'Đất vàng' ở TP HCM bị Vinafood 2 thâu tóm: Lập dự án 'khống' vay hàng nghìn tỷ

(Vietnamdaily) - Khu đất rộng  6.300 m2 tại số 33 Nguyễn Du, 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, quận 1 từng bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP HCM chỉ đạo thu hồi.

Lập dự án "khống" để vay tiền ngân hàng

Theo tìm hiểu của PV, khu đất số 33 đường Nguyễn Du, 34-36 và 42 đường Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1 là đất công được UBND TP HCM giao cho Vinafood 2 (100% vốn nhà nước) năm 2015 để đầu tư dự án khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại, thời hạn giao đất 50 năm.

Đây chính là lô đất được Thanh tra Chính phủ đưa ra trong kết luận gửi Thủ tướng để báo cáo kết quả kiểm tra thông tin báo chí phản ánh về sai phạm cùng việc khiếu nại của các hộ dân liên quan đến khu đất.

Trong kết luận của Thanh tra Chính phủ, cơ quan này xác định Vinafood 2 đã liên kết, góp vốn với Công ty TNHH quảng cáo, xây dựng, địa ốc Việt Hân (Công ty Việt Hân) thành lập Công ty TNHH Thương mại, Dịch vụ và Xây dựng Việt Hân Sài Gòn (Công ty Việt Hân Sài Gòn) rồi thoái vốn khiến toàn bộ khu đất rơi vào tay tư nhân.

Đáng chú ý, trong quá trình hợp tác với nhà đầu tư tư nhân, chuyển đổi đất công thành đất tư, Vinafood 2 đã bốn lần cố ý làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Ngoài ra, Vinafood 2 đã nhiều lần lập hồ sơ khống để vay tiền ngân hàng.

Theo đó, trong giai đoạn từ 2010 đến cuối năm 2015, Vinafood 2 không triển khai đầu tư dự án trên đất được giao như cam kết, chỉ sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BB971073 của 4 lô đất để vay 518 tỷ đồng từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) để bổ sung vốn kinh doanh thường xuyên cho 4 công ty thành viên, hoạch toán phụ thuộc.

Sau đó, Công ty Việt Hân Sài Gòn mua lại 4 lô đất này. Cơ quan thanh tra chỉ rõ, Công ty Việt Hân Sài Gòn đã lợi dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại 4 lô đất này lập dự án "khống" và lấy tên là “The Goldmark Preminum Tower” để thế chấp đảm bảo cho nhiều khoản vay vốn trực tiếp tại một số ngân hàng hoặc đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cùng một lúc cho các pháp nhân khác thực hiện dự án khác, không liên quan đến 4 cơ sở nhà đất này để vay vốn và giải ngân trái pháp luật hàng nghìn tỷ đồng.

'Dat vang' o TP HCM bi Vinafood 2 thau tom: Lap du an 'khong' vay hang nghin ty
 Khu đất gần 6.300 m2 ở đường Nguyễn Du và Chu Mạnh Trinh, quận 1.

Cụ thể, năm 2016, ông Đinh Trường Chinh – Chủ tịch HĐTV là người đại diện pháp luật Công ty Việt Hân Sài Gòn thế chấp 4 lô đất trên vay 1.683 tỷ đồng từ Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh TP HCM (MSB) với mục đích để tài trợ vốn cho Công ty CP bất động sản Mùa Đông mua 99% vốn góp trong Công ty Việt Hân Sài Gòn của bà Hoàng Ngọc Cẩm Hồng.

Đến năm 2017, bà Trương Thị Cẩm Giang - Chủ tịch HĐTV là người đại diện pháp luật Công ty Việt Hân Sài Gòn thế chấp 4 lô đất này vay Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) – Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch hơn 5.801 tỷ đồng để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ cho 9 công ty vay ngắn hạn (vay món) với mục đích sử dụng vốn vay là “Bổ sung vốn để thực hiện thi công dự án The Goldmark Preminum Tower giai đoạn 1.

Sau đó, Công ty Việt Hân Sài Gòn tiếp tục ký hợp đồng với Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh Củ Chi thế chấp 4 lô đất này vay 5.371 tỷ đồng để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ cho 7 công ty với cùng mục đích sử dụng vay vốn như lần trước.

Năm 2018, Công ty Việt Hân Sài Gòn một lần nữa đem 4 lô đất này thế chấp vay 6.308 tỷ đồng từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Khoản vay này được Công ty Việt Hân Sài Gòn chi cho các công ty gồm: Công ty cổ phần Bạch Minh Long, Công ty cổ phần Supreme Power, Công ty cổ phần Đầu tư Thuận Nha, Công ty cổ phần Đầu tư Khai Gia, Công ty cổ phần Clover Peak, Công ty cổ phần Đầu tư Thanh Man, Công ty cổ phần Đầu tư Song Phú.

Điều đáng nói, khi các khoản vay và lãi trả cuối kỳ này đến hạn sẽ được chuyển sang chi nhánh ngân hàng khác để giải ngân và cho vay mới. Phương thức này được lặp đi lặp lại nhiều lần, số tiền vay lần sau lớn hơn lần trước.

Thanh tra Chính phủ khẳng định, dự án trên không tồn tại, không có thủ tục xin lập dự án, không có phê duyệt dự án của các cơ quan có thẩm quyền.

Đồng thời, việc thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vay ngân hàng hàng nghìn tỷ đồng nói trên vi phạm các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng đối với khách hàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chính sách tín dụng, Quy trình lõi cấp tín dụng,..

Cơ quan thanh tra kiến nghị Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng thanh tra toàn diện hoạt động cấp tín dụng trong giai đoạn từ 2013 đến nay và các khoản vay liên quan tới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản trên đất tại 4 cơ sở nhà đất  xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân liên quan tới sai phạm.

'Dat vang' o TP HCM bi Vinafood 2 thau tom: Lap du an 'khong' vay hang nghin ty-Hinh-2
 Hiện tại phần lớn diện tích của khu đất này được sử dụng để làm bãi giữ xe.

Thu hồi khu 'đất vàng'

Mới đây, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đã  ký quyết định thu hồi 6.274 m2 tại địa chỉ số 33 Nguyễn Du, số 34 - 36 và 42 Chu Mạnh Trinh.

Lý do thu hồi được thực hiện theo điểm d, khoản 1, luật Đất đai. Cụ thể, thu hồi đất trong trường hợp đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật Đất đai mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho.

Theo quyết định của UBND TP HCM, Công Việt Hân Sài Gòn phải thực hiện bàn giao diện tích đất thu hồi cho Trung tâm Phát triển quỹ đất để quản lý theo quy định pháp luật. Đồng thời, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất đai và các nghĩa vụ tài chính khác.

UBND TP giao Chủ tịch UBND phường Bến Nghé có trách nhiệm giao quyết định này cho Công ty Việt Hân Sài Gòn.

Trường hợp công ty này không nhận quyết định này hoặc vắng mặt thì lập biên bản; niêm yết quyết định này tại trụ sở UBND phường, tại nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư.

Trung tâm Phát triển quỹ đất có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các sở ngành, đơn vị liên quan thực hiện thủ tục tiếp nhận, quản lý khu đất thu hồi theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó là đề xuất phương án sử dụng đất, trình Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu cho UBND TP HCM.

 UBND quận 1 thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, quy hoạch đối với khu đất nêu trên, kịp thời xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.

Hiện quyết định thu hồi của UBND TP HCM được niêm yết công khai tại UBND phường Bến Nghé.

Thu hồi khu 'đất vàng' hơn 6.000 m2 ở trung tâm TP HCM

(Vietnamdaily) - TPHCM thu hồi hai lô đất diện tích gần 6.300 m2 ở khu trung tâm trước đó bị Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) thâu tóm.

UBND phường Bến Nghé (quận 1, TP HCM) vừa có thông báo niêm yết công khai quyết định thu hồi đất tại số 33 Nguyễn Du và số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh (phường Bến Nghé). Động thái này được thực hiện theo Quyết định số 2834 ngày 23/8 của UBND TP HCM.

"UBND phường Bến Nghé thực hiện giao quyết định của UBND TP HCM về việc thu hồi đất tại số 33 đường Nguyễn Du, số 34 - 36 - 42 đường Chu Mạnh Trinh đối với Công ty TNHH Thương mại, Dịch vụ và Xây dựng Việt Hân Sài Gòn. Tại thời điểm giao Quyết định Công ty TNHH Thương mại, Dịch vụ và Xây dựng Việt Hân Sài Gòn vắng mặt. Nay, UBND phường Bến Nghé niêm yết công khai nội dung quyết định theo quy định", thông báo của UBND phường Bến Nghé nêu rõ.

Toàn cảnh lô ‘đất vàng’ hơn 6.000 m2 mới bị TP HCM thu hồi

(Vietnamdaily) - UBND TP HCM vừa có quyết định thu hồi đất tại số 33 Nguyễn Du và số 34-36, 42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1.

Toan canh lo ‘dat vang’ hon 6.000 m2 moi bi TP HCM thu hoi
 Diện tích nói trên là đất công được UBND TP HCM giao cho Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2 - 100% vốn nhà nước) năm 2015 để đầu tư dự án khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại, thời hạn giao đất 50 năm.
Toan canh lo ‘dat vang’ hon 6.000 m2 moi bi TP HCM thu hoi-Hinh-2
 Đáng chú ý, lô đất được Thanh tra Chính phủ đưa ra trong kết luận gửi Thủ tướng để báo cáo kết quả kiểm tra thông tin báo chí phản ánh về sai phạm cùng việc khiếu nại của các hộ dân liên quan đến khu đất. Trong đó, cơ quan thanh tra đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của Vinafood 2 trong chuyển đổi đất công thành đất tư.

Thanh toán 95% giá trị hợp đồng vẫn chưa nhận được đất và những ẩn số của Phú Việt Tín tại dự án KDC A1- C1

(Vietnamdaily) - Một dự án đã có “tuổi đời” 11 năm, trải qua 2 lần gia hạn. Hiện tại, dự án đã hết thời gian thực hiện nhưng mới chỉ cơ bản hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng tại khu 1, 2, 3 và khu 2 phát sinh. Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát nguồn gốc đất, toàn bộ hồ sơ dự án để xem xét xác định diện tích đất của dự án có thuộc trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định hay không.

Phú Việt Tín được giao đất làm dự án KDC A1-C1 có đúng quy định?

Ngày 29/3/2022, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức liên quan đến dự án KDC Giầu Dây nằm trên địa bàn huyện Thống Nhất, do Công ty TNHH Đầu tư Phú Việt Tín (Công ty Phú Việt Tín) làm chủ đầu tư. 
Theo thông báo kết luận này, UBND tỉnh Đồng Nai giao Công an tỉnh có ý kiến bằng văn bản về tình hình vụ án hình sự lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Công ty Phú Việt Tín có ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện dự án KDC Dầu Giây và việc thực hiện các thủ tục tiếp theo của dự án không?
Thanh toan 95% gia tri hop dong van chua nhan duoc dat va nhung an so cua Phu Viet Tin tai du an KDC A1- C1
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - Võ Tấn Đức về dự án do Công ty Phú Việt Tín của ông Đặng Phước Dừa làm chủ đầu tư. 
UBND tỉnh Đồng Nai cũng giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, UBND huyện Thống Nhất và các đơn vị liên quan, rà soát nguồn gốc đất, toàn bộ hồ sơ dự án, nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công qua từng thời kỳ và các quy định có liên quan để xem xét xác định diện tích đất của dự án có thuộc trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định hay không?