Điểm lại chính khách quyền lực thăm Việt Nam năm 2013

(Kiến Thức) - 2013 là năm Việt Nam đón tiếp nhiều đoàn lãnh đạo nước ngoài tới thăm, trong đó có những chuyến thăm đáng chú ý từ các nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc.

Tháng 12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thăm Việt Nam
Kết thúc năm 2013, Việt Nam tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người đã từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam và có nhiều đóng góp trong việc hàn gắn quan hệ hai nước sau chiến tranh.
Trong đoạn video dài khoảng 2 phút được Bộ Ngoại Giao Mỹ đăng trên trang web của mình trước chuyến đi, Ngoại trưởng Mỹ đã nói đến Việt Nam mà ông từng biết và Việt Nam của thời đổi mới với tình cảm của một người đã có nhiều gắn bó với đất nước này.
Trong chuyến thăm lần này, ông John Kerry tặng Phó thủ tướng Phạm Bình Minh bức ảnh chụp trong một cuộc họp trước. Ảnh: AFP.
Trong chuyến thăm lần này, ông John Kerry tặng Phó thủ tướng Phạm Bình Minh bức ảnh chụp trong một cuộc họp trước. Ảnh: AFP.
Trong chuyến thăm, ngoại trưởng Mỹ John Kerry có cuộc hội đàm và gặp gỡ các nhà lãnh đạo của Việt Nam, khẳng định Mỹ coi trọng quan hệ với Việt Nam trong tổng thể chính sách với châu Á-Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng John Kerry nhấn mạnh ý nghĩa của việc hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện, khẳng định Mỹ coi trọng quan hệ với Việt Nam trong tổng thể chính sách của Mỹ với châu Á-Thái Bình Dương, mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị-đối ngoại, kinh tế-thương mại, quốc phòng-an ninh, đến y tế, giáo dục, biến đổi khí hậu, giải quyết hậu quả chiến tranh. Ông cũng nói đến lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa hai nước về môi trường khu vực sông Mekong và đề cập tới vấn đề nhân quyền.
Kết thúc chuyến thăm, Ngoại trưởng Hoa Kỳ tuyên bố cam kết trợ giúp 32,5 triệu USD để tăng cường khả năng bảo vệ an ninh biển cho vùng Đông Nam Á, trong đó Mỹ sẽ giúp Việt nam 18 triệu USD để mua 5 chiếc tàu tốc độ nhanh cho lực lượng tuần duyên.
Ngoại trưởng Mỹ cũng tuyên bố cam kết trợ giúp 17 triệu USD cho chương trình Đồng bằng và rừng Việt Nam của USAID hiện đang hoạt động tại 4 tỉnh dồng bằng sông Cửu Long.
Tháng 11, Tổng thống Nga Putin quay trở lại Việt Nam
Năm 2013 cũng là năm đánh dấu sự trở lại châu Á của “Gấu Nga” với chuyến thăm của Tổng Thống Nga Putin tới một số nước châu Á trong đó có Việt Nam vào tháng 11.
Trong chuyến thăm này, ông Putin đã hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Kết thúc chuyến thăm, hai bên công bố đã ký kết được 17 thỏa thuận song phương trong các lĩnh vực dầu khí và năng lượng. Tuyên bố chung kết thúc chuyến thăm cũng đề cập đến thỏa thuận mới đạt được giữa hai nước trong hợp tác quốc phòng. Hiện Việt Nam là nước nhập nhiều trang thiết bị quốc phòng từ Nga, trong đó đáng chú ý là hợp đồng mua 6 tàu ngầm hạng kilo được ký vào năm 2009.
Mặc dù quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Nga đã có những bước phát triển đáng kể trong các năm qua, tiềm năng thương mại giữa hai nước hiện vẫn còn ở mức khiêm tốn là 2,7 tỷ USD. Tuyên bố chung hai nước cam kết sẽ phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 7 tỷ USD vào năm 2015 và 10 tỷ USD vào năm 2020.
Tháng 10, Thủ tướng Trung Quốc đặt chân tới Việt Nam
Giữa tháng 10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đến thăm Việt Nam trong khuôn khổ chuyến công du các nước Đông Nam Á.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Lý Khắc Cường tại trụ sở Chính phủ. Ảnh: AFP.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Lý Khắc Cường tại trụ sở Chính phủ. Ảnh: AFP.
Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc kể từ khi Trung Quốc có ban lãnh đạo mới và có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường, củng cố sự tin cậy chính trị, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Lý Khắc Cường tại trụ sở Chính phủ.
Tại cuộc hội đàm, hai thủ tướng trao đổi về tình hình quan hệ hai nước thời gian qua, về các biện pháp củng cố hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, trong đó có việc nỗ lực xây dựng đường biên giới chung hòa bình, ổn định, tăng cường phối hợp tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới.
Hai bên nhất trí thực hiện đầy đủ, hiệu quả "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), tăng cường tin cậy, thúc đẩy hợp tác, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, theo tinh thần và nguyên tắc của DOC, trên cơ sở đồng thuận, nỗ lực hướng tới thông qua "Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC).
Tháng 9, Việt Nam đón tiếp Thủ tướng Singapore
Ngày 11/9/2013, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa Singapore đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam, theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong thời gian ở thăm Việt Nam, Thủ tướng Lý Hiển Long đã hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; gặp gỡ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Hai bên hài lòng về hiệu quả của Hiệp định khung về kết nối Việt Nam-Singapore; đánh giá cao hoạt động của các Khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) tại Bình Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh và tin tưởng rằng Khu Công nghiệp VSIP 5 vừa được khởi công tại Quảng Ngãi sẽ thành công, góp phần vào sự phát triển của miền Trung Việt Nam.
Một trong những dấu ấn trong chuyến thăm lần này là hai Thủ tướng đã quyết định chính thức nâng cấp quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Singapore thành Đối tác Chiến lược.
Hai bên nhất trí đẩy mạnh phối hợp và cùng các nước ASEAN khác nỗ lực đẩy mạnh việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, tăng cường đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, vì hòa bình, an ninh và phát triển thịnh vượng ở khu vực; nhấn mạnh đoàn kết, vai trò tích cực của ASEAN.
Trước khi lên đường về nước, sáng 13/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã dự lễ khởi công Khu liên hợp công nghiệp, đô thị và dịch vụ (VSIP) Quảng Ngãi tại huyện Sơn Tịnh.

Hiệu trưởng bị tố vào khách sạn với vợ... bạn

Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing, PGS.TS.NGƯT Hoàng Trần Hậu vừa bị tố vào khách sạn với vợ của cấp dưới.

Đáng nói, người này vừa là một người bạn, người trợ lý đã gắn bó với ông Hậu nhiều năm nay. Trong đơn tố cáo gửi lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ GDĐT, PA83 Công an TP.HCM và các cơ quan truyền thông báo chí, ông P.K.B, Trưởng phòng Đối ngoại và Truyền thông, Viện Nghiên cứu kinh tế ứng dụng Trường ĐH Tài chính - Marketing, cho biết: PGS.TS.NGƯT Hoàng Trần Hậu, Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing hiện đã có vợ và hai con tại Hà Nội. Tuy nhiên, ông này vẫn cùng bà B.Đ.T.D (vợ hợp pháp của ông P.K.B - PV), đang công tác tại Trung tâm Hợp tác Quốc tế, ĐH Tài chính - Marketing dẫn nhau vào khách sạn sau giờ làm. 
Ông Hoàng Trần Hậu và bà B.Đ.T.D khoác vai tình tứ ở hành lang khách sạn Movenpick Sài Gòn (ảnh chụp từ clip).
Ông Hoàng Trần Hậu và bà B.Đ.T.D khoác vai tình tứ ở hành lang khách sạn Movenpick Sài Gòn (ảnh chụp từ clip).
Hình ảnh trong clip mà ông P.K.B khẳng định là ông Hoàng Trần Hậu và bà B.Đ.T.D khoác vai ở hành lang khách sạn Movenpick Sài Gòn (ảnh chụp từ clip).

Tận mặt mẹ mìn bắt cóc trẻ 1 ngày tuổi ở TP HCM

(Kiến Thức) - Theo lời kể của sản phụ bị mất con, những đặc điểm nhận dạng của mẹ mìn đã được công an thu thập và thể hiện trên tranh chân dung sơ bộ.

Công an đang vào cuộc điều tra vụ bắt cóc trẻ sơ sinh xảy ra ở bênh viện Q.7 (đường Nguyễn Thị Thập, P.Tân Phú, Q.7, TP.HCM). Dựa vào lời kể của vợ chồng bà Nguyễn Thị Minh Tâm (sinh năm 1973) bị bắt cóc mất con, cùng với sự giúp đỡ của một vài nhân chứng, công an bước đầu đã phác họa được chân dung của mẹ mìn.
Phác thảo chân dung mô tả các đặc điểm trên khuôn mặt của mẹ mìn bắt cóc trẻ sơ sinh ở TP. HCM.
 Phác thảo chân dung mô tả các đặc điểm trên khuôn mặt của mẹ mìn bắt cóc trẻ sơ sinh ở TP. HCM.

Thủ tướng TQ viếng lăng Bác, đi siêu thị ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị Việt Nam, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm lăng Bác, kính viếng Người và thăm một siêu thị ở Hà Nội.