Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

VietnamDaily News

Điểm mặt các loài lưỡng cư kỳ quái nhất Việt Nam

20/03/2015 06:30

(Kiến Thức) - Ếch cây hủi, ếch mắt sừng, nhái cây sừng, cóc núi… là những phát hiện về các loài lưỡng cư kỳ quái, tuyệt vời nhất ở Việt Nam.

Duy Huệ (TH)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Cóc tía, có tên khoa học là Bombina maxima. Loài động vật này có thân hình xù xì, xấu xí, được phát hiện sống ở dãy núi Phan Xi Păng thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên, Việt Nam. Cóc tía trông giống cóc nhà nhưng khác ở chỗ lỗ mắt hình tam giác, không có màng nhĩ, lưỡi tròn gắn với thềm miệng. Ảnh: vietnamheritage.
Cóc tía, có tên khoa học là Bombina maxima. Loài động vật này có thân hình xù xì, xấu xí, được phát hiện sống ở dãy núi Phan Xi Păng thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên, Việt Nam. Cóc tía trông giống cóc nhà nhưng khác ở chỗ lỗ mắt hình tam giác, không có màng nhĩ, lưỡi tròn gắn với thềm miệng. Ảnh: vietnamheritage.
Ếch cây hủi, có tên khoa học là Theloderma gordoni, là một trong những loài ếch cây xấu xí nhất. Nơi ở của chúng rất nặng mùi do sống ở các hốc cây đọng nước trong rừng hay các hốc đá có các lá cây rụng xuống và thối rữa. Ếch đực rất chung thủy với bạn tình, chúng thường sống thành đôi trọn đời bên nhau. Ảnh: reptiles
Ếch cây hủi, có tên khoa học là Theloderma gordoni, là một trong những loài ếch cây xấu xí nhất. Nơi ở của chúng rất nặng mùi do sống ở các hốc cây đọng nước trong rừng hay các hốc đá có các lá cây rụng xuống và thối rữa. Ếch đực rất chung thủy với bạn tình, chúng thường sống thành đôi trọn đời bên nhau. Ảnh: reptiles
Ếch cây đốm xanh, tên khoa học là Polypedates dennysii, là một trong những loài ếch cây lớn nhất châu Á. Màu sắc của nó có thể thay đổi từ xanh lá cây sẫm, xanh ngọc hay xanh dương. Loài này phân bổ ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Quảng Bình. Ảnh: vncreatures.
Ếch cây đốm xanh, tên khoa học là Polypedates dennysii, là một trong những loài ếch cây lớn nhất châu Á. Màu sắc của nó có thể thay đổi từ xanh lá cây sẫm, xanh ngọc hay xanh dương. Loài này phân bổ ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Quảng Bình. Ảnh: vncreatures.
Ếch cây cựa, tên khoa học là Rhacophorus robertingeri. Loài này có mút ngón tay và ngón chân phình thành đĩa bám dẹt, đĩa ngón tay lớn hơn đĩa ngón chân tương ứng. Loài này thường gặp trên các cành cây cách đất 3-4m ven các suối trong các khu rừng kín tán ở độ cao 700-200m. Phân bố ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam, Gia Lai, Kontum. Lâm Đồng. Ảnh: wildlifeatrisk.
Ếch cây cựa, tên khoa học là Rhacophorus robertingeri. Loài này có mút ngón tay và ngón chân phình thành đĩa bám dẹt, đĩa ngón tay lớn hơn đĩa ngón chân tương ứng. Loài này thường gặp trên các cành cây cách đất 3-4m ven các suối trong các khu rừng kín tán ở độ cao 700-200m. Phân bố ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam, Gia Lai, Kontum. Lâm Đồng. Ảnh: wildlifeatrisk.
Ếch cây màng bơi đỏ, có tên khoa học là Rhacophorus rodopus. Màu sắc ban ngày của loài ếch này khác với màu sắc ban đêm. Ban ngày nó có màu nâu vàng hay nâu xám; ban đêm có màu đỏ thẫm, bụng màu vàng rực. Điểm đặc biệt nhất của loài này là lớp màng chân. Chúng phân bố ở Yên Tử, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kontum và Lâm Đồng. Ảnh: amphibiancare.
Ếch cây màng bơi đỏ, có tên khoa học là Rhacophorus rodopus. Màu sắc ban ngày của loài ếch này khác với màu sắc ban đêm. Ban ngày nó có màu nâu vàng hay nâu xám; ban đêm có màu đỏ thẫm, bụng màu vàng rực. Điểm đặc biệt nhất của loài này là lớp màng chân. Chúng phân bố ở Yên Tử, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kontum và Lâm Đồng. Ảnh: amphibiancare.
Ếch mắt sừng, tên khoa học là Brachytarsophrys intermedia. Loài này có thân hình khá kỳ quái, khi bị đe dọa cái miệng rộng của nó sẽ mở ra rất to, là một trong những kẻ khổng lồ trong thế giới loài ếch. Ảnh: vncreatures.
Ếch mắt sừng, tên khoa học là Brachytarsophrys intermedia. Loài này có thân hình khá kỳ quái, khi bị đe dọa cái miệng rộng của nó sẽ mở ra rất to, là một trong những kẻ khổng lồ trong thế giới loài ếch. Ảnh: vncreatures.
Ễnh ương đốm (tên khoa học: Calluella guttulata) được ghi nhận xuất hiện ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập, là một trong những loài loài ễnh ương nhỏ nhất được tìm thấy ở Việt Nam. Ễnh ương đực rất si tình. Ảnh: berkeley.
Ễnh ương đốm (tên khoa học: Calluella guttulata) được ghi nhận xuất hiện ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập, là một trong những loài loài ễnh ương nhỏ nhất được tìm thấy ở Việt Nam. Ễnh ương đực rất si tình. Ảnh: berkeley.
Nhái cây sừng, có tên khoa học là Gracixalus supercornutus, sở hữu ngoại hình khá kỳ quái. Thân hình của loài vật này mọc ra rất nhiều chiếc gai nhọn. Tuy nhìn thoáng qua những chiếc gai trên nền cơ thể màu xanh rêu rất sắc nhọn nhưng thực tế nó lại rất mềm, không gây đau đớn khi chọc phải. Ảnh: wildlifeatrisk.
Nhái cây sừng, có tên khoa học là Gracixalus supercornutus, sở hữu ngoại hình khá kỳ quái. Thân hình của loài vật này mọc ra rất nhiều chiếc gai nhọn. Tuy nhìn thoáng qua những chiếc gai trên nền cơ thể màu xanh rêu rất sắc nhọn nhưng thực tế nó lại rất mềm, không gây đau đớn khi chọc phải. Ảnh: wildlifeatrisk.
Loài cóc núi hansi, tên khoa học là Ophryophryne hansi. Loài cóc này có kích thước nhỏ, điều đặc biệt là tiếng gọi bầy, tiếng gọi bạn tình của loài này nghe giống như tiếng hót của một loài chim. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam. Ảnh: vncreatures.
Loài cóc núi hansi, tên khoa học là Ophryophryne hansi. Loài cóc này có kích thước nhỏ, điều đặc biệt là tiếng gọi bầy, tiếng gọi bạn tình của loài này nghe giống như tiếng hót của một loài chim. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam. Ảnh: vncreatures.
Ễnh ương nâu, có tên khoa học là Kaloula baleata, được phát hiện ở Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Loài vật có thân hình màu nâu lạ, được Mueller mô tả vào năm 1836 dựa trên mẫu vật thu ở Indonesia. Theo các tài liệu thì vùng phân bố của loài này khá rộng, từ Philippines đến Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Ảnh: ntlworld.
Ễnh ương nâu, có tên khoa học là Kaloula baleata, được phát hiện ở Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Loài vật có thân hình màu nâu lạ, được Mueller mô tả vào năm 1836 dựa trên mẫu vật thu ở Indonesia. Theo các tài liệu thì vùng phân bố của loài này khá rộng, từ Philippines đến Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Ảnh: ntlworld.
Cóc mày, có tên khoa học là Leptobrachium cf. pullum, được phát hiện tại miền Trung Việt Nam. Mắt của loài này rất đặc biệt, phát sáng vô cùng rực rỡ trong đêm tối. Ảnh: vncreatures.
Cóc mày, có tên khoa học là Leptobrachium cf. pullum, được phát hiện tại miền Trung Việt Nam. Mắt của loài này rất đặc biệt, phát sáng vô cùng rực rỡ trong đêm tối. Ảnh: vncreatures.

Bạn có thể quan tâm

Rửa mặt đồng giá 340.000đ – Tầm nhìn thay đổi làn da Việt của W Facewash

CNN: Lần thứ hai Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth dừng cấp vũ khí cho Ukraine, ông Trump không hay biết?

Kinh hoàng thịt lợn bệnh, mắc tả lợn châu Phi ra chợ ở Hà Nội mỗi đêm, đây là cách để nhận biết

Huấn Hoa Hồng khoe nộp thuế 1,2 tỷ đồng, lên tiếng về mối quan hệ với Tiến “bịp”

 Bí quyết giữ sắc vóc của diễn viên, doanh nhân An Hiền

Không cần “xịn” mới vui – Redmi Pad 2 đủ chất để giải trí mỗi ngày

Nguy kịch sau khi ăn tiết canh, lòng lợn ở quán quen

Người đàn ông nuốt thìa vào bụng khi say rượu, 5 tháng sau mới phát hiện ra

Hé lộ thời điểm ra mắt của iPhone 17e

Giá xe Mitsubishi Attrage lăn bánh tháng 7/2025, hỗ trợ 100% lệ phí trước bạ

Báo Mỹ: Nhà Trắng cân nhắc lần đầu chuyển hệ thống vũ khí quan trọng cho Ukraine

Giá xe ga Yamaha Grande tháng 7/2025, giảm 3 triệu đồng

Top tin bài hot nhất

Xe ga Yamaha Vinoora 125 đậm chất Anime, rất tiết kiệm xăng

09/07/2025 08:52

Giá xe Mitsubishi Xforce tháng 7/2025, hỗ trợ 50% phí trước bạ

09/07/2025 08:52

Hyundai Stargazer X giá 599 triệu đồng liệu có đáng “đồng tiền bát gạo”?

09/07/2025 07:54

Yamaha Finn 2025 bản Thái ra mắt, giá 33 triệu đồng

09/07/2025 04:52

CNN: Lần thứ hai Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth dừng cấp vũ khí cho Ukraine, ông Trump không hay biết?

09/07/2025 18:52

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status