Đi châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ưu tiên chọn Việt Nam-Indonesia

Việt Nam và Indonesia là hai điểm đến trong chuyến công du châu Á đầu tiên năm 2018 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis, bắt đầu tuần này.

Tối nay 22/1, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis dự kiến đáp ở Indonesia và gặp gỡ Tổng thống Joko Widodo cùng Bộ trưởng Quốc phòng Ryamizard Ryacudu. Sau đó, ông sẽ đến Việt Nam từ ngày 24-26/1. Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch sẽ chủ trì lễ đón Bộ trưởng Mattis tại Hà Nội vào ngày 25/1.
Bộ trưởng Jim Mattis đón Đại tướng, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch tại trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ hồi tháng 8/2017. Ảnh: Reuters.
 Bộ trưởng Jim Mattis đón Đại tướng, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch tại trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ hồi tháng 8/2017. Ảnh: Reuters.
Quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ dưới thời Tổng thống Trump
Tuy việc Mỹ có chính quyền mới dẫn đến nhiều thay đổi đáng kể về chính sách, nhiều chuyên gia quốc tế nhận định quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ vẫn tiếp tục duy trì dưới thời Tổng thống Trump, trên cơ sở tiếp nối những nền tảng đạt được từ thời các chính quyền trước.
Nói với Zing.vn bên lề một sự kiện ở TP.HCM tuần qua, ông Evan Medeiros, giám đốc cấp cao phụ trách châu Á trong Hội đồng An ninh Quốc gia thời Tổng thống Obama, thừa nhận vai trò của Việt Nam trong chính sách của Trump về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương còn chưa rõ ràng, do nội dung cụ thể của tầm nhìn này cũng chưa được công bố chi tiết.
"Tuy nhiên, điều chắc chắn là chính quyền Trump vẫn xem trọng và ưu tiên khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Hiện nay những lĩnh vực có cơ hội để đẩy mạnh hợp tác nhất chính là ngoại giao, an ninh và quân sự. Khi bộ trưởng quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam là dịp để chứng tỏ kết quả của sự hợp tác về quốc phòng và an ninh giữa hai nước”.
Đây là lần gặp gỡ thứ 3 giữa Bộ trưởng Mattis và Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, từ sau lần gặp đầu tiên tại Washington D.C. hồi giữa năm 2017.
“Tôi tin chắc sự hợp tác này sẽ tiếp tục phát triển trong giai đoạn tới, nối tiếp từ chính quyền Obama sang chính quyền Trump. Nó xuất phát từ những nền tảng rất khiêm tốn ở thời buổi đầu khi hai nước thiết lập quan hệ, nhưng nhanh chóng đạt nhiều kết quả tích cực chỉ trong một thời gian ngắn”, bà Amy Searight, nguyên Phó vụ trưởng tại Bộ Quốc phòng Mỹ giai đoạn 2014-2016, nói.
Bà Amy Searight từng là quan chức phụ trách khu vực Đông Nam Á tại Bộ Quốc phòng Mỹ. Ảnh: Hải An.
 Bà Amy Searight từng là quan chức phụ trách khu vực Đông Nam Á tại Bộ Quốc phòng Mỹ. Ảnh: Hải An.
Với kinh nghiệm “làm việc rất nhiều lần cùng các quan chức Việt Nam”, bà Searight, hiện là giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nói rất hài lòng khi chứng kiến nhiều kết quả tiến bộ trong hợp tác quốc phòng hai nước, dù vẫn còn nhiều trở ngại trước mắt.
Trong khi đó, TS Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao, nói với Zing.vn rằng việc bộ trưởng quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam cho thấy mối quan hệ đi vào những lĩnh vực thực chất hơn, bớt tính ồn ào. "Đó là những bước phát triển đúng vào 'khung quan hệ' đã xác lập, là tăng cường trao đổi cấp cao, đưa quan hệ đi vào chiều sâu. Đây là những bước phát triển chắc chắn dù không được chú ý nhiều như việc tổng thống đi thăm, cũng là những hành động đưa mối quan hệ vào cấp 'làm việc’”.
Trao đổi vấn đề Biển Đông, bàn chuyện tàu sân bay thăm VN
Một trong những nội dung mà Bộ trưởng Mattis được cho là sẽ thảo luận với phía Việt Nam là chuẩn bị cho chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam vào tháng 3.
Trước đó Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao đổi về việc này khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở Nhà Trắng hồi cuối tháng 5/2017. Đây sẽ là lần đầu tiên một tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam kể từ năm 1975, dấu hiệu cho thấy quan hệ hai nước đã cải thiện tích cực.
AFP cũng cho biết Bộ trưởng Mattis sẽ thảo luận với phía Việt Nam về tình hình Biển Đông.
“Chúng tôi cùng chia sẻ Thái Bình Dương, vùng đại dương với tên gọi ý nghĩa về hoà bình, và chúng tôi muốn nó vẫn bình yên như vậy, để tất cả các nước có thể sử dụng, đi lại còn cuộc sống ở đây được thịnh vượng”, AFP dẫn lời Bộ trưởng Mattis nói với nhóm phóng viên tháp tùng.
Gần đây, Mỹ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực bảo vệ an ninh biển, bao gồm giúp đỡ hiện đại hoá các đội tàu như tàu cảnh sát biển, xuồng tuần tra… 
Liên quan đến thảo luận mua bán vũ khí, bà Searight cho biết hai bên đang thảo luận để Việt Nam tìm hiểu mua một số vũ khí tiềm năng từ Mỹ, trong đó có máy bay không người lái UAV.
“Mỹ và Việt Nam đều có lợi ích từ một trật tự khu vực dựa trên luật pháp, luật lệ và tiêu chuẩn quốc tế; nơi các nước có quyền theo bảo vệ và theo đuổi lợi ích của mình mà không lo ngại đe doạ. Nguyên tắc tự do đi lại trên biển rất quan trọng với cả hai nước”, bà Searight nói.
Tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ.
 Tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ.
Thách thức trong hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ
Nền tảng của hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ chính thức bắt đầu từ việc ký kết "Bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng" năm 2011, từ đó đặt ra các lĩnh vực chính để làm sâu sắc quan hệ quốc phòng hai nước. Đó là tiến hành những cuộc đối thoại cấp cao; hợp tác về an ninh biển, tìm kiếm cứu nạn và các hoạt động hỗ trợ nhân đạo trên biển; sứ mệnh gìn giữ hoà bình…
Sự hợp tác tiếp tục được củng cố khi Việt Nam và Mỹ ký “Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng” năm 2015, đưa các vấn đề vào khuôn khổ chiến lược hơn, đặt ra tầm nhìn chung về điều mà hai bên muốn hướng đến trong mối quan hệ này, cách thức để phối hợp với nhau để xây dựng một khu vực mà chúng ta đều mong muốn.
Song song trong quá trình này là những lần nới lỏng rồi tiến đến bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam vào năm 2016.
Bộ trưởng quốc phòng hai nước cũng nhiều lần có chuyến thăm và làm việc với nhau.
Gần đây nhất, bà Searight nhắc lại một nội dung trong tuyên bố chung sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch nước Trần Đại Quang hồi tháng 11/2017. “Đó là hai bên đã khẳng định kế hoạch hành động về Hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ giai đoạn 2018-2020, vạch ra những bước đi theo chiều hướng hợp lý trong giai đoạn 3 năm này”.
Tuy hai nước bình thường hóa quan hệ hơn 20 năm, nhưng những cuộc đối thoại nghiêm túc về hợp tác quốc phòng chỉ diễn ra trong một thập kỷ trở lại đây. Do vậy, bà Searight nói một trong những thách thức là bộ máy quốc phòng hai bên vẫn còn mới mẻ với nhau, nên các bên vẫn trong giai đoạn tìm hiểu để xác định cách thức hợp tác hiệu quả.
“Bộ máy của Mỹ phải nói là rất phức tạp và không dễ định hướng. Cho nên thường xuyên đối thoại là cách mà Việt Nam có thể hiểu được hệ thống quốc phòng Mỹ, từ đó phát hiện những lĩnh vực mới có thể hợp tác. Trong khi đó, phía Mỹ phải kiên nhẫn và linh hoạt khi làm việc cùng Việt Nam”, bà Searight nói.
Theo nữ cựu quan chức Lầu Năm Góc, một thách thức khác là về mặt chiến lược và sự tương ứng về tầm nhìn chung của hai bên. Sau khi Mỹ có chính quyền mới, bà Searight cho biết một câu hỏi thường nhận được là “vị trí của Việt Nam và Đông Nam Á nói chung trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Tổng thống Trump như thế nào?”.
“Theo tôi những nội dung mà Tổng thống Trump từng công bố vẫn chưa rõ ràng, đặc biệt là về phần chiến lược. Do vậy vẫn cần thêm thời gian để xác định rõ là cần những chính sách, hành động cụ thể nào, cũng như một định hướng chiến lược rõ ràng hơn; để hoàn thiện tầm nhìn về một trật tự khu vực dựa trên luật lệ. Tôi hy vọng chuyến thăm của Bộ trưởng Mattis vào tuần này sẽ cung cấp rõ thêm về chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.

Mỹ vẫn duy trì cam kết với Châu Á-Thái Bình Dương

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cho biết Mỹ vẫn duy trì cam kết với Châu Á-Thái Bình Dương, khi đến Singapore tham dự diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La.

Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis sẽ trình bày chính sách rõ ràng trước các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực và trấn an các nước này.
My van duy tri cam ket voi Chau A-Thai Binh Duong
 Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis: Mỹ vẫn duy trì cam kết với Châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh: NBC News

Hình ảnh đầu tiên đoàn tiền trạm Triều Tiên đến Hàn Quốc

Phái đoàn tiền trạm của Triều Tiên tới Hàn Quốc hôm nay (21/1) để khảo sát địa điểm biểu diễn nghệ thuật tại Olympic mùa đông PyeongChang vào tháng 2 tới.

Đoàn tiền trạm Triều Tiên gồm 7 thành viên do bà Hyon Song-wol - trưởng nhóm nhạc Moranbong, được xem là một trong những nhân vật nữ giới có ảnh hưởng nhất ở nước này, dẫn đầu. Ảnh: Korea Times
 Đoàn tiền trạm Triều Tiên gồm 7 thành viên do bà Hyon Song-wol - trưởng nhóm nhạc Moranbong, được xem là một trong những nhân vật nữ giới có ảnh hưởng nhất ở nước này, dẫn đầu. Ảnh: Korea Times

Chiếc xe buýt chở phái đoàn Triều Tiên tiến về nhà ga Seoul vào 10h22 sáng 21/1. Ảnh: Yonhap
 Chiếc xe buýt chở phái đoàn Triều Tiên tiến về nhà ga Seoul vào 10h22 sáng 21/1. Ảnh: Yonhap

Theo Yonhap, bà mặc áo khoác màu đen và quàng khăn lông. Khi được hỏi về ấn tượng về chuyến đi này, bà Hyon song-wol chỉ mỉm cười không đáp. Ảnh: Bà Hyon Song-wol dẫn đầu phái đoàn Triều Tiên. Ảnh: Yonhap
Theo Yonhap, bà mặc áo khoác màu đen và quàng khăn lông. Khi được hỏi về ấn tượng về chuyến đi này, bà Hyon song-wol chỉ mỉm cười không đáp. Ảnh: Bà Hyon Song-wol dẫn đầu phái đoàn Triều Tiên. Ảnh: Yonhap

An ninh siết chặt khi đoàn Triều Tiên đặt chân tới Hàn Quốc. Ảnh: Reuters.
 An ninh siết chặt khi đoàn Triều Tiên đặt chân tới Hàn Quốc. Ảnh: Reuters.

Bà Hyon Song-wol và phái đoàn Triều Tiên được cảnh sát và lực lượng tình báo Hàn Quốc đảm bảo an ninh nghiêm ngặt. Quân đội địa phương và truyền thông nước ngoài cũng tập trung đông tại nhà ga nơi đoàn lên tàu để di chuyển tới Gangeung.
Bà Hyon Song-wol và phái đoàn Triều Tiên được cảnh sát và lực lượng tình báo Hàn Quốc đảm bảo an ninh nghiêm ngặt. Quân đội địa phương và truyền thông nước ngoài cũng tập trung đông tại nhà ga nơi đoàn lên tàu để di chuyển tới Gangeung. 

Phái đoàn Triều Tiên đã đi qua biên giới đất liền theo tuyến đường Gyeongui cho chuyến thăm kéo dài 2 ngày ở Hàn Quốc. Đây là phái đoàn đầu tiên của Bình Nhưỡng tới Hàn Quốc kể từ khi ông Moon Jae-in nhậm chức tháng 5 năm ngoái. Đây cũng là lần đầu tiên, tuyến đường liên Triều được sử dụng lại kể từ khi khu công nghiệp Gaesong bị đóng cửa đầu năm 2016.
Phái đoàn Triều Tiên đã đi qua biên giới đất liền theo tuyến đường Gyeongui cho chuyến thăm kéo dài 2 ngày ở Hàn Quốc. Đây là phái đoàn đầu tiên của Bình Nhưỡng tới Hàn Quốc kể từ khi ông Moon Jae-in nhậm chức tháng 5 năm ngoái. Đây cũng là lần đầu tiên, tuyến đường liên Triều được sử dụng lại kể từ khi khu công nghiệp Gaesong bị đóng cửa đầu năm 2016. 

Một số quan chức Hàn Quốc đã chào đón đoàn Triều Tiên từ văn phòng hải quan, nhập cư và kiểm dịch (CIQ) tại ga Dorasan, ngay phía nam biên giới.
Một số quan chức Hàn Quốc đã chào đón đoàn Triều Tiên từ văn phòng hải quan, nhập cư và kiểm dịch (CIQ) tại ga Dorasan, ngay phía nam biên giới. 

Theo lịch trình, đoàn Triều Tiên sẽ tới Gangneung, cách Seoul 260 km về phía đông, trên chuyến tàu tốc hành KTX trong ngày hôm nay và quay trở lại vào ngày mai. Ảnh: Yonhap.
 Theo lịch trình, đoàn Triều Tiên sẽ tới Gangneung, cách Seoul 260 km về phía đông, trên chuyến tàu tốc hành KTX trong ngày hôm nay và quay trở lại vào ngày mai. Ảnh: Yonhap.

Tại Gangneung, đoàn Triều Tiên có thể sẽ tham quan Trung tâm Nghệ thuật Gangneung và ghé thăm một địa điểm dự kiến khác tại Seoul vào ngày mai, theo Korea Times.
Tại Gangneung, đoàn Triều Tiên có thể sẽ tham quan Trung tâm Nghệ thuật Gangneung và ghé thăm một địa điểm dự kiến khác tại Seoul vào ngày mai, theo Korea Times.

Trong chuyến đi kéo dài 2 ngày, phía Triều Tiên lên kế hoạch kiểm tra sân khấu, hệ thống âm thanh và các điều kiện khác cho buổi trình diễn sắp tới cũng như thảo luận về lịch trình và chương trình biểu diễn.
 Trong chuyến đi kéo dài 2 ngày, phía Triều Tiên lên kế hoạch kiểm tra sân khấu, hệ thống âm thanh và các điều kiện khác cho buổi trình diễn sắp tới cũng như thảo luận về lịch trình và chương trình biểu diễn.

Triều Tiên đã đồng ý tham gia Olympic PyeongChang được tổ chức ngày 9- 25.2 và Paralympics kéo dài 10 ngày tính từ 9.3 được tổ chức tại PyeongChang và Gangneung.
 Triều Tiên đã đồng ý tham gia Olympic PyeongChang được tổ chức ngày 9- 25.2 và Paralympics kéo dài 10 ngày tính từ 9.3 được tổ chức tại PyeongChang và Gangneung.

Ngoài đoàn vận động viên, huấn luyện viên và các quan chức, Triều Tiên cử một nhóm biểu diễn nghệ thuật 140 thành viên, bao gồm dàn nhạc, ca sĩ và vũ công thực hiện các buổi biểu diễn tại Seoul và Gangneung.
 Ngoài đoàn vận động viên, huấn luyện viên và các quan chức, Triều Tiên cử một nhóm biểu diễn nghệ thuật 140 thành viên, bao gồm dàn nhạc, ca sĩ và vũ công thực hiện các buổi biểu diễn tại Seoul và Gangneung.

Những hình ảnh về phái đoàn Triều Tiên thăm Hàn Quốc. Ảnh: Reuters, AFP, Yonhap.
Những hình ảnh về phái đoàn Triều Tiên thăm Hàn Quốc. Ảnh: Reuters, AFP, Yonhap. 

Muôn màu cuộc sống trên sân thượng giữa lòng thành phố Tel Aviv

(Kiến Thức) - Do không gian chật chội, người dân ở thành phố Tel Aviv (Israel) đã “biến” sân thượng thành nơi làm việc, nhà hàng, lớp học yoga,… hay đơn giản là chỗ nghỉ ngơi lý tưởng sau một ngày làm việc mệt nhọc.

Iyar Semel, một nhạc sĩ 38 tuổi, cùng hai người bạn cùng phòng đã biến không gian trên sân thượng này thành một khu vườn xanh mát. (Nguồn ảnh: Sputnik)
Iyar Semel, một nhạc sĩ 38 tuổi, cùng hai người bạn cùng phòng đã biến không gian trên sân thượng này thành một khu vườn xanh mát. (Nguồn ảnh: Sputnik)

Doron Turgeman (trái), 35 tuổi, và Michael Alimelech, 26 tuổi, tập luyện đấm bốc trên sân thượng của một tòa nhà ở thành phố Tel Aviv.
Doron Turgeman (trái), 35 tuổi, và Michael Alimelech, 26 tuổi, tập luyện đấm bốc trên sân thượng của một tòa nhà ở thành phố Tel Aviv

Người đàn ông ngồi thư giãn trên ghế sofa đặt ngoài sân thượng của một tòa nhà ở Israel, ngày 3/11/2017.
Người đàn ông ngồi thư giãn trên ghế sofa đặt ngoài sân thượng của một tòa nhà ở Israel, ngày 3/11/2017.

Một chỉ huy đang kiểm tra các binh sĩ trên tầng thượng của Đài phát thanh Galgalatz thuộc Lực lượng Phòng vệ Israel ở Tel Aviv ngày 7/1/2018.
 Một chỉ huy đang kiểm tra các binh sĩ trên tầng thượng của Đài phát thanh Galgalatz thuộc Lực lượng Phòng vệ Israel ở Tel Aviv ngày 7/1/2018.

Bể bơi trên sân thượng tòa trung tâm thương mại Azrieli ở trung tâm Tel Aviv ngày 11/10/2017.
 Bể bơi trên sân thượng tòa trung tâm thương mại Azrieli ở trung tâm Tel Aviv ngày 11/10/2017.

Nghệ sĩ Ana Ashury sử dụng sân thượng ở Ramat Gan, ngoại ô Tel Aviv, làm nơi làm việc. Ảnh chụp ngày 19/11/2017.
 Nghệ sĩ Ana Ashury sử dụng sân thượng ở Ramat Gan, ngoại ô Tel Aviv, làm nơi làm việc. Ảnh chụp ngày 19/11/2017.

Moni Chorev, 60 tuổi, và vợ ông, Gilly, ngồi đọc báo, thưởng thức trà trên sân thượng.
 Moni Chorev, 60 tuổi, và vợ ông, Gilly, ngồi đọc báo, thưởng thức trà trên sân thượng.

Sân thượng ở Khách sạn Brown là địa điểm lý tưởng để tụ tập bạn bè. Ảnh chụp ngày 14/10/2017.
 Sân thượng ở Khách sạn Brown là địa điểm lý tưởng để tụ tập bạn bè. Ảnh chụp ngày 14/10/2017.

Lớp học yoga trên sân thượng của một tòa nhà ở Tel Aviv ngày 19/10/2017.
 Lớp học yoga trên sân thượng của một tòa nhà ở Tel Aviv ngày 19/10/2017.

Đây là nơi làm việc của họa sĩ nghiệp dư Kobi Malul, 31 tuổi.
 Đây là nơi làm việc của họa sĩ nghiệp dư Kobi Malul, 31 tuổi.

Một người phụ nữ cho đàn bồ câu ăn trên sân thượng ở Tel Aviv vào lúc hoàng hôn ngày 20/11/2017.
 Một người phụ nữ cho đàn bồ câu ăn trên sân thượng ở Tel Aviv vào lúc hoàng hôn ngày 20/11/2017.

Ông Alexander Flaschenberg, 60 tuổi, ngồi nghỉ trên tầng thượng sau một ngày làm việc mệt mỏi.
 Ông Alexander Flaschenberg, 60 tuổi, ngồi nghỉ trên tầng thượng sau một ngày làm việc mệt mỏi.