Di tích quốc gia đền An Liệt: Vì sao nghi môn... chưa phục dựng?

Sau khi trùng tu, nghi môn của đền An Liệt bị phá dỡ thay thế bằng cổng mới không phù hợp với di tích. Hiện dư luận địa phương rất phẫn nộ, yêu cầu phục dựng.

Thời gian gần đây, nhiều ý kiến phản ánh việc đền An Liệt – Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia (xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, Hải Dương) sau khi được trùng tu, nghi môn (cổng đền) cũ đã bị phá bỏ hoàn toàn và chưa được phục dựng lại.
Di tich quoc gia den An Liet: Vi sao nghi mon... chua phuc dung?
Cổng đền An Liệt sau trùng tu
Tìm hiểu của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, đền An Liệt ở xã Thanh Hải được xếp hạng di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 2233/QĐ- BVHTT ngày 26/6/1995 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch). Đây là di tích có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử.
Trước khi được trùng tu, đền An Liệt có nghi môn cũ. Tuy nhiên, sau khi trùng tu, nghi môn này bị phá dỡ hoàn toàn và thay vào đó là một chiếc cổng được dựng lên không phù hợp với kiến trúc của đền. Từ đó, một số ý kiến cho rằng, việc sửa chữa này đã làm hỏng kiến trúc, giá trị của di tích cấp quốc gia.
Ông N.V.B - một người dân thôn An Liệt cho biết, bản thân ông rất tiếc khi cổng đền cũ của địa phương ông bị đập bỏ. Theo ông B, cổng cũ của đền An Liệt được thiết kế theo kiến trúc đền chùa, trải qua thời gian, nghi môn có rêu phong cổ kính rất đẹp và chỉ nhìn cổng đã biết đây là công trình đền hay chùa. Tuy nhiên sau khi trùng tu, hiện nay không khác gì cổng của nhà dân, không phù hợp với kiến trúc của đền.
Di tich quoc gia den An Liet: Vi sao nghi mon... chua phuc dung?-Hinh-2
 Nghi môn đền An Liệt trước khi trùng tu.
Trao đổi với PV, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương cho biết, đã nắm được thông tin trên mạng xã hội.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, đền An Liệt – di tích được xếp hạng cấp quốc gia được trùng tu nhiều hạng mục công trình vào năm 2018, trong đó có hạng mục cần sửa chữa là nghi môn (cổng). Thời điểm xin sửa chữa, cổng đã bị xuống cấp nghiêm trọng, vôi vữa, gạch bở ra, rơi xuống gây nguy hiểm. Địa phương đã xin phép Bộ VHTTDL và được đồng ý sửa chữa hạng mục này.
Theo thiết kế ban đầu, nghi môn cũ được hạ giải và khôi phục theo đúng kiến trúc truyền thống. Nhưng do khi sửa chữa bị thiếu kinh phí nên tạm thời để cổng như hiện nay.
“Sau khi có đủ kinh phí sẽ xây lại cổng đền theo đúng kiến trúc ban đầu”, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Hải Dương khẳng định.
Dư luận cho rằng, để di tích lịch sử văn hoá Quốc gia đền An Liệt phát huy giá trị to lớn về nhiều mặt, nhất là giáo dục truyền thống và bảo tồn các giá trị văn hoá, ngành văn hóa tỉnh Hải Dương cần sớm dựng lại nghi môn với kiến trúc phù hợp với di sản này.
>>> Mời độc giả xem thêm video Những tượng đá gây tranh cãi trong di tích lịch sử quốc gia:

Nguồn: VTV24

10 di tích lịch sử nổi tiếng ở quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911-25/8/2021), cùng điểm qua những di tích lịch sử nổi tiếng ở Quảng Bình - quê hương của nhà cầm quân vĩ đại trong lịch sử dân tộc.

10 di tich lich su noi tieng o que huong Dai tuong Vo Nguyen Giap
Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, là địa điểm lưu giữ những kỷ niệm thời thơ ấu của vị tướng huyền thoại. Tại ngôi nhà đơn sơ này, cậu bé Võ Nguyên Giáp đã cất tiếng khóc chào đời vào ngày 25/8/1911. 

Hành trình phá án: Âm mưu ghê rợn của trai trẻ giết bạn tình

Vì mâu thuẫn trong cuộc sống, Lê Trung Hiếu đã ra tay sát hại nạn nhân dã man. Toàn bộ vụ án được ANTV dựng lại trong Hành Trình Phá Án.

Hanh trinh pha an: Am muu ghe ron cua trai tre giet ban tinh

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 7h30 sáng 2/2/2013, trong lúc đi ngang qua khu đất trống thuộc địa bàn khu phố 5, phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, 1 người dân phát hiện 1 thi thể người bị thiêu đốt.

Hanh trinh pha an: Am muu ghe ron cua trai tre giet ban tinh-Hinh-2

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin cơ quan công an đã có mặt, tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Bước đầu công an xác định nạn nhân là nữ giới, cao khoảng 1m50, có hàm răng giả, tóc vàng. Khi bị sát hại người này mặc áo thun màu đỏ đen. Ngay sau đó công an tỉnh Bình Dương đã thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để truy tìm tung tích của nạn nhân xấu số này.

10 di tích lịch sử nổi tiếng ở quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nhân Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Quảng Bình, cùng điểm qua những di tích lịch sử nổi tiếng trên quê hương Đại tướng.

10 di tich lich su noi tieng o que huong Dai tuong Vo Nguyen Giap
Sáng 22/12, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Bình, lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức quy mô cấp quốc gia.  Báo Tri thức & Cuộc sống xin giới thiệu tới bạn đọc những di tích lịch sử nổi tiếng trên quê hương Đại tướng.  Trong ảnh là Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, là địa điểm lưu giữ những kỷ niệm thời thơ ấu của vị tướng huyền thoại. Tại ngôi nhà đơn sơ này, cậu bé Võ Nguyên Giáp đã cất tiếng khóc chào đời vào ngày 25/8/1911.