Đề nghị Chính phủ bình ổn giá điện, xăng dầu, kiểm soát thị trường chứng khoán

Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ bình ổn giá điện, xăng dầu để kiểm soát lạm phát, đồng thời quản lý chặt chẽ thị trường tài chính... 

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa ký thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2022.

Thường vụ Quốc hội thống nhất nhận định năm 2022 tình hình kinh tế, chính trị thế giới diễn biến phức tạp, giá dầu, lạm phát có thể tăng cao, các nền kinh tế lớn thu hẹp quy mô nới lỏng chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại. Trong nước, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, Quốc hội, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đến nay, dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế thích ứng linh hoạt, dần vào quỹ đạo phục hồi. Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn vẫn còn tiềm ẩn rủi ro, kiểm soát lạm phát gặp khó khăn; nguy cơ bùng phát dịch do các biến chủng mới vẫn hiện hữu. Giá dầu tăng cao tác động tiêu cực đến giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển. Giải ngân vốn đầu tư công vẫn trì trệ; các chương trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ theo Nghị quyết 43 của Quốc hội triển khai chậm, các chính sách quan trọng vẫn đang trong quá trình xây dựng hướng dẫn, chưa được áp dụng vào thực tiễn.

De nghi Chinh phu binh on gia dien, xang dau, kiem soat thi truong chung khoan

Giá xăng dầu thời gian qua tăng nhanh khiến giá cả nhiều loại mặt hàng tăng theo do chi phí vận chuyển gia tăng.

Trong khi, tín dụng, nợ xấu, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản có nhiều rủi ro; sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, chi phí đầu vào tăng cao; thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước rất chậm…

Vì vậy, để đạt chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 8-8,5% (gồm mức dự kiến 6-6,5% theo Nghị quyết số 32 và phần tăng thêm 2% nhờ tác động của chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội), Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý nhiều nội dung.

Theo đó, Chính phủ cần tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình phòng chống dịch COVID-19. Kiểm soát lạm phát, duy trì lãi suất cho vay hợp lý, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguốn vốn; quản lý nợ xấu, có giải pháp căn cơ, bền vững hướng dòng tiền quay trở lại sản xuất kinh doanh.

Tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản; ban hành điều kiện, tiêu chí quản lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp cùng với việc có giải pháp ổn định thị trường, tăng niềm tin của nhà đầu tư.

Cần có chính sách bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn giá cả hàng hóa, nhất là điện, than, xăng dầu, vật tư nông nghiệp và nguyên vật liệu xây dựng. Có giải pháp duy trì chuỗi cung ứng, tránh gián đoạn sản xuất, xuất khẩu và mở cửa du lịch, phát triển thị trường nội địa. Chính phủ cũng cần khẩn trương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về tài khóa, tiền tệ; thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động; mở cửa trở lại trường học phù hợp, đảm bảo chất lượng dạy và học.

Tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm; bảo đảm an ninh, quốc phòng. Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các dự án trọng điểm quốc gia Lưu ý nữa là đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch. Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, công trình trọng điểm quốc gia; khẩn trương hoàn thiện danh mục dự án của các nguồn vốn đầu tư chưa được phân bổ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ xem xét, quyết định.

Tăng cường quản lý, chống thất thu, chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế; tích cực thu hồi nợ thuế; điều hành chi bám sát dự toán, tiết kiệm, hiệu quả. Chủ động kiểm soát, ứng phó với các rủi ro, đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước, bội chi, nợ công; tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Ngoài ra, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp đi đôi với kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện các báo cáo, gửi Quốc hội và cơ quan thẩm tra. Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính Ngân sách thẩm tra chính thức trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3. “Các báo cáo thẩm tra, đặc biệt là báo cáo tóm tắt phải theo tinh thần đổi mới, dẫn chứng cụ thể với tính phản biện cao, nêu bật các vấn đề trọng tâm, trọng điểm”, Thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu.

Vì sao ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long bị đề nghị xem xét kỷ luật?

(Vietnamdaily) - UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long.

Trong hai ngày 16 và 17/5, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 15. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.

Thực hiện kết luận của UBKT Trung ương tại kỳ họp thứ 13 về việc xem xét, xử lý kỷ luật các tập thể và cá nhân liên quan đến những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban cán sự đảng Bộ Y tế; căn cứ các quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định một số vấn đề:

Ngắm những vật dụng gắn với cuộc đời Bác Hồ

Cùng ngắm nhìn những đồ vật mà Bác Hồ từng sử dụng từ khi hoạt động cách mạng cho đến những năm tháng cuối đời... 

Rung rung ngam nhung vat dung gan voi cuoc doi Bac Ho
 Viên gạch cùng loại với viên gạch mà đồng chí Nguyễn Ái Quốc (tên hoạt động của Bác Hồ giai đoạn 1919-1942) dùng để sưởi ấm trong những ngày đông giá lạnh ở Paris. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội).

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre nộp hơn 3,4 tỉ đồng sau thanh tra

Sau khi Thanh tra tỉnh có kết luận thanh tra về việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, xét nghiệm PCR và kinh phí mua sắm phục vụ phòng chống dịch thì Giám đốc CDC Bến Tre đã nộp 3,4 tỉ đồng khắc phục hậu quả.

Ngày 18-5, nguồn tin phóng viên cho biết Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bến Tre đã nộp hơn 3,4 tỉ đồng vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của Thanh tra tỉnh, sau khi có kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, thuốc chữa bệnh, kit xét nghiệm nhanh, xét nghiệm PCR và kinh phí mua sắm phục vụ phòng chống dịch trên địa bàn.

Theo kết luận thanh tra, trong quá trình mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, CDC tỉnh Bến Tre không có văn bản xem xét hồ sơ năng lực, kinh nghiệm nhà thầu hay báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu. Một số gói thầu cung cấp chưa đủ 3 bảng báo giá hoặc bảng báo giá chưa đầy đủ các mặt hàng.