DBC giúp quỹ Phần Lan 'thắng' VN-Index nhưng vẫn bị chốt lời

(Vietnamdaily) - Hiệu suất của Pyn Elite Fund tốt hơn thị trường chung bởi sự tăng trưởng của nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng như cổ phiếu DBC.

PYN Elite Fund - quỹ đầu tư đến từ Phần Lan báo cáo đã bán qua sàn 300.000 cp của CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC), giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới ngưỡng 9% từ ngày 04/09.
Bối cảnh quỹ ngoại quay ra bán cổ phiếu DBC, từ ngày 31/10/2023 đến ngày 10/9/2024, cổ phiếu DBC đã bật tăng 90,6%, từ 15.530 đồng lên 29.600 đồng/cổ phiếu. Chiếu theo mức giá này, ước tính quỹ PYN Elite thu về hơn 9 tỷ đồng sau khi giảm tỷ lệ sở hữu từ 9,06% (30,3 triệu cp) xuống còn 8,97% (30 triệu cp).
Điểm đáng lưu ý, trước đó, PYN Elite Fund liên tục mua vào và nâng sở hữu tại Dabaco Việt Nam. Trong đó, ngày 22/5, quỹ PYN Elite Fund đã mua vào 2 triệu cổ phiếu DBC; ngày 24/5, quỹ tiếp tục mua thêm 2 triệu cổ phiếu DBC; ngày 18/6, quỹ đã mua vào 1 triệu cổ phiếu DBC; ngày 1/8, quỹ tiếp tục mua thêm 1,63 triệu cổ phiếu DBC.
DBC giup quy Phan Lan 'thang' VN-Index nhung van bi chot loi
 PYN Elite Fund vừa thu về hơn 9 tỷ khi bán bớt DBC.
Báo cáo hoạt động tháng 8 mới công bố của Pyn Elite Fund cho thấy, trong tháng 8/2024, quỹ ngoại đến từ Phần Lan đạt hiệu suất cao hơn so với chỉ số VN-Index với mức tăng 3,13% trong khi VN-Index tăng 2,6%.
Nguyên nhân giúp hiệu suất của Pyn Elite Fund tốt hơn thị trường chung bởi sự tăng trưởng của nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng như cổ phiếu DBC mà Pyn Elite Fund đã liên tục tăng tỷ trọng nắm giữ thời gian vừa qua.
DBC vẫn còn dư địa tăng trưởng lớn
Chứng khoán DSC nhận định Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) sẽ là doanh nghiệp chăn nuôi niêm yết hưởng lợi lớn trong sóng giá heo lần này.
Tính đến hết quý 2/2024, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Tập đoàn Dabaco lên đến 3.937 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng tồn kho. Chứng khoán DSC nhận định phần lớn chi phí này là đàn heo thịt đợi xuất chuồng với tổng đàn thường xuyên là hơn 250.000 con.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, ông Nguyễn Như So - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dabaco cũng cho biết đã chủ động tái đàn sớm hơn các đối thủ trong ngành, vì vậy tập đoàn sẽ có thể chiếm lợi thế lớn trong bối cảnh nguồn cung heo sụt giảm.
Lượng tồn kho dồi dào được kỳ vọng có thể trở thành một trong những đòn bẩy giúp Tập đoàn Dabaco cải thiện kết quả kinh doanh trong nửa cuối năm.
Ngoài yếu tố giá heo tăng cao, biên lợi nhuận gộp mảng chăn nuôi heo của Tập đoàn Dabaco còn có dư địa được mở rộng khi giá thức ăn chăn nuôi dần giảm xuống. Thức ăn chăn nuôi thường chiếm khoảng 60 - 70% giá thành sản xuất chăn nuôi.
Do tồn tại độ lệch giữa giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm nên doanh nghiệp sản xuất thường chốt hợp đồng mua nguyên liệu trước khoảng 3-6 tháng, cộng thêm thời gian vận chuyển khoảng 1,5 tháng và thời gian lưu kho dưới 3 tháng.
Vì vậy, lợi thế từ việc giá nguyên liệu giảm sẽ dần được phản ánh vào chi phí chăn nuôi của Tập đoàn Dabaco trong nửa cuối năm 2024 và năm 2025.
Mặt khác, triển vọng kinh doanh của Tập đoàn Dabaco còn được hỗ trợ bởi kế hoạch thương mại hoá vaccine dịch tả heo châu Phi trong quý IV/2024. Tập đoàn Dabaco cho biết vaccine đã được thử nghiệm thành công tại các đơn vị chăn nuôi của tập đoàn, nhờ vậy dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trong giai đoạn vừa qua, năng suất sinh sản đàn heo nái được nâng cao, cá biệt có đơn vị đạt 33-35 con/nái/năm.
Hiện, tập đoàn đang khẩn trương hoàn tất các bước cuối cùng để đồng bộ hóa Nhà máy sản xuất vaccine và hoàn thiện các bước cuối cùng để thương mại hóa vaccine dịch tả heo châu Phi.

Lãi 9 tháng sụt tới 92% còn 18,5 tỷ, Dabaco tăng vay nợ lên 5.000 tỷ

(Vietnamdaily) - Do quý 1 thua lỗ nặng 320 tỷ nên lợi nhuận sau thuế 9 tháng của Dabaco cũng vỏn vẹn 18,5 tỷ, suy giảm 92% so cùng kỳ 2022.  

Tập đoàn Dabaco (HoSE: DBC) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất quý 3/2023 ở mức 2.709 tỷ đồng, giảm 24% so cùng kỳ 2022. Lợi nhuận gộp theo đó cũng suy giảm 42% về mức gần 281 tỷ đồng. Tương ứng tỷ suất lãi gộp biên còn 10,3% giảm so mức 13,6% của cùng kỳ.

Thêm vào đó, kỳ này chi phí tài chính (chủ yếu là chi phí lãi vay) lại tăng mạnh 60% so cùng kỳ khi chiếm 69 tỷ đồng.

Dabaco lên kế hoạch lãi 730 tỷ đồng dù năm 2023 đầy khó khăn

(Vietnamdaily) - Mục tiêu lãi trước thuế của Tập đoàn Dabaco ở mức 804 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 730 tỷ đồng, cao hơn kế hoạch 2023 là 28%. 

HĐQT CTCP Tập đoàn Dabaco (DBC) vừa ban hành Nghị quyết thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh 2024 và một số vấn đề khác. Dabaco đặt mục tiêu tổng doanh thu 2024 đạt hơn 25.300 tỷ đồng, tăng 3% so với kế hoạch 2023.

Mục tiêu lãi trước thuế 804 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 730 tỷ đồng, cao hơn kế hoạch 2023 là 28%. 

Tài khoản chứng khoán mở mới kỷ lục, sao thanh khoản vẫn yếu?

(Vietnamdaily) - Số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước tháng 8 đã tăng cao nhất trong hơn 2 năm qua, trong đó nhà đầu cá nhân mở thêm 330.819 tài khoản.

Theo thống kê của Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm 330.950 tài khoản trong tháng 8/2024, mức cao nhất trong hơn 2 năm qua kể từ tháng 6/2022 và tăng 968 tài khoản so với tháng 7.

Tháng 8, số lượng tài khoản tăng thêm chủ yếu đến từ nhà đầu tư cá nhân trong khi tổ chức chỉ có thêm 131 tài khoản. Cụ thể, nhà đầu cá nhân mở thêm 330.819 tài khoản, chiếm 99,96% tổng số tài khoản mở mới trong tháng.

Luỹ kế từ đầu năm, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đã tăng hơn 1,4 triệu tài khoản. Tính đến cuối tháng 8, nhà đầu tư cá nhân có tổng cộng hơn 8,6 triệu tài khoản, tương đương khoảng 8,6% dân số. Con số này đưa chứng khoán Việt Nam đến gần mục tiêu đạt 9 triệu tài khoản vào năm 2025 và 11 triệu tài khoản vào năm 2030.

Tai khoan chung khoan mo moi ky luc, sao thanh khoan van yeu?
Tài khoản chứng khoán trong tháng 8 tăng kỷ lục. 

Số lượng tài khoản tiếp tục gia tăng trong bối cảnh thanh khoản giảm nhẹ. Báo cáo chiến lược mới đây của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho thấy thanh khoản trung bình phiên trong tháng 8 trên sàn HoSE đạt 14.775 tỷ đồng, giảm 2,8% so với tháng trước.

Thị trường tăng mạnh trong nửa cuối tháng 8, nhưng thanh khoản trong cả tháng lại không được cải thiện, và mức tăng cũng chưa được lan tỏa khi số lượng cổ phiếu thuộc nhóm có thanh khoản giảm, điểm số giảm vẫn chiếm đa số trên sàn HoSE đạt 45,6%. Bên cạnh đó, số cổ phiếu có giá trị tăng, nhưng khối lượng giảm chiếm đến 26,5%.

Về tổng thể, trong tháng 8 thị trường vẫn khá suy yếu, lực cầu thận trọng khi VN-Index tiến gần về vùng đỉnh cũ trên 1.300 điểm. Trong khi đó, tín hiệu tích cực về thanh khoản đến từ nhóm VN30 khi các nhà đầu tư đang quan tâm nhiều hơn đến nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn, chuẩn bị cho kỳ đánh giá nâng hạng trong thời gian tới.

Luỹ kế từ đầu năm đến nay, khối ngoại đã bán ròng tổng cộng gần 66.000 tỷ đồng (2,6 tỷ USD) trên HoSE, mức kỷ lục trong suốt hơn 24 năm hoạt động. Khối ngoại liên tục bán ròng nhưng số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoại tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng qua từng tháng.

Cụ thể, số lượng tài khoản của khối ngoại đã tăng 255 tài khoản trong tháng 8, cao hơn so với con số 217 của tháng trước. Cá nhân tăng 262 tài khoản trong khi tổ chức bất ngờ giảm 7 tài khoản. Tổng số tài khoản nhà đầu tư nước ngoài hiện đạt 47.004 tài khoản.