Điểm nghi vấn mới trong vụ máy bay Malaysia mất tích

(Kiến Thức) - Điều đáng ngờ mới là máy bay Malaysia “lẽ ra phải, nhưng đã không” tự động kết nối, liên lạc với hệ thống giám sát dữ liệu chuyến bay sau khi biến mất khỏi màn hình radar.

Theo các chuyên gia Boeing, chiếc máy bay Boeing 777-200ER của hãng hàng không Malaysia Airlines vốn được trang bị một máy tính có khả năng tự động kết nối và liên lạc với mặt đất thông qua những tin nhắn gọi là ACARS. Công nghệ này giúp các kỹ thuật viên luôn sẵn sàng đáp trả các yêu cầu sửa chữa trong trường hợp cần thiết và cũng để rút ngắn thời gian lưu lại hệ thống (thời gian tính từ lúc tiến trình xuất hiện đến khi kết thúc).
Các tin nhắn báo lỗi tự động ACARS từ máy bay Airbus A330 của hãng hàng không Pháp mất tích ở Đại Tây Dương năm 2009 hé lộ các số liệu tốc độ vô lý khiến các nhà điều tra cho rằng, đây có thể là nguyên nhân gây ra tai nạn. Sau đó, khi tìm được hộp đen máy bay, nghi vấn trên đã được xác nhận dù lỗi của phi công là nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn.
Một chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines.
 Một chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Tuy nhiên, trong trường hợp máy bay Malaysia mất tích, điều lạ lùng là không hề có bất cứ tin nhắn báo lỗi ACARS nào được tự động gửi đi để giúp các nhà điều tra tìm ra điều gì đã xảy ra với chuyến bay MH370.
“Thời điểm máy bay mất tích, không có bất cứ tin nhắn nào từ ACARS”, một nhà điều tra giấu tên cho biết.
Chưa hết, ngoài hệ thống ACARS tiêu chuẩn, các hãng hàng không còn có thể lắp đặt thêm hệ thống được gọi là Quản lý tình trạng máy bay do Boeing nhằm tăng tốc việc xử lý sự cố và cho phép Boeing theo dõi chuyến bay cũng như hãng hàng không.
Tuy nhiên, Reuters dẫn lời một chuyên gia hiểu rõ về vấn đề này cho biết, máy bay mất tích của hãng Malaysia Airlines không được trang bị lắp đặt những hệ thống nói trên.
Chuyến bay MH370 đã biến mất ở độ cao 10.670 m lúc 1h40 ngày 8/3. Malaysia phải thốt lên rằng, đây là vụ mất tích bí ẩn chưa từng có khi một cuộc tìm kiếm cả trên không khí và trên biển với quy mô quốc tế bước sang ngày thứ 4 mà không tìm thấy bất kỳ dấu vết của chiếc máy bay mất tích này.

Sĩ quan quân đội Ukraine bị bắt cóc ở Crimea

(Kiến Thức) - Sĩ quan chỉ huy một đơn vị quân đội của Ukraine, Trung tá Volodymyr Sadovnyk đã bị bắt cóc ở Bakhchisarai.

Theo đó, Chánh văn phòng của đơn vị quân đội trên là Trung tá Serhiy Hunder đã thông báo vụ việc xảy ra hôm 9/3 trên cho giới báo chí Ukraine.
“Vụ bắt cóc trên xảy ra ở Bakhchisarai khi chỉ huy Sadovnyk đang trên đường trở về nhà sau bữa cơm trưa. Tính tới thời điểm trưa hôm nay (10/3), ông ấy đã hai lần liên lạc với vợ con trong thời gian từ 7h-8h sáng. Mỗi lần nói chuyện, ông Sadovnyk đều bảo mình ổn cả, nhưng ông không tiết lộ nơi mình bị giam giữ. Đến thời điểm này, bọn bắt cóc chưa đưa ra yêu sách nào cả”, vị chánh văn phòng này cho biết.

Vết dầu ngoài khơi Việt Nam không phải của máy bay Malaysia

(Kiến Thức) - Khẳng định vết dầu loang ngoài khơi bờ biển Việt Nam không phải của máy bay Boeing 777 bị mất tích, các nhà chức trách Malaysia tuyên bố sẽ mở rộng phạm vi tìm kiếm.

Đã hơn 60 giờ kể từ khi máy bay mang số hiệu MH370 mất tích, vẫn không hề có bất cứ mảnh vỡ hay dấu vết nào của nó được tìm thấy bất chấp nỗ lực tìm kiếm của 6 quốc gia với hàng chục tàu và máy bay quân sự được trang bị các radar có khả năng quét và phát hiện một quả bóng từ độ cao hàng trăm mét. Manh mối duy nhất được tìm thấy là vết dầu loang ngoài khơi Việt Nam, cách bang Kelantan, miền Đông Malaysia 150 dặm về phía bắc và nằm về phía nam của vị trí mà kiểm soát không lưu mất liên lạc với máy bay.

Lãnh đạo Crimea cho dân lựa chọn hộ chiếu Nga hoặc Ukraine

(Kiến Thức) - Thủ tướng Crimea cho biết, họ sẽ cho phép người dân chọn hộ chiếu Ukraine hoặc Nga nếu Khu tự trị sát nhập vào Nga sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3 tới.