Đi thế nào để không bị phạt khi xe buýt nhanh BRT hoạt động?

(Kiến Thức) - Từ 1/1/2017, người dân cần nắm được quy định về phân làn đường để không bị phạt khi tuyến buýt nhanh BRT Hà Nội chạy miễn phí.

Ngày 1/1/2017 tới, tuyến buýt nhanh BRT Hà Nội sẽ chính thức hoạt động và miễn phí cho người dân trải nghiệm loại hình giao thông công cộng mới mẻ này. Theo lộ trình, tuyến buýt nhanh Hà Nội BRT chạy từ Bến xe Yên Nghĩa – Kim Mã và ngược lại. Người điều khiển các phương tiện giao thông khác cần nắm rõ các quy định về phân làn đường, để không bị phạt khi tuyến buýt nhanh hoạt động.
Theo quy định, tại làn đường dành cho xe buýt nhanh đều có biển cảnh báo, phía dưới có vạch sơn kẻ đường. Trong trường hợp xảy ra ùn tắc, người điều khiển giao thông có quyền cho các phương tiện đi vào làn xe buýt nhanh để giải tỏa ùn tắc, giảm áp lực giao thông.
Tuy nhiên, khi hai làn bên cạnh làn xe buýt nhanh thông thoáng mà các phương tiện vẫn cố tình đi vào làn xe buýt nhanh thì sẽ bị cảnh sát giao thông xử phạt. Tại các nút giao, nhà chờ đều có lắp hệ thống camera giám sát, lực lượng chức năng sẽ căn cứ hình ảnh ghi lại để phạt nguội. Theo Nghị định 46, nếu người điều khiển ôtô chạy vào đường cấm, đường ngược chiều, chạy sai làn, trên vỉa hè sẽ bị phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng.
Xe buýt nhanh BRT chạy ở làn đường riêng. Nguồn ảnh: An ninh Thủ đô.
 Xe buýt nhanh BRT chạy ở làn đường riêng. Nguồn ảnh: An ninh Thủ đô.
Bên cạnh đó, người dân cần nắm được việc tổ chức lại giao thông một số nút giao để vạch ra lộ trình giao thông cá nhân hợp lý khi xe BRT hoạt động. Tại nút giao Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến tổ chức cấm tất cả các phương tiện rẽ trái. Theo đó, các phương tiện rẽ phải và quay đầu tại điểm mở dải phân cách trên đường Khuất Duy Tiến.
Tại nút giao Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thúy: Cấm rẽ trái với các phương tiện lưu thông trên đường Lê Văn Lương, các phương tiện rẽ phải và quay đầu tại điểm mở dải phân cách trên đường Hoàng Đạo Thúy.
Tại nút giao Tố Hữu - Trung Văn: Cấm phương tiện ô tô rẽ trái từ Tố Hữu vào Trung Văn và ngược lại, các phương tiện rẽ phải hoặc đi thẳng và quay đầu tại điểm mở dải phân cách trên đường Tố Hữu.
Lộ trình tuyến buýt nhanh BRT. Nguồn ảnh: Google maps.
Lộ trình tuyến buýt nhanh BRT. Nguồn ảnh: Google maps. 
Về phương án điều tiết, hạn chế các phương tiện khác dọc hành lang BRT, các phương tiện như xe tải, xe ô tô chở hàng với khối lượng chuyên chở cho phép từ 500kg trở lên, xe khách, xe hợp đồng sẽ cấm hoạt động trong giờ cao điểm (sáng 6h00-9h00, chiều 16h30-19h30) trên tuyến đường trục phía Bắc Hà Đông (đoạn từ Lê Trọng Tấn đến nút Tố Hữu - Vạn Phúc). Trừ các xe chở học sinh, cán bộ công nhân viên và xe xử lý sự cố được hoạt động bình thường.
Đối với xe taxi sẽ cấm hoạt động trong giờ cao điểm (sáng 6h-9h, chiều 16h30-19h30) trên tuyến đường Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương. Trừ các xe chở bệnh nhân cấp cứu, người già, người tàn tật, xe khắc phục sự cố được hoạt động bình thường.
Tại 2 cầu vượt (Láng hạ - Huỳnh Thúc Kháng và Lê Văn Lương – Láng): Cấm các phương tiện mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ đi trên 2 cầu vượt trong giờ từ 6h00-9h00 sáng và 16h30-19h30 chiều; Cấm toàn bộ xe tải, xe ô tô chở hàng với khối lượng chuyên chở cho phép từ 500kg trở lên, lưu thông trên 2 cầu vượt.
Mời độc giả xem video "Xe buýt nhanh BRT được ưu tiên làn đường như thế nào" - Nguồn: VTC:
 

Giải mã những nghi lễ kỳ lạ của người Viking

(Kiến Thức) - Giống như nhiều nền văn hóa cổ xưa, người Viking thực hiện nhiều nghi lễ kỳ lạ nhưng không kém phần rùng rợn.

Giai ma nhung nghi le ky la cua nguoi Viking
 Một trong những nghi lễ kỳ lạ, có phần rùng rợn và khá phổ biến của các nền văn minh cổ xưa là nghi lễ hiến tế. Người Viking cũng thực hiện phong tục này.

Nghi lễ nhảy lửa “như bị thôi miên“của người Pà Thẻn

Nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn thường được tổ chức từ tháng 10 (âm lịch) đến hết tháng Giêng.

Nghi le nhay lua “nhu bi thoi mien“cua nguoi Pa Then
Đây là nghi lễ còn nhiều điều chưa thể lý giải nổi của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang, Hà Giang.
Nghi le nhay lua “nhu bi thoi mien“cua nguoi Pa Then-Hinh-2
Nghi lễ nhảy lửa thường được tổ chức từ tháng 10 (âm lịch) đến hết tháng Giêng.
Nghi le nhay lua “nhu bi thoi mien“cua nguoi Pa Then-Hinh-3
Mục đích của nghi lễ này tương tự như các nghi lễ cầu mùa, tạ ơn thần linh, mừng lúa mới của một số dân tộc khác.
Nghi le nhay lua “nhu bi thoi mien“cua nguoi Pa Then-Hinh-4
Điều kỳ lạ là sau bài khấn của thầy cúng, các “thợ nhảy” như bị thôi miên, chân trần nhảy vào đống than đỏ rực.
Nghi le nhay lua “nhu bi thoi mien“cua nguoi Pa Then-Hinh-5
Một đống lửa to được được đốt lên giữa bãi đất rộng.
Nghi le nhay lua “nhu bi thoi mien“cua nguoi Pa Then-Hinh-6
Những dụng cụ của thầy cúng  thô sơ nhưng lại có tác dụng lạ kỳ.
Nghi le nhay lua “nhu bi thoi mien“cua nguoi Pa Then-Hinh-7
Chưa đến giờ nhảy, nhiều “thợ nhảy” đã mất kiểm soát khiến người khác phải ra sức giữ lại, ngăn không cho họ “chồm” vào lửa.
Nghi le nhay lua “nhu bi thoi mien“cua nguoi Pa Then-Hinh-8
Khi thầy cúng ra hiệu, các chàng trai Pà Thẻn chân trần nhảy lên đống than đỏ rực.
Nghi le nhay lua “nhu bi thoi mien“cua nguoi Pa Then-Hinh-9
Người dân tộc Pà Thẻn ở xã Hồng Quang chưa gặp trường hợp nào bị bỏng hay bị thương do nhảy lửa.
Nghi le nhay lua “nhu bi thoi mien“cua nguoi Pa Then-Hinh-10
Anh Pù Văn Quý, ở xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) cho biết, lúc nhảy vào lửa anh không biết gì, khi thấy nóng thì lúc đấy đã ra khỏi đống lửa từ lúc nào.
Nghi le nhay lua “nhu bi thoi mien“cua nguoi Pa Then-Hinh-11
Than đã tàn nhưng nhiều thợ nhảy vẫn chưa tỉnh, liên tục lăn lộn để tìm những hòn than còn cháy.