Điểm mặt những sai phạm của Công ty mía đường Sơn La

(Kiến Thức) - Sở TN&MT tỉnh Sơn La từng có biên bản chỉ ra hàng loạt sai phạm liên quan đến ô nhiễm môi trường của Công ty cổ phần mía đường Sơn La, thế nhưng sự việc vẫn tiếp diễn khiến người dân trực tiếp chịu hậu quả, gây bức xúc dư luận.

Liên quan đến vụ việc "Công ty mía đường Sơn La bị tố gây ô nhiễm" mà Kiến Thức đã phản ánh, ông Nguyễn Quang Thiên – Trưởng phòng TN&MT (Sở TNMT tỉnh Sơn La) cho biết: “Năm 1997 nhà máy đường được đầu tư xây dựng với nguồn vốn nhà nước. Thời gian đầu hoạt động nhà máy đã gây ô nhiễm, do hệ thống xử lý chất thải chưa có gì. Nhà máy mía đường Sơn La nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thuộc đối tượng phải xử lý triệt để, nằm trong Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thế nhưng, cho đến nay tình trạng ô nhiễm cũng chưa giải quyết được."
Diem mat nhung sai pham cua Cong ty mia duong Son La
 Ông Nguyễn Quang Thiên Trưởng phòng TN&MT cho biết: việc người dân "nghi ngờ" ô nhiễm là do nhà máy mía đường Sơn La là có cơ sở.
Việc người dân tiểu khu 4, tiểu khu 5 thị trấn Hát Lót “nghi ngờ” Công ty CP mía đường gây ô nhiễm môi trường có cơ sở hay không? (PV). Ông Thiên cũng khẳng định, việc nghi ngờ của người dân là hoàn toàn có cơ sở bởi mùi hôi thối và mó nước ngầm chuyển màu đen kịt chỉ diễn ra khi nhà Công ty mía đường Sơn La hoạt động.
Diem mat nhung sai pham cua Cong ty mia duong Son La-Hinh-2
 Công ty CP mía đường vẫn "bình chân như vại" trước sự ô nhiễm và cho đó là từ nhiều "nguồn khác nhau, không phải do nhà máy".
Theo Biên bản làm việc ngày 20/3/2019 giữa Sở TN&MT tỉnh Sơn La với Công ty CP mía đường Sơn La đã có hàng loạt những sai phạm đang tồn tại khi Công ty CP mía đường Sơn La nâng công suất từ 45.000 lên 150.000 tấn đường/năm. Sai phạm cụ thể như sau:
1. Công ty CP mía đường Sơn La không lập kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án để niêm yết công khai theo quy định.
2. Không lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc khi thải tự động đối với khí thải phát sinh sau xử lý.
3. Chưa hoàn thiện hệ thống thu gom nước giải nhiệt, còn để hiện tượng nước giải nhiệt chảy ra môi trường.
4. Chưa thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống thu gom và thoát nước mưa đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường và tuân thủ các quy định tại Nhị định 80/2014/NĐ – CP .
5. Hệ thống thu gom nước thải chưa xây dụng hoàn thiện, còn nhiều chỗ dò rỉ, vận hành không đúng theo Báo cáo ĐTM được phê duyệt.
6. Không lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theo quy định.
7. Không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theo quy định.
8. Không có phương án phòng chống sự cố môi trường (vi phạm điểm a, khoản 1, điều 108, luật BVMT (Bảo vệ môi trường) 2014).
Diem mat nhung sai pham cua Cong ty mia duong Son La-Hinh-3
Văn bản vạch rõ những sai phạm của Công ty mía đường Sơn La. 
Diem mat nhung sai pham cua Cong ty mia duong Son La-Hinh-4
 

Diem mat nhung sai pham cua Cong ty mia duong Son La-Hinh-5
 Biên bản làm việc giữa Sở TN&MT tỉnh Sơn La và Công ty CP mía đường Sơn La cho thấy những sai phạm đang tồn tại của Công ty mía đường Sơn La.
Theo khoản 2, điều 9, Nghị định 155/2016/NĐ – CP Ngày 18/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì Công ty CP mía đường Sơn La có thể bị phạt tiền tối đa gần 1 tỷ đồng.
Diem mat nhung sai pham cua Cong ty mia duong Son La-Hinh-6
Việc công suất từ 45.000 lên 150.000 tấn đường/năm khiến người dân nghi ngờ về việc xử lý nước thải của Công ty mía đường Sơn La.
Sai phạm thì đã rõ ràng thế nhưng lãnh đạo Công ty CP mía đường Sơn La lại khẳng định phía Công ty luôn gắn sản xuất với đảm bảo môi trường. Được biết, theo Báo cáo ĐTM (Đánh giá tác động môi trường) đã được phê duyệt thì toàn bộ nước thải phải được thu gom vào Bể chứa, sau đó dẫn vào 2 hệ thống xử lý nước thải và cuối cùng là dẫn vào các hồ chứa để tái sử dụng. Nhưng trên thực tế Công ty này lại dẫn nước thải vào 3 hồ chứa rồi mới dẫn vào hệ thống xử lý, nước sau xử lý được dẫn vào một hồ chứa để tái sử dụng.
Diem mat nhung sai pham cua Cong ty mia duong Son La-Hinh-7
 Quá trình vận hành công trình xử lý nước thải Công ty đã "làm sai quy trình" khiến người dân phải chịu cảnh ô nhiễm.
Người dân cho rằng, do làm sai quy trình nên một lượng lớn nước thải tại các hồ chứa chưa được xử lí đã “rò rỉ” ra bên ngoài môi trường là nguyên nhân góp phần vào hiện tượng nước tại các mạch nước ngầm có màu đen kịt và bốc mùi hôi thối nồng nặc chảy trực tiếp ra suối Nậm Pàn. Với những gì đang diễn ra, và những gì người dân đã, đang và sẽ phải hứng chịu thì trách nhiệm thuộc về Công ty CP mía đường Sơn La là không hề nhỏ.
Diem mat nhung sai pham cua Cong ty mia duong Son La-Hinh-8
Suối Nậm Pàn đang ngày đêm "chịu hậu quả" bốc mùi hôi thối. 
Sai phạm là như vậy, thế nhưng thay vì khắc phục triệt để trái lại Công ty CP mía đường Sơn La vẫn “dửng dưng” chỉ khi nào “dân kêu” mới “bắt tay” vào xử lý ô nhiễm. Ô nhiễm thì xảy ra từ nhiều năm nay thế nhưng lãnh đạo Công ty khẳng định “mới chỉ xảy ra có 2 ngày hôm nay có chiều hướng tăng lên, chúng tôi đang quyết liệt cô lập các hồ để tìm điểm rò rỉ”.
Có thể khẳng định việc thiếu trách nhiệm trong quản lý vận hành sản xuất, thiếu trách nhiệm trong khắc phục hậu quả vì “ô nhiễm bắt đầu từ nhiều nguồn khác nhau” mà “không phải của Công ty mía đường Sơn La”.
Phải chăng UBND tỉnh Sơn La thiếu trách nhiệm và thiếu quyết liệt trong việc quản lý và xử lý những sai phạm của Công ty CP mía đường Sơn La, trong khi người dân vẫn ngày đêm phải sống trong môi trường ô nhiễm kêu cứu trong “vô vọng”.

Rùng mình dịch vụ mát-xa tại nhà, nhân viên toàn 'hàng tuyển' ở Hà Nội

Mát-xa, tẩm quất đơn giản là hình thức vật lý trị liệu, phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động này đang bị biến tướng theo nhiều cách khác nhau.

Tiền triệu cho 1 giờ mát-xa 'thư giãn' tại nhà
Nếu như dịch vụ mát-xa 'đèn mờ' cho nam giới đã xuất hiện từ rất lâu thì mát-xa 'thư giãn' dành cho phụ nữ ở Hà Nội chỉ phát triển mạnh khoảng 6 năm trở lại đây. Nhân viên trong nghề hầu hết là nam giới trong độ tuổi từ 18-30. Địa điểm làm việc của họ có thể là nhà riêng, nhà nghỉ hoặc khách sạn… Hoạt động này diễn ra từ công khai trên mạng xã hội đến các hội kín.

Gian lận thi cử ở Sơn La: Khởi tố cựu cán bộ Công an tỉnh

(Kiến Thức) - Liên quan vụ án gian lận thi cử ở Sơn La, cơ quan chức năng đã khởi tố cựu cán bộ Công an tỉnh Sơn La Đỗ Khắc Hưng (54 tuổi, cựu Trung tá, cán bộ phòng An ninh chính trị nội bộ - PA83, Công an tỉnh Sơn La).

Sáng nay (16/2), trao đổi qua điện thoại với PV, lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La (VKS), xác nhận cơ quan này đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ông Đỗ Khắc Hưng (54 tuổi, cựu Trung tá, cán bộ phòng An ninh chính trị nội bộ - PA83, nay là PA03 Công an tỉnh Sơn La).

Giám đốc VP Đăng ký Đất Long Biên bị tố nhiều sai phạm: Quận Long Biên "trên nóng dưới lạnh"?

(Kiến Thức) - Đã hơn một tuần trôi qua kể từ khi PV đến liên hệ xác minh, tìm hiểu các nội dung liên quan về việc Giám đốc Văn phòng Đăng ký Đất đai Long Biên bị tố sai phạm, đồng thời, Bí thư quận ủy đã chỉ đạo làm rõ nhưng Chủ tịch UBND quận Long Biên (Hà Nội) vẫn im lặng, không phản hồi thông tin.

Sự việc ông Nguyễn Hữu Toàn - Giám đốc Văn phòng Đăng ký Đất đai Hà Nội (Chi nhánh Long Biên) bị tố nhiều sai phạm trong công việc được báo điện tử Kiến Thức phản ánh qua các loạt bài: “Giám đốc VP Đăng ký Đất đai Long Biên bị tố nhiều sai phạm?, “Bí thư quận chỉ đạo giải quyết đơn tố cáo Giám đốc VP Đăng ký Đất đai Long Biên”, "Giám đốc VP Đăng ký Đất Long Biên Nguyễn Hữu Toàn nói gì khi bị “tố” sai phạm?” đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Ngay khi có đơn tố cáo, Bí thư quận ủy Long Biên đã có chỉ đạo bằng công văn số 405-CV/VPQU gửi đến đích danh bà Vũ Thu Hà - Chủ tịch quận Long Biên đề nghị xem xét, giải quyết đơn tố cáo. 
Giam doc VP Dang ky Dat Long Bien bi to nhieu sai pham: Quan Long Bien
Công văn chỉ đạo của Bí thư Quận ủy Long Biên. 
Cụ thể, công văn nêu: "Đồng chí Bí thư Quận ủy nhận được đơn thư nặc danh với nội dung tố cáo đồng chí Nguyễn Hữu Toàn - Giám đốc văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội, chi nhánh Long Biên có những vi phạm về đạo đức và thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ được giao.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bí thư Quận ủy, Văn phòng Quận ủy chuyển đơn đến đồng chí Vũ Thu Hà - Chủ tịch UBND quận Long Biên xem xét, giải quyết."
Mặc dù có công văn chỉ đạo cụ thể, báo chí tích cực vào cuộc nhưng khi PV Kiến Thức đến UBND quận Long Biên để liên hệ công tác (ngày 22/3) nhằm xác minh khách quan các nội dung liên quan, thì ngay khi biết được nội dung đơn tố cáo ông Toàn đại diện bộ phận hành chính nói: “Việc này không phải quận xử lý…”.
Đến khi PV nêu nội dung công văn chỉ đạo của Bí thư Quận ủy Long Biên, vị đại diện bộ phận hành chính liền gọi điện cho phía Văn phòng UBND quận. Bất ngờ hơn là ngay khi kết thúc cuộc gọi đại diện bộ phận hành chính liền nhận các giấy tờ liên hệ công tác của PV và cho biết, Chánh văn phòng sẽ chủ động liên hệ lại và thông tin lại với PV sau.
Thế nhưng đến nay, đã hơn một tuần trôi qua UBND quận Long Biên vẫn im lặng đến lạ, không có bất cứ phản hồi nào cho PV Kiến Thức. Phải chăng, Chủ tịch quận Long Biên - Vũ Thu Hà và UBND quận Long Biên đang "phớt" lờ chỉ đạo của Bí thư quận ủy. Việc này là minh chứng cho tình trạng "trên nóng dưới lạnh" mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đến tại phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. 
Giam doc VP Dang ky Dat Long Bien bi to nhieu sai pham: Quan Long Bien
Ông Nguyễn Hữu Toàn - Giám đốc Văn phòng Đăng ký Đất đai Hà Nội (Chi nhánh Long Biên) đang bị tố nhiều sai phạm trong công việc.
Trước đó, bày tỏ quan điểm với PV Kiến Thức về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong sự việc này, luật sư Trương Quốc Hòe (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, về nguyên tắc hiện hành thì đơn nặc danh chưa có hiệu lực. Nhưng đối với vụ việc Giám đốc VP Đăng ký đất Long Biên bị tố cáo nhiều sai phạm, có thể thấy Đảng ủy Quận Long Biên đã tiếp nhận thông tin khi nhận thấy có cơ sở nên mới có gửi công văn giao Chủ tịch quận Long Biên xem xét, giải quyết.
“Thấy sự việc, hiện tượng là có thật thì người ta vẫn có thể thụ lý, điều tra. Tuy nhiên phải phụ thuộc vào người đứng đầu. Người đứng đầu họ đứng trước tình huống thực tế ở địa phương họ, nơi họ đang quản lý, dù chỉ là đơn nặc danh nhưng họ vẫn có quyền giải quyết vụ việc. Đó là quyền của người đứng đầu”, - luật sư Hòe nhấn mạnh.
Liên quan đến sự việc, được biết Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng đã vào cuộc xác minh.
Trong các nội dung tố cáo ông Toàn có đề cập đến việc 3 tháng liền ông Toàn làm mất 3 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân? Cụ thể sự việc này như thế nào? Và UBND TP Hà Nội có ý kiến ra sao trước việc, Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin chi tiết.

Trị bệnh “trên nóng dưới lạnh”

Theo PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu, Học viện Hành chính quốc gia: “Trên nóng dưới lạnh”, chính là “căn bệnh” của hệ thống chính trị hiện nay cần phải chữa trị. “Căn bệnh” này đã và đang gây nhiều tác hại, là rào cản làm chậm bước tiến sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, thậm chí có thể vô hiệu hóa mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nếu như không được chú ý quan tâm đúng mức, không có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu.

Do đó, để trị “bệnh này có hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải làm thế nào để chỉ ra đích danh, đúng địa chỉ, nhất là bộ phận “dưới lạnh”. Trên cơ sở đó xây dựng các thiết chế tổ chức, các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát nói chung, giám sát quyền lực nói riêng hoạt động có hiệu quả.

Đặc biệt, phát huy tác dụng của “thanh bảo kiếm” - Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ủy ban Kiểm tra các cấp, giờ đây đang được gia tăng quyền hạn và tăng cường năng lực. Kiểm tra các cấp, (có thể kiểm tra một số đơn vị trực thuộc tỉnh như huyện, qua đó rút kinh nghiệm chung trong toàn Đảng để triển khai diện rộng) đây là nhiệm vụ mới của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang được cho là một trong những giải pháp lấp đầy những khoảng trống trong xử lý các vụ việc nổi cộm, sai phạm hiện nay tại địa phương và đơn vị cấp dưới.

Đồng thời phải thực sự dựa vào dân, có cơ chế phù hợp phát huy quyền làm chủ của người dân trong việc kiểm tra, giám sát xây dựng Đảng, chính quyền, khi đó, người dân sẽ cho địa chỉ những người còn “lạnh” trong bộ máy Đảng, và Nhà nước. Xử lý nghiêm và kiên quyết những tổ chức và cán bộ, công chức vẫn còn “lạnh”, giữ nghiêm kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước.