Điểm danh những gia tộc quyền lực trên thương trường

Các gia tộc giàu có và quyền lực bậc nhất Việt Nam hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo tiếng vang trên thương trường.

Gia tộc Lý Quí
Lý Quí là một trong những gia tộc giàu có, kín tiếng và lâu đời bậc nhất Sài thành. Gia tộc Lý Quí kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, đồ nội thất, có cơ sở cả trong và ngoài nước.
Gia tộc Lý Quí sở hữu một số cửa hàng cà phê nổi tiếng như Fly Cupcake Garden, Maxim's Nam An, Thanh Niên, Gloria Jean's, Breadtalk, Runam, Ciao, Terrace, Ibox, Goody, Paris Deli...
Nhà báo Chánh Trinh và bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga là người gây dựng sự nghiệp cho gia tộc Lý Quí. Tuy nhiên, phải đến đời doanh nhân Lý Quý Trung (thế hệ thứ 2), cơ ngơi nhà Lý Qúi mới thực sự đáng nể. Nhờ tài trí của mình, Lý Quí Trung đã lập nên hàng loạt các thương hiệu nổi danh trong và ngoài nước.
Diem danh nhung gia toc quyen luc tren thuong truong
Gia tộc Lý Quí sở hữu tập đoàn ẩm thực gia đình khó ai vượt tại Việt Nam. Ảnh: Internet 
Nổi tiếng nhất là chuỗi cửa hàng "ông Hoàng Phở", cái tên góp phần đưa món ăn đặc trưng của Việt Nam quảng bá rộng rãi hơn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó đến nay, gia tộc Lý Quý đã xây dựng nhiều thương hiệu khác nhau, giá trị lên đến hàng tỷ USD.
NTK Lý Quí Khánh - con trai ông Lý Quí Trung cũng được nhiều người biết đến. Lý Quí Khánh sở hữu nhiều showroom thời trang tại TP HCM, biệt thự cao cấp, xe sang...
Gia tộc Sơn Kim
Sơn Kim Group là tập đoàn kinh doanh ở 3 lĩnh vực chính gồm bất động sản, truyền thông và bán lẻ. Trong đó, bán lẻ thời trang là ngành nghề được kế thừa và duy trì trong nhiều năm qua.
Sơn Kim Group đứng sau nhiều chung cư cao cấp như Gateway, Nassim, Serenity Sky Villas, Metropolitan. Chuỗi cửa hàng bán lẻ GS25, GSSHOP, Jardin Des Sens… Bên cạnh bất động sản, Sơn Kim Group còn hoạt động trong lĩnh vực thương mại, thời trang.
Diem danh nhung gia toc quyen luc tren thuong truong-Hinh-2
 Doanh nhân Nguyễn Thị Sơn. Ảnh: Sơn Kim Group
Sơn Kim Group hiện có khoảng 11 công ty con, công ty liên kết và công ty cháu với 4 mảng chính: SonKim Land (bất động sản), SonKim Mode (thời trang), VGS Shop (bán lẻ trên truyền hình) và Vision 21 (Khai thác phim trường).
Bà Nguyễn Thị Sơn - một trong những nữ doanh nhân hàng đầu ở Việt Nam là người đặt nền móng cho Sơn Kim Group.
Gia tộc "Vua gốm sứ" Lý Ngọc Minh
Ông Lý Ngọc Minh là người sáng lập công ty gốm sứ Minh Long vào những năm 1970. Sau hơn 50 năm phát triển, Minh Long trở thành công ty gốm sứ số 1 Việt Nam, không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn gây tiếng vang trên thế giới, có mặt tại nhiều quốc gia.
Ngoài ông Lý Ngọc Minh, những người em của ông và con cái cũng theo đuổi nghiệp kinh doanh. Ông Ngọc Minh có 4 người con là Lý Huy Sáng, Lý Huy Đạt, Lý Kha Trân, Lý Huy Bửu đều tham gia vào các hoạt động điều hành của Minh Long.
Gia tộc "Vua giày dép" Vưu Khải Thành
Gia đình doanh nhân Vưu Khải Thành đứng sau thương hiệu Biti's đình đám. Tiền thân của Biti’s là 2 tổ hợp sản xuất Bình Tiên và Vạn Thành năm 1982 tại đường Bình Tiên, quận 6, TP.HCM với 20 công nhân chuyên sản xuất các loại dép cao su đơn giản. Đầu thập niên 1990, Biti's chuyển hướng tập trung sang thị trường nội địa và gây được thiện cảm của người dùng Việt nhờ slogan "Nâng niu bàn chân Việt".
Công ty của gia tộc Vưu Khải Thành còn được Forbes Việt Nam định giá hơn 17 triệu USD. Tuy nhiên, người góp phần nâng tầm thương hiệu này không phải doanh nhân Vưu Khải Thành mà là con gái của ông, Vưu Lệ Quyên. Bà Vưu Lệ Quyên hiện giữ chức CEO của Biti’s, trong khi ông Vưu Khải Thành là Chủ tịch HĐQT công ty.
Gia đình doanh nhân Đặng Văn Thành
Doanh nhân Đặng Văn Thành là Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công, nắm cổ phần chi phối tại doanh nghiệp mía đường lớn bậc nhất cả nước như: CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT), CTCP Đường Biên Hòa, CTCP Đầu tư Thành Thành Công (TTC).
Bà Huỳnh Bích Ngọc - vợ ông Đặng Văn Thành đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT tại SBT kiêm Phó Chủ tịch HĐQT tại Thành Thành Công.
4 người con của vợ chồng doanh nhân Đặng Văn Thành gồm Đặng Hồng Anh, Đặng Huỳnh Ức My, Đặng Huỳnh Anh Tuấn và Đặng Huỳnh Thái Sơn. Trong đó, Đặng Huỳnh Ức My được mệnh danh là "Công chúa mía đường" Chủ tịch HĐQT tại Thành Thành Công và Phó Chủ tịch HĐQT tại SBT.
Gia tộc Đỗ Phú
Gia tộc Đỗ Phú có truyền thống 3 đời kinh doanh, thế hệ đầu tiên là ông Đỗ Thế Sử. Tất cả những người con của ông đều là những doanh nhân lẫy lừng hoặc là giáo sư tiến sĩ hàng đầu của nền y khoa, giáo dục.
Diem danh nhung gia toc quyen luc tren thuong truong-Hinh-3
Ông Đỗ Minh Phú là người gây dựng Tập đoàn DOJI. Ảnh: DOJI 
Nổi bật nhất là ông Đỗ Minh Phú (con trai thứ 3) hiện giữ chức Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tập đoàn DOJI và Chủ tịch HĐQT TPBank. Ông Đỗ Anh Tú là Phó chủ tịch HĐQT TPBank và Tổng Giám đốc Công ty CP Diana. Ông Đỗ Quốc Bình, con trai thứ tư là Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội; ông Đỗ Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty FTD...
Những người con gái của ông cũng giữ các chức vụ cao tại một số công ty như bà Đỗ Xuân Mai, điều hành Công ty Green Global; bà Đỗ Kim Dung, Giám đốc Công ty sản xuất ống nhựa cho các công ty sữa...

Tưởng nhà tranh vách đất, vào trong ai cũng ngỡ ngàng

Khác với vẻ ngoài lụp xụp, mái tranh mộc mạc, ngôi nhà khiến ai nấy đêu ngỡ ngàng khi bước vào trong nhờ thiết kế mở, gần gũi thiên nhiên.

Tuong nha tranh vach dat, vao trong ai cung ngo ngang
 Tọa lạc tại Thủ Đức (TP HCM), ngôi nhà không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt chính, mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu giữa các nghệ sĩ đa ngành. Ảnh: Oki Hiroyuk

Novaland báo lỗ 4.350 tỷ đồng năm 2024

(Vietnamdaily) - Kết thúc năm 2024, Novaland báo lỗ sau thuế 4.351 tỷ đồng. Đánh dấu năm đầu tiên báo lỗ của một trong những ông lớn của ngành bất động sản Việt Nam.

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland – HoSE: NVL) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2024, ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.779 tỷ đồng, tăng 36% so với quý 4/2023.

Dù doanh thu trong kỳ tăng mạnh, doanh thu hoạt động tài chính của Novaland lại giảm 67% so với cùng kỳ về còn 598 tỷ đồng. Trong khi đó, giá vốn và các loại chi phí cũng tăng đột biến. Cụ thể, giá vốn trong kỳ tăng đến 85% ở mức 2.811 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng 400% , chi phí bán hàng cũng tăng lên 102%. Duy chỉ có chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 19%.

Để sáp nhập với Honda, Nissan phải tăng gấp ba lợi nhuận lên 2,6 tỷ USD

Nissan hiện đang gặp khó khăn với điều kiện phải tăng gấp ba lợi nhuận vào năm 2026, ước tính 2,6 tỷ USD để có thể sáp nhập với Honda.

Video: Honda và Nissan đang đàm phán "về chung một nhà"?

Việc Nissan sáp nhập với Honda (có khả năng có thêm Mitsubishi) có tiềm năng định hình lại ngành công nghiệp ô tô. Tuy nhiên, đối với Nissan, con đường phía trước không hề đơn giản. Công ty đang chịu áp lực rất lớn trong việc gia tăng lợi nhuận. Nếu không cải thiện được tình hình tài chính, việc sáp nhập có thể không bao giờ thực hiện được.

De sap nhap voi Honda, Nissan phai tang gap ba loi nhuan len 2,6 ty USD
Nissan cần tăng gấp ba lợi nhuận để sáp nhập với Honda. 
Tại một cuộc họp báo vào tháng trước, các nhà sản xuất ôtô đã công bố một biểu đồ dự báo mục tiêu đầy tham vọng của Nissan là tăng đáng kể lợi nhuận vào tháng 8 năm 2026, đây là mốc thời gian dự kiến cho việc sáp nhập. Để đạt được mục tiêu này, Nissan sẽ cần thu về khoảng 400 tỷ Yên trong năm tài chính 2026 – ước tính khoảng 2,6 tỷ USD theo tỷ giá hối đoái hiện tại.
Đây là một mục tiêu khá khó khăn, đặc biệt là khi xét trong bối cảnh lợi nhuận của Nissan đã giảm mạnh 90,2%, từ 336,7 tỷ Yên xuống còn 32,9 tỷ Yên (tương đương 2,3 tỷ USD đến 225 triệu USD theo tỷ giá hiện tại), tương ứng với biên lợi nhuận hoạt động chỉ 0,5%. Trong khi đó, thu nhập ròng thậm chí còn giảm mạnh hơn, giảm 93,5% từ 296,2 tỷ Yên xuống còn 19,2 tỷ Yên (tương đương 2,02 tỷ USD đến 131 triệu USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024 so với cùng kỳ năm trước.
De sap nhap voi Honda, Nissan phai tang gap ba loi nhuan len 2,6 ty USD-Hinh-2
Nissan hiện đang gặp khó khăn với điều kiện phải tăng gấp ba lợi nhuận vào năm 2026, ước tính 2,6 tỷ USD để có thể sáp nhập với Honda. 

Theo Nikkei Asia, liên minh mới này đặt mục tiêu tạo ra 3 nghìn tỷ Yên (tương đương 19 tỷ US). Đối với Nissan, điều này có nghĩa là hãng phải đóng góp khoảng 600 tỷ Yên (3,8 tỷ USD) lợi nhuận trong dài hạn. Tuy nhiên, nếu Nissan không thể đưa ra một chiến lược đáng tin cậy để tăng gấp ba lợi nhuận vào năm tài chính 2026, thì việc sáp nhập có thể đổ vỡ trước khi bắt đầu.

Honda đang ở vị thế tốt hơn Nissdan. Dự kiến, hãng sẽ kiếm được khoảng 1,42 nghìn tỷ Yên (9,1 tỷ USD) lợi nhuận hoạt động trong năm tài chính 2024 (kết thúc vào ngày 31/3/2025). Để so sánh, Nissan gần đây đã hạ triển vọng cả năm xuống còn 150 tỷ Yên (~950 triệu USD), giảm 74% so với năm tài chính 2023.