Mỹ vẫn duy trì cam kết với Châu Á-Thái Bình Dương

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cho biết Mỹ vẫn duy trì cam kết với Châu Á-Thái Bình Dương, khi đến Singapore tham dự diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La.

Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis sẽ trình bày chính sách rõ ràng trước các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực và trấn an các nước này.
My van duy tri cam ket voi Chau A-Thai Binh Duong
 Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis: Mỹ vẫn duy trì cam kết với Châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh: NBC News
Ông Mattis nói với các phóng viên rằng trong bài phát biểu hôm 3/6 tại diễn đàn an ninh khu vực mang tên Đối thoại Shangri-La 2017 ở Singapore, ông sẽ nói về "trật tự quốc tế" cần thiết cho một Châu Á hòa bình, một tài liệu tham khảo phản đối chương trình hạt nhân-tên lửa của CHDCND Triều Tiên.
Trên đường tới diễn đàn an ninh khu vực mang tên Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Mattis nói với cánh phóng viên: "Tại Đối thoại Shangri-la, tôi sẽ nhấn mạnh việc kề vai sát cánh với các đồng minh và đối tác trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Bộ Quốc phòng (Mỹ) tập trung vào việc tăng cường các liên minh, trao quyền cho các quốc gia để có thể duy trì an ninh của chính họ và tăng cường khả năng quân sự của Mỹ để ngăn chặn chiến tranh”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis dự kiến sẽ gặp gỡ các đối tác đến từ một số nước đồng minh như Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia.
Các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn cam kết rộng rãi với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, giống như thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Lầu Năm Góc cũng ủng hộ "trên nguyên tắc" đề nghị của Thượng nghị sĩ John McCain, người đứng đầu Uỷ ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, về tăng nguồn tài trợ quân sự cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thêm 7,5 tỷ USD.
Bộ trưởng Mattis sẽ nói về sự cần thiết của việc các nước phải tuân thủ luật pháp quốc tế, một sự đề cập rõ ràng đến các hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên những rạn san hô tranh chấp ở Biển Đông.
Tuần trước, một tàu chiến của của Hải quân Mỹ đã đi vào bên trong vùng biển 12 hải lý xung quanh một “đảo nhân tạo” mà Trung Quốc đã bồi đắp và xây dựng trái phép trên một rạn san hô có tranh chấp ở Biển Đông. Đây là một thách thức đầu tiên đối với Bắc Kinh trên tuyến đường biển huyết mạch này, kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ trong tháng 1/2017.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump cũng đã hoàn tất việc xem xét rộng rãi các lựa chọn của Mỹ nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân- tên lửa của CHDCND Triều Tiên, thiên về các biện pháp trừng phạt mới và tăng cường hợp tác với Trung Quốc.
Một số quan chức châu Á lo ngại về đường lối được thúc đẩy bằng phương pháp tiếp cận cá nhân và không thể đoán trước của Tổng thống Donald Trump đối với việc hoạch định chính sách của Mỹ.
Chuyến đi của Bộ tưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis được tiến hành, sau khi tân Tổng thống Moon Jae-in ra lệnh điều tra vì sao văn phòng của ông chưa được thông báo về việc triển khai thêm 4 bệ phóng cho Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc.
Trợ lý an ninh hàng đầu của Tổng thống Moon Jae-in đã lên đường đến thủ đô Washington hôm 1/6, khi tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tìm cách trấn an Mỹ, nước đồng minh chính, rằng ông sẽ không hủy bỏ thỏa thuận triển khai THAAD, một hệ thống phòng thủ tên lửa đã khiến Trung Quốc tức giận.

Biển Đông sôi sục đến phút chót tại Đối thoại Shangri-La

Biển Đông sôi sục đến phút chót tại Đối thoại Shangri-La 14, khi chiếm lĩnh hầu hết thời gian trong phần trả lời câu hỏi của các diễn giả.

Ngày 31/5, Đối thoại Shangri-La bước vào ngày làm việc cuối cùng với chủ đề củng cố trật tự khu vực hướng tới giải pháp chủ động hơn cho các tranh chấp và hợp tác khu vực trước những thách thức an ninh toàn cầu.
Bien Dong soi suc den phut chot tai Doi thoai Shangri-La
Biển Đông sôi sục đến phút chót tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Không nằm ngoài dự đoán, đoàn đại biểu Trung Quốc đã tận dụng diễn đàn tại Đối thoại Shangri-La lần này để phản bác quan điểm của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông.

Biển Đông, Triều Tiên sẽ chiếm lĩnh Đối thoại Shangri-La 2017

Vấn đề Biển Đông và tình hình bán đảo Triều Tiên diễn biến căng thẳng được cho là hai chủ đề sẽ chiếm lĩnh Đối thoại Shangri-La năm nay.

Hội nghị cấp cao An ninh châu Á hay còn được biết đến với tên Đối thoại Shangri-La, diễn ra tại Singapore từ ngày 2 đến 4/6 tới, là dịp để các bộ trưởng cũng như các quan chức quốc phòng cấp cao đến từ gần 30 quốc gia làm rõ và chia sẻ quan điểm về vấn đề an ninh khu vực cũng như về các thách thức đối với an ninh khu vực từ góc độ quốc gia của mình.
Bien Dong, Trieu Tien se chiem linh Doi thoai Shangri-La 2017
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2015. Ảnh: Phủ thủ tướng Singapore 

8 chiến dịch tốn kém nhất của Mỹ từ năm 2000

(Kiến Thức) - "Đất nước Iraq Tự do", "Tự do Bền vững" hay "Bình minh Odyssey",...là một số chiến dịch tốn kém nhất của Mỹ trong những năm gần đây.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000
 Chiến tranh Iraq hay Chiến dịch "Đất nước Iraq Tự do" (2003-2011) là một trong những chiến dịch tốn kém nhất của Mỹ trong hơn 10 năm trở lại đây. Hàng trăm nghìn lính Mỹ đã thực hiện cuộc tấn công quy mô lớn vào Iraq khi cuộc chiến tranh bùng nổ năm 2003. Ảnh: The Richest.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000-Hinh-2
Chiến dịch New Dawn (Bình minh mới) của Mỹ kéo dài từ năm 2010 đến 2011. Năm 2010, Mỹ tuyên bố “chiến thắng” trong cuộc chiến tranh Iraq và bắt đầu rút quân. Tuy nhiên, các lực lượng nổi dậy vẫn chưa được trấn áp hoàn toàn nên Mỹ đã để lại gần 50.000 quân nhân dưới tư cách cố vấn quân sự cho chính quyền Iraq mới. Ảnh: The Richest.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000-Hinh-3
Ngày 7/10/2001, Mỹ đổ quân vào Afghanistan và chiến dịch "Enduring Freedom" (Tự do Bền vững) bắt đầu. Mục tiêu của chiến dịch quân sự này là đánh bại phiến quân Taliban, truy lùng và tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden. Có thể nói, Enduring Freedom là một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất trong thế kỷ 21. Ảnh: The Richest.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000-Hinh-4
Chiến dịch Odyssey Dawn (Bình minh Odyssey) ở Libya năm 2011. Chiến dịch do liên quân NATO và Mỹ phát động nhằm thực thi nghị quyết lập một vùng cấm bay trên bầu trời Libya của Liên Hợp Quốc. Ngày 19/3/2011, các lực lượng Pháp, Anh và Mỹ đã tiến hành hàng loạt đợt không kích vào Libya. Tàu chiến Mỹ đã nã hơn 100 tên lửa hành trình Tomahawk vào các căn cứ quân sự của nhà lãnh đạo độc tài Muammar Gaddafi. Ảnh: The Richest.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000-Hinh-5
 Chiến dịch không kích mạng lưới khủng bố Al-Qaeda ở Yemen và không kích phiến quân Taliban tại Pakistan. Chiến dịch quân sự này bắt đầu từ năm 2010 và vẫn tiếp diễn. Ảnh: The Richest.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000-Hinh-6
Năm 2006, khi Lebanon chìm vào cuộc chiến giữa Israel và phong trào Hezbollah, Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush đã điều động Đơn vị viễn trinh hàng hải thứ 24 tới Lebanon để sơ tán các công dân Mỹ mắc kẹt tại quốc gia này. Ngoài ra, Mỹ còn điều động tàu USS Iwo Jima, tàu tấn công của Thủy quân Lục chiến Mỹ tham gia chiến dịch sơ tán công dân Mỹ ở Lebanon. Ảnh: The Richest.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000-Hinh-7
Năm 2014, Mỹ đã điều hàng nghìn binh sĩ tham gia vào cuộc chiến chống phiến quân IS ở Iraq, Syria,...Trong đó, 4.100 binh sĩ đã được điều động tới Iraq và 2.100 lính tới Kuwait. Ngoài ra, liên quân do Mỹ cầm đầu còn tiến hành nhiều đợt không kích nhằm vào phiến quân IS ở Syria. Tàu sân bay U.S.S. Theodore Roosevelt cùng nhiều tàu chiến khác cũng được điều động tham gia vào chiến dịch quân sự này. Ảnh: The Richest.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000-Hinh-8
Năm 2013, tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân dưới lòng đất và đe dọa “phá hủy” Hàn Quốc. Chính vì vậy, Mỹ đã gia tăng số tên lửa chống tên lửa đạn đạo ở Alaska lên 44. Được biết, mỗi quả tên lửa này có trị giá hàng chục triệu USD. Ngoài ra, nhằm răn đe Triều Tiên, Mỹ đã điều hai máy bay ném bom tàng hình B-2 tới căn cứ ở Hàn Quốc. Ảnh: The Richest.