Diễn đàn Đổi mới toàn diện giáo dục: Những việc cần làm

(Kiến Thức) - Theo quan điểm của Bộ GD&ĐT, để đổi mới toàn diện nền giáo dục, nhiều bộ sách giáo khoa phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.

Trước hết, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương này nhằm thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận cũng như huy động sự tham gia đánh giá, giám sát, phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục nói chung, chủ trương một chương trình và nhiều SGK nói riêng. 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Tiếp đó là phải thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia Đổi mới chương trình, SGK và các Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, SGK cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thành lập ở cấp quốc gia một số đơn vị như Ban Những vấn chung về chương trình, SGK; Ban Xây dựng chương trình tổng thể; các ban xây dựng chương trình môn học (trong đó mỗi ban đều có tổng chủ biên chương trình từ lớp 1 - 12); các Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình, SGK. 
Cần phải ban hành và công khai quy định về quy trình xây dựng chương trình giáo dục phổ thông và quy trình biên soạn SGK; bộ tiêu chí đánh giá chương trình giáo dục phổ thông và bộ tiêu chí đánh giá SGK. Ban hành quy định về nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động, tiêu chuẩn thành viên của các Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông, Hội đồng quốc gia thẩm định SGK. 
Tăng cường xã hội hóa biên soạn SGK bằng cách khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK (sách giấy và sách điện tử) trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt, sử dụng thống nhất trong toàn quốc. Tập huấn các tác giả SGK về các yêu cầu và tiêu chí đánh giá chương trình, SGK. 
Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK. Cũng như các SGK khác, bộ SGK này phải được Hội đồng quốc gia thẩm định, được in và bán thông qua hệ thống xuất bản và phát hành theo Luật Xuất bản và các quy định hiện hành. Với các cơ sở giáo dục thì sẽ thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý thực hiện chương trình, sử dụng SGK. 
Các cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường hàng năm theo chương trình giáo dục phổ thông và hướng dẫn của địa phương (sở, phòng GD&ĐT). Cùng với đó, nhà trường tổ chức để chọn lựa từng bộ SGK phù hợp. 
Chuyên nghiệp hoá đội ngũ về chương trình, SGK. Phát triển đội ngũ tác giả chương trình, SGK. Huy động tối đa trí tuệ của những người am hiểu và có kinh nghiệm về giáo dục phổ thông tham gia xây dựng, góp ý chương trình, SGK. Tổ chức cho đội ngũ tác giả chương trình, SGK và người tham gia thẩm định chương trình, SGK tham dự các khoá tập huấn, hội thảo ở trong nước, nước ngoài về yêu cầu, tiêu chí, cách thức triển khai xây dựng chương trình, viết SGK... 

Diễn đàn Đổi mới toàn diện giáo dục: Vì sao phải đổi mới?

(Kiến Thức) - Theo Bộ GD&ĐT, đã đến lúc phải có một chương trình và sách giáo khoa phù hợp để đáp ứng với yêu cầu của mục tiêu giáo dục mới...

Chương trình và SGK phải đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển mô hình nhân cách, những phẩm chất và năng lực của học sinh. Vấn đề đầu tiên đặt ra cho việc xây dựng chương trình và biên soạn SGK là phải xác định hệ thống phẩm chất và năng lực cần phát triển ở học sinh Việt Nam trong giai đoạn tới là những phẩm chất, năng lực gì, tại sao lại là các phẩm chất và năng lực ấy, nội hàm của mỗi năng lực, các mức độ của mỗi năng lực ấy đối với từng trình độ, lứa tuổi...
 
Chương trình, SGK mới phải thiết lập được sự cân đối giữa "dạy học" và "giáo dục". Phải xác định đúng và có cách tiếp cận phù hợp các đặc trưng của từng lĩnh vực giáo dục, môn học, hoạt động trải nghiệm. Thực trạng mất cân đối giữa dạy chữ, dạy người và dạy nghề hiện nay có nguyên nhân chính là do chương trình chưa coi trọng xử lý hài hoà các đặc trưng đó. Chương trình, SGK được thiết kế tương ứng theo hai giai đoạn của giáo dục phổ thông: Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn định hướng nghề nghiệp. Chương trình, SGK phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất giữa dạy học tích hợp và dạy học phân hóa. 

Tỉnh Hải Dương xây trụ sở nghìn tỷ: “Lãng phí, phản cảm“

(Kiến Thức) - Trong điều kiện ngân sách đang “giật gấu vá vai”, việc xin xây dựng trung tâm hành chính với số vốn lớn như vậy là gây phản cảm trong dư luận.

Như Báo điện tử Kiến Thức đã đưa tin, UBND tỉnh Hải Dương đang xin ý kiến Thủ tướng về dự án khu hành chính tỉnh rộng 19,15ha tại khu đô thị mới phía Đông TP Hải Dương, tổng mức đầu tư khoảng 2.060 tỉ đồng, cao không quá 20 tầng, trong đó ngân sách tỉnh chi khoảng 1.000 tỉ đồng...
Khu hành chính này sẽ là nơi làm việc tập trung của 19 cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền thuộc tỉnh Hải Dương, bao gồm 5 khu: khu trụ sở của HĐND, UBND, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; khu làm việc khối các sở, ngành thuộc UBND tỉnh; trung tâm hội nghị…