này đã phải trả giá cho hành vi phạm tội của mình. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Ba trum “doi mang” lay “bao tai ngo” gia 3,2 ty dong

Theo hồ sơ vụ án, với đường biên giới Việt - Lào dài khoảng 700km, lợi dụng địa hình đấy, tội phạm ma túy lung dùng để mua bán vận chuyển ma túy qua biên giới thẩm lậu vào nước ta.

Hanh trinh pha an: Ba trum “doi mang” lay “bao tai ngo” gia 3,2 ty dong-Hinh-2

Trong số những chuyến xe ngày đêm xuôi ngược trên cung đường Tây Bắc vòng về Hà Nội qua Bắc Ninh, Bắc Giang lên Thái Nguyên này ẩn chưa đâu đó nhiều bí ẩn của những kẻ buôn bán "cái chết trắng".

Vân Quang Long đột tử ở Mỹ: Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh

(Kiến Thức) - Nhiều người vô cùng bàng hoàng khi biết tin Vân Quang Long qua đời vì đột quỵ khi còn quá trẻ. Trước ca sĩ này, nghệ sĩ hài Chí Tài cũng mới qua đời vì đột quỵ khiến không ít người xót xa.

Ngày 29/12, Vân Quang Long qua đời ở tuổi 41 vì đột quỵ tại Mỹ. Thông tin này đã được người nhà của nam ca sĩ xác nhận trong clip được Quách Tuấn Du chia sẻ trên trang cá nhân.
Van Quang Long dot tu o My: Cach phong ngua dot quy khi troi lanh
Ca sĩ Vân Quang Long đột ngột qua đời vì đột quỵ. Ảnh: Internet. 

Hiện ngày càng có nhiều người trẻ tuổi bị đột quỵ, chính việc chủ quan không điều trị kịp thời là nguyên nhân khiến nhiều người tử vong hoặc để lại biến chứng nặng nề.

Đột quỵ (hay còn được gọi là tai biến mạch máu não) sẽ xảy ra khi một phần não bộ bị tổn thương do tắc mạch máu lưu thông tới não. Khi não không được cung cấp đủ oxy, đột ngột ngưng trệ trong vài phút có thể khiến tế bào não bắt đầu chết dần và gây tử vong bất cứ lúc nào.

Tỷ lệ đột quỵ gia tăng vào mùa đông

Theo một nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện Đại học Jena ở Thuringia, miền trung nước Đức, thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 30%. Nguy cơ này xuất hiện tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, trong những tháng mùa đông, số lượng bệnh nhân đột quỵ nhập viện được ghi nhận tăng 10-15% so với ngày thường.

Van Quang Long dot tu o My: Cach phong ngua dot quy khi troi lanh-Hinh-2
Thời tiết lạnh làm gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ. Ảnh minh hoạ. 

Trong một nghiên cứu mang tính bước ngoặt, người ta nhận thấy rằng nhiệt độ giảm 5°C làm tăng tỷ lệ đột quỵ thêm 7%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được lý giải rằng, dưới thời tiết lạnh, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch co lại và hẹp hơn. Đồng thời, khi nhiệt độ xuống thấp, máu có xu hướng cô đặc. Chính hai yếu tố co mạch và máu cô đặc hơn làm tăng nguy cơ hình thành những cục máu đông. Nếu chúng di chuyển lên não và kẹt lại ở khu vực lòng mạch hẹp sẽ làm tắc mạch máu, dẫn tới việc cung cấp máu, dinh dưỡng và oxy lên não bị gián đoạn. Khi đó, các tế bào não không đủ dinh dưỡng và oxy sẽ dần hoại tử. Tình trạng này được gọi là đột quỵ nhồi máu não.

Đặc biệt, người cao tuổi đang ở trong chăn ấm mà đứng dậy sẽ dễ bị nhiễm lạnh, sau đó đi vệ sinh lại thêm một lần mất nhiệt, cơ thể lạnh hơn nữa khiến cho mạch máu co lại, huyết áp tăng cao đột ngột. Tình trạng này dễ dàng dẫn đến các biến cố như vỡ mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, người bệnh đột quỵ có thể tử vong hoặc phải gánh chịu những di chứng hết sức nặng nề.

Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh

Để phòng ngừa đột quỵ trong mùa đông, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên giữ cho cơ thể đủ ấm, hạn chế đi ra ngoài đường khi nhiệt độ quá thấp, tránh những đợt gió lạnh bất thường, không bước ra ngoài ngay khi thức dậy, tránh để cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, không tắm quá khuya hoặc tắm quá lâu để ngăn ngừa tình trạng sốc nhiệt,...

Mọi người cũng cần lưu ý, khi tỉnh giấc buổi sáng hoặc vệ sinh lúc đêm khuya, không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay lập tức mà cần nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng từ 3 -5 phút để cơ thể dần thích nghi.

Bên cạnh đó, mọi người nên thực hiện chế độ ăn đủ chất để đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng chống rét, bổ sung các loại vitamin A, C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, không quên có những hoạt động rèn luyện thân thể, tập thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

Một vài dấu hiệu nhận biết sớm người bị đột quỵ

- Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

- Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

Van Quang Long dot tu o My: Cach phong ngua dot quy khi troi lanh-Hinh-3
Các triệu chứng đột quỵ nhỏ của bệnh nhân sẽ kéo dài trong vòng 24 giờ và sớm biến mất trong vòng 1 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng. Ảnh minh họa.