Đến lượt thành phố Donetsk của Ukraine tuyên bố tự trị?

(Kiến Thức) - Hội đồng thành phố Donetsk đề xuất tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về tương lai của họ trước chính biến ở Kiev, Ukraine.

“Cho đến khi mọi chuyện rõ ràng, những điều luật (do Quốc hội thông qua) là hợp pháp và cơ quan mới của nhà nước trung ương sẽ được công nhận. Toàn bộ trách nhiệm trong việc hỗ trợ kinh tế của các vùng lãnh thổ sẽ được trao cho chính quyền địa phương”, trích dẫn nghị quyết của hội đồng thành phố Donetsk hôm 1/3.
Cơ quan này cũng quyết định sửa dụng lực lượng cảnh sát địa phương nhằm “đảm bảo hòa bình cho người dân ở Donetsk và bảo vệ họ trước các hành động khiêu khích tiềm tàng của các lực lượng dân tộc chủ nghĩa cực đoan”.
Những người thân Nga vẫy cờ Nga và giữ băng rôn "Donetsk là của Nga" trong một cuộc biểu tình hôm 1/3.
Những người thân Nga vẫy cờ Nga và giữ băng rôn "Donetsk là của Nga" trong một cuộc biểu tình hôm 1/3.
Đồng thời, Hội đồng này tuyên bố rằng, tiếng Nga và tiềng Ukraine sẽ là hai ngôn ngữ chính ở đây và yêu cầu Hội đồng khu vực tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về tương lai của Donbass.
Cũng trong ngày, Thị trưởng thành phố Kharkov ông Gennaday Kernes kêu gọi cảnh sát chống lại những thành viên nhóm cực hữu Right Sector khi hay tin nhóm này đang trên đường tới thành phố.
“Chúng tôi có thông tin cho biết, những chiếc xe buýt chở những kẻ cực đoan đang trên đường tới thành phố”, ông Kernes tiết lộ. Ông còn thúc giục “các cơ quan thực thi luật pháp làm hết sức để đưa những người phần tử như vậy tránh xa khỏi thành phố của chúng ta”. Trong khi đó, những người dân ở Kharkov đang tổ chức những đội tự vệ để tuần tra thành phố.
Còn Chủ tịch Ủy ban an ninh và chống tham nhũng trong Duma Quốc gia Nga, bà Irina Yarovaya lên tiếng bảo vệ quyết định trao quyền cho Tổng thống Putin điều quân đội tới Ukraine.
“Chủ nghĩa khủng bố là tội phạm nguy hiểm nhất trên thế giới. Tuy nhiên, ở Ukraine hiện nay, chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa phát xít lại lên nắm quyền chỉ đạo đất nước. Đó thực sự là mối đe dọa đối với cuộc sống và sự an toàn của những công dân Nga hiện đang sinh sống ở Ukraine và cả những công dân Ukraine anh em”, bà nói.

Yanukovych tái xuất, khẩn cầu Nga hành động cứu Ukraine

(Kiến Thức) - Cựu Tổng thống Yanukovych lần đầu xuất hiện trở lại sau khi bị lật đổ, tuyên bố rằng, ông không hề chạy trốn và cầu khẩn sự giúp đỡ của Tổng thống Nga Putin...

Cụ thể, trong cuộc họp báo công khai được tổ chức tại thành phố phía nam của Nga Rostov-on-Don, cựu Tổng thống Yanukovych nhấn mạnh rằng, ông vẫn là lãnh đạo hợp pháp của Ukraine; đồng thời cầu khẩn sự giúp đỡ của Tổng thống Nga Putin.

Điểm mặt nhân vật "sừng sỏ" chính phủ mới Ukraine

(Kiến Thức) - Chính phủ mới ở Ukraine bao gồm các chính trị gia thân phương Tây sẽ phải đương đầu với những thách thức to lớn để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, chính trị.

1. Thủ tướng tạm quyền Arseniy Yatsenyuk: Đứng đầu chính phủ mới Ukraine là thủ lĩnh phe đối lập Arseniy Yatsenyuk, một trong ba nhà lãnh đạo nổi bật nhất của các cuộc biểu tình đường phố, lật đổ chính quyền Tổng thống Yanukovych. Ông Yatsenyuk mới 39 tuổi và từng giữ các chức vụ như ngoại trưởng, bộ trưởng kinh tế, phó chủ tịch ngân hàng trung ương…
 1. Thủ tướng tạm quyền Arseniy Yatsenyuk: Đứng đầu chính phủ mới Ukraine là thủ lĩnh phe đối lập Arseniy Yatsenyuk, một trong ba nhà lãnh đạo nổi bật nhất của các cuộc biểu tình đường phố, lật đổ chính quyền Tổng thống Yanukovych. Ông Yatsenyuk mới 39 tuổi và từng giữ các chức vụ như ngoại trưởng, bộ trưởng kinh tế, phó chủ tịch ngân hàng trung ương…

Thế giới “run sợ” khả năng Nga đưa quân vào Ukraine

(Kiến Thức) - Khi Thượng viện Nga giao toàn quyền điều động quân sang Ukraine cho Tổng thống Putin, các nhà lãnh đạo thế giới đã phản ứng khá gay gắt.

Đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm kéo dài 90 phút với người đồng cấp Nga Vladmir Putin hôm 1/3. Qua đó, ông Obama bày tỏ “quan ngại sâu sắc” tới “sự vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine” của Nga. Đồng thời, nhà lãnh đạo Mỹ cũng kêu gọi ông Putin ra lệnh rút quân. Trong trường hợp Nga không chấp thuận, Mỹ sẽ tính tới khả năng không tham dự Hội nghị thượng đỉnh G8 sắp tới ở Sochi vào tháng 6 tới này. Tệ hơn, Mỹ có thể sẽ áp dụng những lệnh trừng phạt lên Nga.
Ở Brussels, người đứng đầu Ủy ban chính sách đối ngoại của EU Catherine Ashton đã kêu gọi mở một cuộc họp bất thường của ủy ban này nhằm bàn về tình hình Ukraine.