Đăng sai sự thật sáp nhập tỉnh thành, bị xử lý thế nào?

Các trường hợp lợi dụng mạng xã hội đăng sai sự thật về sáp nhập tỉnh, thành gây hoang mang dư luận là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng theo Điều 101, Nghị định 15 của Chính phủ.

Ngày 26/2, Công an tỉnh Lâm Đồng phát đi cảnh báo, khẳng định thông tin “chính thức - sáng nay Quốc hội thống nhất sáp nhập 63 tỉnh thành 31 tỉnh” là xuyên tạc, sai sự thật.
Theo Công an tỉnh Lâm Đồng, hiện nay, chủ trương về sáp nhập, tinh gọn bộ máy, nhất là về sáp nhập các tỉnh, thành phố đang trở thành chủ đề được quan tâm rất lớn của nhiều người dân trong xã hội. Trên các nền tảng mạng xã hội đang lan truyền rất nhiều thông tin, bài viết có liên quan đến việc sáp nhập các tỉnh thành.
Dang sai su that sap nhap tinh thanh, bi xu ly the nao?
Các thông tin sai sự thật được lan truyền trên không gian mạng 
Đáng chú ý, cơ quan chức năng phát hiện nhiều tài khoản cá nhân và các trang fanpage, hội nhóm Facebook không kiểm duyệt nội dung để thành viên đăng tải, chia sẻ các thông tin cho rằng “chính thức - sáng nay Quốc hội đã đi đến thống nhất sau thời gian tham khảo về sáp nhập các tỉnh thành: Cụ thể chi tiết như sau: Từ 63 tỉnh thành còn 31 tỉnh thành”.
Thậm chí một số tài khoản chia sẻ thông tin liên quan đến tỉnh Lâm Đồng, cho rằng “tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Thuận sáp nhập thành tỉnh Đồng Thuận”, gây hoang mang dư luận.
Tuy nhiên, thông tin chính chức trong nội dung Kết luận 126-KL/TW, ngày 14/2/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025 chỉ rõ: Nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Đồng thời, tính đến hiện nay, Quốc hội cũng không tổ chức bất kỳ cuộc họp, không ban hành bất kỳ thông cáo, quyết định chính thức nào về việc sáp nhập cụ thể các tỉnh như nội dung lan truyền như trên. Các thông tin lan truyền về danh sách sáp nhập các tỉnh thành là thông tin giả, sai sự thật.
Dang sai su that sap nhap tinh thanh, bi xu ly the nao?-Hinh-2
Thông tin sai sự thật về việc sáp nhập tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Thuận 
Công an tỉnh Lâm Đồng khuyến cáo, trước khi có thông tin chính thức từ các cơ quan chức năng, người dân cần thận trọng và kiểm chứng trước khi chia sẻ các thông tin liên quan đến việc sáp nhập tỉnh hoặc thay đổi đơn vị hành chính. Việc lan truyền thông tin chưa được xác thực có thể gây hoang mang và ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng.
Những thông tin sai sự thật, xuyên tạc nêu trên là vi phạm pháp luật. Các trường hợp lợi dụng mạng xã hội để đăng tải nội dung sai sự thật, “giật tít”, “câu view”, gây hoang mang dư luận là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo Điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Hiện nay, Công an tỉnh Lâm Đồng đang củng cố hồ sơ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật. Đồng thời, tiếp tục xác minh tất cả các trường hợp tài khoản cá nhân ở trong và ngoài địa phương đăng tải, bình luận, chia sẻ, quản trị viên các trang, hội nhóm buông lỏng kiểm duyệt, phê duyệt cho thành viên đăng tải các nội dung sai sự thật, vi phạm pháp luật để phối hợp Công an các tỉnh, thành phố trong cả nước triệu tập, làm việc.

Tìm bị hại vụ giả danh đại tá công an lừa dối nhiều người

Phạm Văn Thảo sử dụng giấy chứng minh CAND giả mang tên Lê Nhật Phong, mặc trang phục Công an, giả là “Đại tá, Phó Cục trưởng Cục An ninh điều tra Bộ Công an” để lừa đảo.

Ngày 26/2, Bộ Công an thông tin, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Phạm Văn Thảo (SN 1991; trú tại Ấp Hai Tốt, xã Tân Yên A, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) để điều tra về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự.
Tim bi hai vu gia danh dai ta cong an lua doi nhieu nguoi

Đối tượng Phạm Văn Thảo cùng giấy tờ giả mang tên Lê Nhật Phong, Phạm Phi Hùng.

Sáp nhập các tỉnh, thành: Không nhất thiết nhập các tỉnh từng chia tách

Sáp nhập các tỉnh, thành không chỉ căn cứ vào diện tích, dân số mà còn cần căn cứ vào các tiêu chí truyền thống lịch sử văn hóa, an ninh quốc phòng, quy hoạch vùng…

Tại Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp khi trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống cho rằng, chủ trương bỏ cấp huyện, sáp nhập một số tỉnh thành là phù hợp trong bối cảnh hiện nay.