Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

Điểm danh sinh vật có khả năng siêu nhân

23/04/2015 19:15

(Kiến Thức) - Những sinh vật dưới đây đều có khả năng siêu nhân khi sống được ở những nơi có điều kiện cực kỳ khắc nghiệt mà con người không thể.

Lưu Thoa (theo TTZ)

10 loài động vật không có... não vẫn sống khỏe

Những động vật có cơ chế sinh tồn cực độc, dị (1)

Sinh vật đầu tiên có khả năng siêu nhân là nhện nhảy Himalaya. Loài nhện kỳ lạ này có thể sống được ở nơi cao nhất thế giới với độ cao gần 6.700m, trong môi trường áp suất thấp, nhiệt độ đóng băng,và có sự khác biệt của áp suất khí quyển. Chúng cần rất ít oxy và nguồn dinh dưỡng duy nhất có sẵn cho loài nhện này là những côn trùng nhỏ được thổi lên núi bởi những cơn gió cao. Chúng được mệnh danh là sinh vật “đứng trên tất cả vạn vật”.
Sinh vật đầu tiên có khả năng siêu nhân là nhện nhảy Himalaya. Loài nhện kỳ lạ này có thể sống được ở nơi cao nhất thế giới với độ cao gần 6.700m, trong môi trường áp suất thấp, nhiệt độ đóng băng,và có sự khác biệt của áp suất khí quyển. Chúng cần rất ít oxy và nguồn dinh dưỡng duy nhất có sẵn cho loài nhện này là những côn trùng nhỏ được thổi lên núi bởi những cơn gió cao. Chúng được mệnh danh là sinh vật “đứng trên tất cả vạn vật”.
Chuột kangaroo khổng lồ. Loài vật này có thể không cần uống nước trong suốt vòng đời của mình. Chúng có được độ ẩm cần thiết từ nguồn thức ăn, chủ yếu là các loại hạt. Ngoài ra, loài vật này không đổ mồ hôi nên không bị mất nước trong cơ thể. Loài vật này sống tại thung lũng Chết của Mỹ, đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Chuột kangaroo khổng lồ. Loài vật này có thể không cần uống nước trong suốt vòng đời của mình. Chúng có được độ ẩm cần thiết từ nguồn thức ăn, chủ yếu là các loại hạt. Ngoài ra, loài vật này không đổ mồ hôi nên không bị mất nước trong cơ thể. Loài vật này sống tại thung lũng Chết của Mỹ, đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Giun biển paralvinella sulfincola. Loài giun này có khả năng sinh tồn ở những nơi có nhiệt độ lên tới 50 độ C. Các nhà khoa học cho rằng loài vật kỳ lạ này thích vùng có nhiệt độ nóng hơn để thưởng thức các vi khuẩn mà những loài sinh vật khác không lấy được. Con vật còn được gọi là giun bền nhiệt.
Giun biển paralvinella sulfincola. Loài giun này có khả năng sinh tồn ở những nơi có nhiệt độ lên tới 50 độ C. Các nhà khoa học cho rằng loài vật kỳ lạ này thích vùng có nhiệt độ nóng hơn để thưởng thức các vi khuẩn mà những loài sinh vật khác không lấy được. Con vật còn được gọi là giun bền nhiệt.
Cá mập Greenland. Đây là một trong những loài cá mập lớn nhất trên thế giới, có thể sống được ở nơi có nhiệt độ thấp nhất trên thế giới, khoảng 1-12 độ C. Do chúng sống tại vùng nước sâu 1.200m, phải di chuyển chậm để giữ nhiệt nên còn có biệt danh “cá mập ngủ”.
Cá mập Greenland. Đây là một trong những loài cá mập lớn nhất trên thế giới, có thể sống được ở nơi có nhiệt độ thấp nhất trên thế giới, khoảng 1-12 độ C. Do chúng sống tại vùng nước sâu 1.200m, phải di chuyển chậm để giữ nhiệt nên còn có biệt danh “cá mập ngủ”.
Giun ma quỷ Halicephalobus mephisto. Loài sinh vật này được đặt theo tên của một con quỷ trong văn hóa Đức, được tìm thấy trong các mẫu nước tại một hang động ở Nam Phi có độ sâu khoảng hơn 3,5 km. Chúng có thể sống trong điều kiện nhiệt độ vô cùng khắc nghiệt, bất chấp các điều kiện áp suất, nhiệt độ, dưỡng khí.
Giun ma quỷ Halicephalobus mephisto. Loài sinh vật này được đặt theo tên của một con quỷ trong văn hóa Đức, được tìm thấy trong các mẫu nước tại một hang động ở Nam Phi có độ sâu khoảng hơn 3,5 km. Chúng có thể sống trong điều kiện nhiệt độ vô cùng khắc nghiệt, bất chấp các điều kiện áp suất, nhiệt độ, dưỡng khí.
Ếch đóng băng. Ếch gỗ có khả năng chống đóng băng tự nhiên bên trong cơ thể, dù tim ngừng đập. Nồng độ glucose cao ở trong gan của loài ếch này đóng vai trò chính trong khả năng sinh tồn siêu nhiên của chúng.
Ếch đóng băng. Ếch gỗ có khả năng chống đóng băng tự nhiên bên trong cơ thể, dù tim ngừng đập. Nồng độ glucose cao ở trong gan của loài ếch này đóng vai trò chính trong khả năng sinh tồn siêu nhiên của chúng.
Vi khuẩn dưới biển sâu. Những loài vi khuẩn điển hình như vi khuẩn amip có thể sống ở điểm sâu nhất đại dương là rãnh Mariana, sâu khoảng 10,9km, có áp lực khắc nghiệt, gấp khoảng 1.100 lần so với áp suất mực nước biển. Dù rãnh đại dương có độ sâu cực lớn, áp lực khắc nghiệt nhưng các sinh vật sống dưới đó lại hoạt động rất hiệu quả.
Vi khuẩn dưới biển sâu. Những loài vi khuẩn điển hình như vi khuẩn amip có thể sống ở điểm sâu nhất đại dương là rãnh Mariana, sâu khoảng 10,9km, có áp lực khắc nghiệt, gấp khoảng 1.100 lần so với áp suất mực nước biển. Dù rãnh đại dương có độ sâu cực lớn, áp lực khắc nghiệt nhưng các sinh vật sống dưới đó lại hoạt động rất hiệu quả.
Động vật không xương sống Bdelloid. Loài động vật này chỉ có giới tính nữ và được tìm thấy trong nước ngọt. Chúng sinh sản vô tính và có khả năng sinh tồn đặc biệt khi chịu được sự mất nước khắc nghiệt. Do đó, chúng có thể tồn tại ở mức độ bức xạ đủ để giết hầu hết loài động vật.
Động vật không xương sống Bdelloid. Loài động vật này chỉ có giới tính nữ và được tìm thấy trong nước ngọt. Chúng sinh sản vô tính và có khả năng sinh tồn đặc biệt khi chịu được sự mất nước khắc nghiệt. Do đó, chúng có thể tồn tại ở mức độ bức xạ đủ để giết hầu hết loài động vật.
Con gián. Loài gián có thể sống sót mà không cần thức ăn và nước uống trong vài tuần, thậm chí cả khi chúng bị mất đầu. Điều đó giải thích vì sao loài gián đã tồn tại trên trái đất trong vòng 300 triệu năm, thậm chí còn lâu hơn cả loài khủng long.
Con gián. Loài gián có thể sống sót mà không cần thức ăn và nước uống trong vài tuần, thậm chí cả khi chúng bị mất đầu. Điều đó giải thích vì sao loài gián đã tồn tại trên trái đất trong vòng 300 triệu năm, thậm chí còn lâu hơn cả loài khủng long.
Gấu nước. Sinh vật này có thể tồn tại trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, áp suất và bức xạ cao. Chúng được coi là sinh vật dẻo dai nhất trên bề mặt trái đất. Vỏ bọc trông như một khẩu pháo giúp chúng có thể tồn tại ở những điều kiện cực kỳ khắc nghiệt bằng cách rơi vào trạng thái mất nước. Chỉ cần thả vào nước, chúng có thể hồi sinh.
Gấu nước. Sinh vật này có thể tồn tại trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, áp suất và bức xạ cao. Chúng được coi là sinh vật dẻo dai nhất trên bề mặt trái đất. Vỏ bọc trông như một khẩu pháo giúp chúng có thể tồn tại ở những điều kiện cực kỳ khắc nghiệt bằng cách rơi vào trạng thái mất nước. Chỉ cần thả vào nước, chúng có thể hồi sinh.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Diễn quán bar ở Thanh Hóa, Ngân 98 "mặc như không" cực phản cảm

Diễn quán bar ở Thanh Hóa, Ngân 98 "mặc như không" cực phản cảm

07/05/2025 08:30
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
Cô gái diện đồ không nội y đi tập gym gây tranh cãi

Cô gái diện đồ không nội y đi tập gym gây tranh cãi

19/04/2025 08:30
5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

02/05/2025 07:14

Bạn có thể quan tâm

Cuộc sống của nữ streamer sau vụ lộ "ảnh 40GB" giờ ra sao?

Cuộc sống của nữ streamer sau vụ lộ "ảnh 40GB" giờ ra sao?

Thác Rồng kiệt tác của tạo hóa giữa thiên nhiên hùng vĩ

Thác Rồng kiệt tác của tạo hóa giữa thiên nhiên hùng vĩ

Hot girl Liên Quân Mobile trần tình về tin đồn "bí mật"

Hot girl Liên Quân Mobile trần tình về tin đồn "bí mật"

"Cô chủ khách sạn" khoe vóc dáng nóng bỏng, 3 vòng quyến rũ

"Cô chủ khách sạn" khoe vóc dáng nóng bỏng, 3 vòng quyến rũ

Lộ ảnh cam thường nhan sắc em gái thủ môn Đặng Văn Lâm

Lộ ảnh cam thường nhan sắc em gái thủ môn Đặng Văn Lâm

Đắm mình trong làn nước trong xanh tại biển Kỳ Co

Đắm mình trong làn nước trong xanh tại biển Kỳ Co

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status