Diễn tập các phương án xử lý sự cố tại nhà Quốc hội.

(Kiến Thức) - Sáng nay (16/10), Cty Điện lực Ba Đình đã phối hợp với BQL đầu tư xây dựng nhà Quốc hội tổ chức diễn tập các phương án xử lý sự cố. 

Ngày 16/10, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN HANOI), Công ty Điện lực Ba Đình đã phối hợp với Ban Quản lý đầu tư xây dựng nhà Quốc hội tổ chức diễn tập các phương án xử lý sự cố tại nhà Quốc hội. Nhằm đảm bảo phối hợp nhanh, thuần thục, chính xác thao tác xử lý các tình huống sự cố giữa các đơn vị đảm bảo cung cấp điện an toàn cho Nhà Quốc hội trong kỳ họp thứ Tám – Quốc hội khóa XIII.
 
Ông Vũ Quang Hùng, Phó Tổng Giám đốc EVN HANOI cho biết: Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XIII sẽ diễn ra từ ngày 20/10, dự kiến kết thúc ngày 29/11 tại Nhà Quốc hội (đường Độc Lập, quận Ba Đình). Tính đến thời điểm này (16/10), EVN HANOI và tất cả các đơn vị trực thuộc đã lập phương án đảm bảo cấp điện phục vụ Quốc hội họp và các hoạt động, sinh hoạt của các đại biểu Quốc hội trong thời gian diễn ra kỳ họp thứ Tám Quốc hội khóa XIII. EVN HANOI quyết tâm đảm bảo cung cấp điện an toàn ổn định phục vụ kỳ họp một cách tốt nhất.
Theo đó, EVN HANOI không cắt điện các lưới điện cao, trung, hạ thế cấp cho các điểm đảm bảo điện từ 0h00’ ngày 18/10 đến hết 24h00’ ngày 29/11. Có phương án đảm bảo điện an toàn liên tục, có dự phòng cho các địa điểm phục vụ kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XIII. 
Những địa điểm đặc biệt quan trọng gồm: Tòa Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới); Nhà khách Văn phòng Trung ương Đảng; Nhà khách 37 Hùng Vương; Trung tâm Hội nghị Quốc tế; Nhà khách 27A Trần Hưng Đạo; Nhà khách Hoàng Cầu; Trụ sở Văn phòng Quốc hội; Nhà khách Thảo Viên; Khách sạn La Thành; Khách sạn Khăn Quàng Đỏ; Nhà khách Hồ Tây đều được cấp điện bằng 2 nguồn điện lưới hoặc có máy phát điện, bộ lưu điện dự phòng. Đồng thời tổ chức trực và xử lý sự cố, sửa chữa điện 24/24 giờ trong suốt thời gian diễn ra kỳ họp tại các đơn vị trong tổng công ty, nhất là tại các công ty điện lực có các hoạt động phục vụ trên địa bàn.
Bên cạnh đó, EVN HANOI  đã yêu cầu Công ty Lưới điện cao thế TP Hà Nội tăng cường kiểm tra trạm 110kV, các đường dây 110kV. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra các trạm biến áp, đường dây 110kV cấp điện cho các trọng điểm nếu phát hiện các hiện tư¬ợng bất thư¬ờng phải xử lý ngay. Lập lịch phân công bố trí lực lượng kiểm tra và tuần canh hành lang an toàn lưới điện cao áp trên các tuyến đường dây và cáp ngầm 110kV cấp cho các trạm 110kV cấp điện cho các trọng điểm trong thời gian họp Quốc hội, chuần bị vật tư dự phòng sẵn sàng xử lý trong trường hợp sự cố xảy ra
Đối với các Công ty Điện lực Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ đã liên hệ với các đơn vị có liên quan và lập phương án đảm bảo điện chi tiết, cụ thể các trọng điểm, phân rõ trách nhiệm và ranh giới quản lý, thao tác tại các điểm đảm bảo điện phục vụ kỳ họp; tiến hành kiểm tra toàn diện các trạm biến áp, trạm cắt, trạm trung gian các đư¬ờng dây trung, hạ thế cấp điện cho các trọng điểm. 
Trong thời gian đảm bảo điện phải tăng cường kiểm tra, tuần canh hành lang tuyến cáp cấp điện cho các trạm trọng điểm, không để xảy ra sự cố do hành lang tuyến cáp bị vi phạm. Chuẩn bị đủ thiết bị vật tư dự phòng và các máy phát điện, hợp bộ lưu động dự phòng để xử lý sự cố, kiểm tra hệ thống phòng chống cháy nổ tại các trạm biến áp.

Nữ Phó GĐ Sở có mặt trong vụ hỗn chiến tại Hải Phòng

(Kiến Thức) - Trong vụ hỗn chiến ở khách sạn 4 sao tại Hải Phòng, nữ Phó Giám đốc Sở VHTT&DL cũng có mặt. Bà đi cùng nhóm người hành hung ông Nam.

Liên quan đến vụ hỗn chiến diễn ra tại khách sạn Pearl River, thông tin mới được hé lộ, bà Trần Thị Hoàng Mai - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hải Phòng cũng có mặt tại hiện trường. Báo GDVN cho biết, chính bà Mai xác nhận mình là một trong 2 phụ nữ đi cùng nhóm đàn ông đã hành hung ông Nam.

Ngắm những cây cầu độc đáo nhất Hà Nội

Long Biên, Chương Dương, Nhật Tân, Thanh Trì, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tuy... là những cây cầu bắc qua sông Hồng độc đáo nhất Hà Nội...

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng khu vực Hà Nội, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên, do Pháp xây dựng năm 1898-1902. Những năm 80 và trước đó cầu chủ yếu phục vụ xe đạp, người đi bộ. Khi cầu Chương Dương quá tải, cây cầu trăm tuổi này phải cõng thêm hàng nghìn lượt xe máy mỗi ngày.
 Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng khu vực Hà Nội, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên, do Pháp xây dựng năm 1898-1902. Những năm 80 và trước đó cầu chủ yếu phục vụ xe đạp, người đi bộ. Khi cầu Chương Dương quá tải, cây cầu trăm tuổi này phải cõng thêm hàng nghìn lượt xe máy mỗi ngày. 

Năm 1985 - 1986, cầu Chương Dương được đưa vào sử dụng, trở thành nút giao thông quan trọng và hiệu quả của thủ đô. Thiết kế ban đầu ước tính đáp ứng được 7.000 phương tiện mỗi ngày nhưng sau đó lượng xe cộ tăng gấp 3 - 4 lần. Cuối những năm 90, cầu Chương Dương liên tục quá tải, Hà Nội liền cho xây dựng hệ thống vòng xoay ở phía Nam của cầu góp phần giải quyết phần nào tình trạng tắc nghẽn ở lối lên xuống (hướng đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật).
 Năm 1985 - 1986, cầu Chương Dương được đưa vào sử dụng, trở thành nút giao thông quan trọng và hiệu quả của thủ đô. Thiết kế ban đầu ước tính đáp ứng được 7.000 phương tiện mỗi ngày nhưng sau đó lượng xe cộ tăng gấp 3 - 4 lần. Cuối những năm 90, cầu Chương Dương liên tục quá tải, Hà Nội liền cho xây dựng hệ thống vòng xoay ở phía Nam của cầu góp phần giải quyết phần nào tình trạng tắc nghẽn ở lối lên xuống (hướng đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật).