Đi ôtô chịu thêm phí mới, ai dám mơ xế hộp

Để hạn chế ô nhiễm khi sử dụng ô tô, xe máy, Bộ Tài chính đã thu thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, thu thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu. Ngay cả ô tô cũng đã bị thu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức rất cao. Cho nên nếu ô tô, xe máy “gánh” thêm phí bảo vệ môi trường đối với khí thải thì sẽ không hợp lý.

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi 6 bộ là Xây dựng, Công Thương, Giao thông Vận tải, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường đề nghị xây dựng đề án thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Trong đó, Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trên khẩn trương đề xuất phương án thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải, gồm đối tượng chịu phí, mức thu phí, cách thức tính phí, cơ chế thu nộp phí, quản lý và sử dụng phí xe ôtô...
Văn bản của Bộ Tài chính có thể hiểu là, 6 bộ trên sẽ đề xuất đối tượng chịu phí, mức thu phí, cách thức tính phí, cơ chế thu nộp phí, quản lý và sử dụng phí... sau đó, gửi về Bộ Tài chính để nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định thu phí theo thẩm quyền.
Di oto chiu them phi moi, ai dam mo xe hop
Đi ô tô, xe máy, người dân đã phải chịu nhiều loại thuế phí.
Thông tin trên ngay lập tức thu hút sự chú ý của người dân, nhất là những người sử dụng phương tiện ô tô, xe máy.Hạn chót được Bộ Tài chính đề nghị các Bộ kể trên đưa ra phương án thu phí là cuối tháng 12/2018.
Đến thời điểm này vẫn chưa xác định cụ thể đối tượng thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Nhưng kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, việc thu phí khí thải được chia theo các nguồn thải lưu động (như ô tô xe máy, phương tiện cơ giới khác) và các nguồn thải cố định (như các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,...).
Cách thức thu phí khí thải từ các phương tiện giao thông có thể sẽ do các cơ quan đăng kiểm thu khi thực hiện hoạt động đăng kiểm định kỳ. Với sự xuất hiện của Bộ Giao thông Vận tải trong công văn “thúc giục” của Bộ Tài chính, thì chắc chắn không thể thiếu đối tượng thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải là ô tô, xe máy. Nhất là khi, một số địa phương lớn như TP. Hồ Chí Minh đã rục rịch đề nghị thu phí ô nhiễm môi trường các phương tiện giao thông, còn Hà Nội đề nghị phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải.
Nhưng, điều khiến nhiều người băn khoăn là, để hạn chế ô nhiễm khi sử dụng ô tô, xe máy, Bộ Tài chính đã thu thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, thu thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu. Ngay cả ô tô cũng đã bị thu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức rất cao.
“Có khả năng sẽ xảy ra tình trạng phí chồng phí, thuế chồng thuế”, ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) nói với PV.VietNamNet.
Trong các lập luận thu thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, Bộ Tài chính thường đưa ra nhiều lý do, trong đó có lý do hạn chế ô nhiễm môi trường. “Nếu đã đánh thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu vì lý do gây ô nhiễm rồi thì tại sao phải đặt ra loại phí bảo vệ môi trường đối với khí thải nữa”, ông Đức băn khoăn.
Chuyên gia kinh tế TS Ngô Trí Long cho rằng: "Từ 1/1/2019, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu tăng kịch trần, khi thu nhập của người dân chưa cao mà có quá nhiều loại thuế, phí sẽ vắt kiệt sức dân".
Cũng theo ông Long, khi sử dụng xăng dầu, người dân đã đóng thuế bảo vệ môi trường để xử lý khí thải đó. Do vậy, cần phải cân nhắc kỹ việc cùng lúc vừa áp thuế bảo vệ môi trường vừa áp phí khí thải mỗi phương tiện giao thông.
Theo các chuyên gia, không phủ nhận rằng, nếu thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải thì sẽ khuyến khích người dân lựa chọn các phương tiện có công nghệ đáp ứng việc phát thải thấp. Bởi phương tiện nào phát thải khí gây ô nhiễm nhiều hơn sẽ phải chịu phí cao hơn trên nguyên tắc “ai gây ô nhiễm thì phải trả tiền”. Tuy nhiên, điều đó chỉ thực sự có ý nghĩa khi không để xảy ra tình trạng thuế chồng thuế, phí chồng phí như đã nói ở trên. Đồng thời, số tiền thu được phải phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Hiện nay, theo quy định tại Luật phí và lệ phí, có các khoản phí bảo vệ môi trường đang thu là: Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, chất thải rắn.
Năm 2015, số tiền thu được từ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là hơn 1.000 tỷ đồng. Đến năm 2017 con số này đã tăng lên được 2.100 tỷ đồng, chủ yếu là từ nước thải sinh hoạt.
Với phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, năm 2015 thu được hơn 1.900 tỷ, đến năm 2017 thu được gần 2.500 tỷ đồng.
Hồi năm 2011, một bản dự thảo về Nghị định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải cũng đã được Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên Môi trường phối hợp soạn thảo. Trong đó, với ô tô chở người dưới 9 chỗ và sử dụng 7 năm trở xuống thì thu 60 nghìn đồng/năm. Sử dụng trên 7 năm thì thu gấp đôi là 120 nghìn đồng/phương tiện/năm.

Lý do phí trước bạ xe ôtô bán tải tăng 60%

(Kiến Thức) - Được biết, lý do mà Bộ Tài chính kiên quyết thu phí trước bạ xe pick-up (xe bán tải), xe tải VAN bằng 60% xe con là nhằm đảm bảo công bằng với các loại xe có cùng dung tích xilanh hoặc số chỗ ngồi như xe bán tải.

Bộ Tài chính vừa có báo cáo giải trình, tiếp thu sau khi lấy ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân về dự án Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 140/2016/NĐ-CP của Chính phủ về lệ phí trước bạ (LPTB), đáng chú ý là giải trình về chính sách đối với các dòng xe ôtô bán tải.

MINI Cooper S 2019 đã có mặt tại đại lý ở Sài Gòn

(Kiến Thức) - Đây chính là những chiếc MINI Cooper S 2019 đời mới nhất vừa được nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam, xe hiện đã có mặt ở đại lý TP HCM và sẽ sớm ra mắt người tiêu dùng vào cuối tháng này.

MINI Cooper S 2019 da co mat tai dai ly o Sai Gon
Sau khi được đưa về Việt Nam hồi đầu tháng 12 này, những chiếc xe MINI 2019 mới hiện tại đã có mặt tại đại lý ở TP HCM và chuẩn bị ra mắt người tiêu dùng. Cả 2 chiếc vừa được đưa về showroom đều thuộc phiên bản Cooper S với nhiều điểm mới đáng chú ý trong thiết kế.