Đây là cách Apple dùng để "vạch mặt" những người làm rò rỉ thông tin

Câu chuyện về một đội ngũ mà những nhân viên Apple gọi là "lực lượng đặc biệt" này chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ.

Apple vốn nổi tiếng là một công ty đề cao tính bảo mật, điều này thì ai cũng biết. Nhưng hiếm người biết rằng để đạt được điều này, Apple có hẳn một đội ngũ gọi là Worldwide Loyalty Team, hay còn được gọi bằng cái tên Apple Gestapo trong nội bộ Apple. Trang Gizmodo từng được một nhân viên Apple gọi là Tom chia sẻ khá nhiều thông tin thú vị xoay quanh đội ngũ này.
“Apple có những nhân sự kiểu này làm việc ở khắp nơi, đặc biệt là ở những phòng ban nơi rò rỉ được cho là đang xuất hiện. Quản lý tại đây cũng không hề biết về sự hiện diện của họ,” Tom nói. “Khi nghi ngờ một rò rỉ, lực lượng đặc biệt - như cách chúng tôi gọi họ - sẽ vào trong văn phòng vào bất kì thời điểm nào, đặc biệt là mỗi buổi sáng. Họ sẽ liên lạc với nhân sự cao cấp nhất trong văn phòng và yêu cầu được hợp tác.”
Không phải ngẫu nhiên mà các vấn đề bên trong Apple lại bảo mật đến vậy.
 Không phải ngẫu nhiên mà các vấn đề bên trong Apple lại bảo mật đến vậy.
Mọi thứ về sau khá đơn giản: Quản lý sẽ yêu cầu nhân viên ngồi yên tại vị trí của mình, nói cho họ biết những gì phải làm hoặc mong chờ vào bất kì thời điểm nào. Nhóm Apple Gestopo sẽ quản lý việc giao tiếp. Tất cả điện thoại bị tịch thu và thường thì chúng sẽ được thu lại vào cùng một lúc. Trong lúc này, nếu ai đó cần gọi điện thoại ra ngoài, họ cần xin phép và cuộc điện thoại sẽ bị giám sát.
Apple Gestapo không yêu cầu thu lại máy ảnh bởi thực tế không có chiếc máy ảnh nào được phép đưa vào bên trong Apple. Nếu chiếc điện thoại là iPhone, nó sẽ được sao lưu dữ liệu trên máy tính. “Thực tế, ngay từ đầu họ đã nói những chiếc iPhone đều là tài sản của Apple bới Apple đã cấp chúng miễn phí,” Tom chia sẻ thêm. Tất cả nhân viên đều được yêu cầu mở khóa máy, tắt toàn bộ các tính năng bảo mật và Apple Gestapo sẽ kiểm tra các hoạt động gần đây trên điện thoại.
Bảo mật thông tin là vấn đề làm đau đầu các hãng công nghệ.
 Bảo mật thông tin là vấn đề làm đau đầu các hãng công nghệ.
Khi làm điều này, tất cả các nhân viên được yêu cầu đặt máy tính và chế độ chờ. Bằng cách này, họ đảm bảo không có cuộc trò chuyện nào được thực hiện giữa nhân viên với bên ngoài. Không trò chuyện, không nhắn tin và không gọi ai là những yêu cầu khi Apple thực hiện kiểm tra.
Bên cạnh những kiểm tra nói trên, nhóm Apple Gestapo còn có các biện pháp kiểm tra khác như kiểm tra lịch sử email hoặc tự gieo ra những hình ảnh rò rỉ giả để xác định nơi rò rỉ cũng như người rò rỉ tình nghi. Sau khi xác định được nhân vật tình nghi, người này thường được yêu cầu rời khỏi tòa nhà trong yên lặng với bộ phận an ninh họ tống. Và sau bước này, không ai biết rõ những điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Gái trẻ TQ bán thân để mua iPhone 8 và iPhone X

Sau khi hai siêu phẩm  iPhone 8 và iPhone X  của Apple ra đời, nhiều cô gái trẻ sẵn sàng đổi tình để lấy điện thoại.

Ngày 13/9, hãng công nghệ Apple cho ra mắt hai siêu phẩm điện thoại là iPhone 8 và iPhone X. Ngay sau khi xuất hiện đã gây xôn xao dư luận, khiến tín đồ của Apple khao khát được sở hữu một chiếc trong tay. Tuy nhiên, giá thành của những chiếc điện thoại thông minh này không hề rẻ chút nào.

"Nhà máy" cày view ảo với hơn 10.000 chiếc smartphone tại Trung Quốc

Cày view thuê, tăng tương tác ảo đang là dịch vụ được rất nhiều người chi tiền nhằm quảng bá cho video, bài đăng của chính mình.

Hiện nay, hàng loạt video trên YouTube có lượt xem hàng trăm triệu view, những bài đăng trên facebook có lượt thích hàng ngàn like đã không còn là thứ quá xa lạ trong thời buổi công nghệ này. Ngoài sự nổi tiếng cũng như mức độ thu hút của chủ profile, một yếu tố khác quan trọng không kém chính là những “tương tác ảo” mà chủ nhân của video, bài post này chi tiền để mua nhằm quảng bá cho sản phẩm truyền thông của mình.
 
Lượt view, like hay còn được xem là cách để đánh giá sự quan tâm theo dõi của người dùng internet đối với một chương trình, một sản phẩm truyền thông hay cụ thể nào đó. Để nhận được số lượng view khủng, chủ nhân sản phẩm chỉ cần bỏ tiền thuê một đội PR để quảng bá cho sản phẩm của mình bằng cách tăng lượng “tương tác ảo”.
Những thế lực truyền thông này có hẳn một “nông trại trồng view” chứa hàng chục ngàn chiếc điện thoại thông minh, hay còn được gọi là “click farm”.
Được biết, những click farm này hoạt động rất mạnh mẽ ở Trung Quốc và Nga. Theo tờ South China Morning Post, chủ nhân của sản phẩm chỉ cần bỏ ra từ 0,47 tới 11 USD (khoảng từ 10.000 tới hơn 200.000 VNĐ) là đã có thể tăng hơn 10 nghìn lượt view giả mạo cho các video, bài post của họ.