Đằng sau sự nhảy vọt cổ phiếu XDC của Xây dựng Công trình Tân Cảng

(Vietnamdaily) - XDC của CTCP Xây dựng Công trình Tân Cảng trở thành tâm điểm trên sàn chứng khoán những ngày qua khi liên tục tăng trần để xác lập mức thị giá đỉnh nhất.

Cụ thể, đóng cửa phiên 28/6, cổ phiếu XDC ghi nhận chuỗi 10 phiên tăng kịch trần liên tiếp để đẩy thị giá lên 882.100 đồng/cổ phiếu, ghi nhận mức tăng vọt tới 5.591% kể từ ngày chào sàn 1/12/2022. 
Tuy vậy, do khối lượng niêm yết chỉ 8.200 cổ phiếu nên vốn hóa của XDC cũng chỉ vỏn vẹn hơn 7 tỷ đồng. Đồng nghĩa với thanh khoản cổ phiếu XDC không cao, chỉ vào trăm ngàn đơn vị được sang tay mỗi phiên cũng đủ "làm mưa làm gió" thời gian qua. 
Đà tăng của XDC bắt đầu tư ngày 21/4 ở mức giá 13.700 đồng, sau 30 phiên kịch trần, thị giá cổ phiếu này đã vọt 64 lần chỉ sau hơn 2 tháng.
Đây cũng là thời điểm xuất hiện thông tin ông Đỗ Phú Đạt mua 500 cổ phiếu để trở thành cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu từ 0% lên 6% vào ngày 25/4, tương ứng vị này đã chi ra khoảng 9 triệu đồng cho giao dịch này. 
Tuy nhiên, ngày 12/5, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) có văn bản đính chính rằng số lượng cổ phiếu ông Đạt nắm giữ trước giao dịch là 500 cổ phiếu, tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch chưa xác định được do Công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình Tân Cảng chưa chuyển đổi thành loại hình công ty cổ phần.
Dang sau su nhay vot co phieu XDC cua Xay dung Cong trinh Tan Cang
 Hình minh họa
Trước khi cổ phần hóa, XDC là doanh nghiệp do Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn sở hữu 100% vốn. XDC có vốn điều lệ 90 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng, sửa chữa công trình; nạo vét cảng sống, cảng biển và cho thuê máy móc, thiết bị cẩu bờ. Địa bàn hoạt động kinh doanh tại các tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa, Vũng Tàu, TPHCM. Tổng số lao động bình quân năm 2022 chỉ 98 người.
Năm 2022, XDC IPO hơn 3,27 triệu cổ phần (tương ứng gần 36,44% vốn điều lệ) giá khởi điểm 15.322 đồng/cổ phần.
Theo kế hoạch sau IPO, cơ cấu sở hữu cổ phần của XDC gồm: Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn nắm giữ 4,59 triệu cổ phần, chiếm 51%; bán cho nhà đầu tư chiến lược 0,9 triệu cổ phần (10%); bán ưu đãi cho người lao động hơn 0,23 triệu cổ phần (2,56%); đấu giá công khai cho các nhà đầu tư thông thường hơn 3,27 triệu cổ phần (36,44%).
Cổ phiếu biến động bất thường trong khi tình hình kinh doanh của XDC không có gì đặc biệt, thậm chí đang ngày càng đi lùi. Gần nhất năm 2022, doanh thu của XDC giảm mạnh về mức 279 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 7,6 tỷ đồng.
Dang sau su nhay vot co phieu XDC cua Xay dung Cong trinh Tan Cang-Hinh-2
 Một số chỉ tiêu kinh doanh qua các năm của XDC (Nguồn VietstockFinance) 
Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2022 của Xây dựng Tân Cảng ghi nhận nhiều khoản mục liên quan đến nhà nước như Phải thu và trả trước liên quan đến Bộ Tư lệnh Hải quân. Ngoài ra, XDC đang nắm giữ 768.876 cổ phần tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB), đây là khoản uỷ thác đầu tư qua công ty mẹ là Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn. 
Sau cổ phần hóa, XDC dự kiến mở rộng quan hệ, mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh, xác định thị trường tiềm năng là các dự án đầu tư công trình thủy, công trình giao thông. Giai đoạn 2022-2026, XDC dự kiến doanh thu tăng trung bình khoảng 4,5%, lợi nhuận sau thuế tăng trung bình 5,6%/năm.

Cổ phiếu thị giá cao nhất thị trường chứng khoán Việt bị bán tháo

(Vietnamdaily) - Mạch tăng trần 11 phiên liên tiếp của cổ phiếu "kỳ lân công nghệ" VNZ của công ty VNG đã kết thúc với 2 phiên giảm sàn liên tiếp. 

Tính đến 14h10ph phiên 17/2, cổ phiếu VNZ của CTCP VNG ghi nhận giảm sàn từ khi được giao dịch trên thị trường UPCoM xuống còn 1.219.500 đồng/cp, với khối lượng giao dịch 800 đơn vị và khối lượng dư bán giá sàn 7.600 đơn vị.

VNG lên kế hoạch lỗ tiếp 378 tỷ đồng 2023, cổ phiếu kỳ lân nay còn lại gì?

(Vietnamdaily) - CTCP VNG (UPCoM: VNZ) công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2023 dự kiến được tổ chức ngày 30/6 những đã dời tới ngày 7/7.

Theo đó, năm 2023 VNZ đặt mục tiêu doanh thu đạt 9.281 tỷ đồng, tăng 19% so với thực hiện 2022. Đồng thời, VNZ dự kiến giảm lỗ còn 378 tỷ đồng trong năm 2023 (năm 2022 lỗ hơn 1.077 tỷ đồng). 

Do nhu cầu đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh chiến lược và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ nên VNZ quyết định giữ lại nguồn tiền và không chia cổ tức cho năm 2022. Các lĩnh vực mà VNZ dự kiến đa dạng hoá gồm ví điện tử, cổng thanh toán; bản quyền trò chơi; dịch vụ đám mây; phát triển AI; xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm để tối ưu nguồn lực...

Vì sao cổ phiếu QCG 'tàu lượn' khiến nhà đầu tư chóng mặt?

(Vietnamdaily) - Hồi được 3 phiên (21-23/6), cổ phiếu QCG lại lăn ra sàn (26 và 27/6) sau khi ĐHĐCĐ CTCP Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) được tổ chức với nhiều thông tin có lẽ khiến cổ đông thất vọng!?

Kịch trần rồi lại giảm sàn đến chóng mặt

Tính cuối tháng 5 đến 13/6, chuỗi kịch trần liên tiếp đẩy thị giá QCG tăng phi mã 137% lên ngưỡng 12.050 đồng/cp. Nếu so với vùng đáy hồi giữa tháng 11/2022 thì giá QCG cao gấp 3,6 lần, vốn hóa tăng thêm hơn 2.400 tỷ đồng.

Tuy nhiên từ 14 - 20/6, cổ phiếu QCG lại bất ngờ quay đầu vừa giảm sàn vừa đỏ điểm, qua đó chấm dứt chuỗi 13 phiên tăng trần liên tiếp từ 26/5-13/6. Cổ phiếu lại về đáy 8.900 đồng/cp xác lập trong phiên 20/6. Lực bán ồ ạt khiến nhiều nhà đầu tư ngỡ ngàng, không kịp trở tay, có phiên lên đến hơn 5 triệu cổ phiếu được giao dịch.

QCG lại cho cổ đông "đi tàu lượn siêu tốc" khi bật trần trở lại 3 phiên sau đó (21-23/6) để hồi lên 10.850 đồng/cp.

Nhưng ngay sau phiên ĐHĐCĐ thường niên được tổ chức vào ngày cuối tuần 24/6, mở phiên đầu tuần 26 và 27/6, cổ phiếu QCG "đáp trả" hai bằng phiên "lau sàn" trở lại để về mốc 9.400 đồng/cp.

Vi sao co phieu QCG 'tau luon' khien nha dau tu chong mat?
 Biến động cổ phiếu QCG từ đầu tháng 6 đến nay

Giai đoạn cổ phiếu QCG liên tục tăng trần, Quốc Cường Gia Lai cho biết giá cổ phiếu tăng trần là sự việc khách quan, nằm ngoài kiểm soát của doanh nghiệp. Công ty không có bất kỳ sự tác động nào làm ảnh hưởng đến giá giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý giai đoạn đó Quốc Cường Gia Lai nhận được Quyết định thi hành án chủ động của Cục thi hành án dân sự TP. HCM về việc hoàn trả số tiền gần 17 tỷ đồng đang tạm giữ tại tài khoản của Cơ quan an ninh điều tra CA TP.HCM.

Đồng thời, Quốc Cường Gia Lai cũng nhận được phán quyết của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) liên quan đến vụ tranh chấp giữa QCG và CTCP Đầu tư Sunny Island liên quan tới dự án Phước Kiển. Theo đó, VIAC tuyên bố QCG đã chấm dứt hợp đồng đúng theo quy định và buộc Sunny Island phải hoàn trả cho QCG toàn bộ hồ sơ đền bù đất, giải phóng mặt bằng mà Sunny Island đã nhận theo biên bản giao nhận ngày 31/3/2017. VIAC cũng tuyên bố rằng việc Sunny Island giao hồ sơ đền bù đất, giải phóng mặt bằng khoảng 65 ha đất từ QCG cho SCB mà không có sự đồng ý bằng văn bản hoặc ủy quyền của QCG là vi phạm quy định.

Theo phán quyết, Sunny Island phải hoàn trả cho QCG 50% phí trọng tài gần 3,4 tỷ đồng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày lập phán quyết (10/5).

Vi sao co phieu QCG 'tau luon' khien nha dau tu chong mat?-Hinh-2
 Dự án Phước Kiển

Dự án Phước Kiển có liên quan đến Vạn Thịnh Phát?

Còn giai đoạn cổ phiếu QCG giảm sàn xen kẽ tăng trần vài phiên, Quốc Cường Gia Lai không xuất hiện thêm thông tin nào cho đến khi ĐHĐCĐ được diễn ra ngày 24/6 với mục tiêu năm 2023 doanh thu thuần sụt giảm 29% về 900 tỷ đồng, lãi trước thuế lại tăng 13% lên 50 tỷ đồng.