Diện mạo gây sốc của tháp Big Ben sau cuộc “đại phẫu” 2.400 tỷ

Bản nâng cấp tháp đồng hồ Big Ben trị giá 80 triệu bảng Anh sau khi được công bố khiến nhiều người cảm thấy ngỡ ngàng.

Dự án trùng tu tháp đồng hồ Big Ben, hay còn gọi là Tháp Elizabeth, được tiến hành vào năm 2017. Công việc bao gồm tu sửa cả không gian bên trong và bên ngoài như hệ thống mái của tháp, cây thánh giá, 4 mặt của đồng hồ. Ban đầu, chi phí tu sửa dự kiến khoảng 29 triệu bảng Anh, tuy nhiên, thời điểm này, con số đó lên tới ít nhất 80 triệu bảng (hơn 2.400 tỷ đồng). Dự án kéo dài 5 năm, bắt đầu vào năm 2017 và dự kiến hoàn thành vào quý 2 năm 2022, chậm hơn một năm so với dự kiến ban đầu. Kể từ khi bắt đầu trùng tu, tháp Big Ben bị che lấp bởi bởi giàn giáo bao quanh, quả chuông không bị di dời nhưng tạm ngưng hoạt động, trong khi kim đồng hồ vẫn tiếp tục chạy. 
Dien mao gay soc cua thap Big Ben sau cuoc “dai phau” 2.400 ty
Tháo Big Ben trong thời gian "đại phẫu". Ảnh: Reuters 
Sau thời gian "im lặng" khá lâu, đêm Giao thừa năm 2022, người dân xứ sở sương mù bồi hồi khi lại được nghe thấy 12 tiếng chuông từ tháp đồng hồ Big Ben. Việc trùng tu cơ bản hoàn thiện, giàn giáo bị gỡ bỏ, mang đến vẻ ngoài táo bạo hơn cho biểu tượng lịch sử cả nước Anh. Bên cạnh đó, kim đồng hồ và các chữ số la mã đã được chuyển trở lại màu xanh phổ ban đầu sau một thời gian "nhuộm" đen.
Theo The Sun, người dân nước Anh rất mong chờ khoảnh khắc giàn giáo bị gỡ bỏ. Diện mạo mới của ngọn tháp cũng trở thành chủ đề được người dân bàn tán xôn xao với nhiều ý kiến trái chiều.
Dien mao gay soc cua thap Big Ben sau cuoc “dai phau” 2.400 ty-Hinh-2
Hình ảnh mới nhất của "biểu tượng nước Anh". Ảnh: Rex Features 
Tháp đồng hồ Big Benthiết kế bởi Edmund Beckett Denison và được Edward John Dent lắp đặt vào năm 1859, với mục đích tạo ra chiếc đồng hồ công cộng chính xác nhất trên thế giới. Tòa tháp cao 96,3 mét, có 4 mặt đồng hồ với đường kính 7 mét và cao 55 mét. Kim phút của đồng hồ dài 4,2 mét được chế tạo bằng đồng, trong khi kim giờ dài 2,74 mét và được làm bằng hợp kim chuyên dùng để đúc súng.
Quả chuông đồng hồ Big Ben nặng 13,7 tấn và thường kêu mỗi giờ. Tuy nhiên, vào ngày 21/8/ 2017, Big Ben bắt đầt ngừng kêu để "đại phẫu" và chỉ rung trong các sự kiện đặc biệt như Giao thừa.

Choáng ngợp những chiếc đồng hồ nổi tiếng nhất Châu Âu

(Kiến Thức) - Những chiếc đồng hồ nổi tiếng nhất Châu Âu phải kể đến đồng hồ thiên văn Praha ở Séc, Big Ben ở Anh hay tháp đồng hồ Zytglogge ở Thụy Sĩ,...Đây còn là những địa điểm thu hút khách du lịch trên thế giới.

Choang ngop nhung chiec dong ho noi tieng nhat Chau Au
Đồng hồ thiên văn Praha, nằm tại thủ đô của Cộng hòa Séc. Chiếc đồng hồ này được lắp đặt lần đầu vào năm 1410, là đồng hồ thiên văn cổ thứ ba và cổ nhất vẫn còn hoạt động trên thế giới. (Nguồn ảnh: DW) 

Choang ngop nhung chiec dong ho noi tieng nhat Chau Au-Hinh-2
 Big Ben ở thủ đô London (Anh) là một trong những tháp đồng hồ nổi tiếng nhất Châu Âu. Tháp đồng hồ Big Ben, có chiều cao 96 mét, từng nổi tiếng với cái tên "Chiếc đồng hồ bốn mặt lớn nhất thế giới". Big Ben thực ra là một tên gọi chỉ để gọi quả chuông chính đặt bên trong tháp này.

Choang ngop nhung chiec dong ho noi tieng nhat Chau Au-Hinh-3
 Đồng hồ Thế giới là chiếc đồng hồ kiểu tháp pháo lớn nằm ở quảng trường công cộng của Alexanderplatz ở Mitte, thủ đô Berlin, Đức. Chiếc đồng hồ này được Erich John thiết kế thời Đông Đức và vào năm 1969, nó được giới thiệu với công chúng.

Choang ngop nhung chiec dong ho noi tieng nhat Chau Au-Hinh-4
 Một chiếc đồng hồ đặc biệt khác ở thủ đô Berlin là Flowing Time, cao 13 mét "xuyên" qua 3 tầng của Trung tâm Europa ở thủ đô nước Đức.

Choang ngop nhung chiec dong ho noi tieng nhat Chau Au-Hinh-5
 Tháp đồng hồ Zytglogge là một địa điểm nổi tiếng ở Bern, Thuỵ Sĩ. Công trình này được xây dựng từ năm 1530.

Choang ngop nhung chiec dong ho noi tieng nhat Chau Au-Hinh-6
 Đồng hồ Thiên văn được đặt trong Nhà thờ Strasbourg (Pháp) do những người thợ đồng hồ Thuỵ Sĩ thiết kế. Đây được xem là kiệt tác thời Phục hưng.

Choang ngop nhung chiec dong ho noi tieng nhat Chau Au-Hinh-7
 Đồng hồ cuckoo lớn nhất thế giới "tọa lạc" ở Triberg, Đức. Công trình này có trọng lượng lên tới 6 tấn.

Choang ngop nhung chiec dong ho noi tieng nhat Chau Au-Hinh-8
Theo DW, đồng hồ Glockenspiel ở Munich, Đức, hoạt động bằng năng lượng mặt trời theo cách rất hiện đại.

Choang ngop nhung chiec dong ho noi tieng nhat Chau Au-Hinh-9
 Đồng hồ Anchor ở Vienna (Áo) do hoạ sĩ Franz Matsch thiết kế.

Choang ngop nhung chiec dong ho noi tieng nhat Chau Au-Hinh-10
 Tháp đồng hồ Graz ở Scholossberg, Áo, có thể được nhìn thấy từ xa. Điểm đặc biệt của tháp đồng hồ này là kim giờ có kích thước lớn hơn kim phút.

Choang ngop nhung chiec dong ho noi tieng nhat Chau Au-Hinh-11
 Đồng hồ Thiên văn Torre dell'Orologio "toạ lạc" tại Quảng trường St Mark ở Venice, Italy. Lần gần đây nhất tháp đồng hồ Torre dell'Orologio được "trùng tu" là vào năm 1998.

Bán nhà cho con đi vượt biên, cha già nhận lại nỗi đau xót xa

Số phận nghiệt ngã đã xóa tan giấc mộng hoàn hảo mà người cha phải bán nhà cửa để gây dựng cho các con.

Trên hẻm núi cao của vùng Kurdistan là nơi bà mẹ Khazal Hussein và các con Hadiya, 22 tuổi, Mubin, 16 tuổi và Hasty 7 tuổi an nghỉ sau khi không may bỏ mạng trên eo biển Manche. Họ là 4 trong số những nạn nhân trên chuyến tàu vận chuyển người trái phép, thứ từng cướp đi 44 sinh mạng khác.
Vợ con qua đời, ông  Rzgar Hussein, 58 tuổi, phải nếm trải nỗi đau đớn chưa từng có. "Tôi cảm thấy cuộc sống của tôi như đã ngừng lại rồi", ông Hussein buồn bã. Để trang trải cho chuyến đi, trước đó, ông đã phải rao bán căn nhà cùng vay mượn để có được số tiền khoảng 900 trăm triệu đồng. Thế nhưng, bức tranh tương lai mà ông vẽ ra cho các con đành dang dở khi những người thân yêu rơi vào "bàn tay Tử thần. "Các con sẽ không có tương lai nếu tiếp tục ở lại đây. Người cha nào cũng muốn con cái có cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó là lý do vì sao tôi phải bán nhà đi", ông Hussein nói trong nước mắt.