Đăng ký tiêm vắc-xin Covid-19 online thế nào?

Toàn bộ quy trình, từ đăng ký tiêm vắc-xin Covid-19 online cũng như việc tra cứu lịch sử, kết quả tiêm chủng đều có thể thao tác qua ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử. Nền tảng này vừa triển khai tiêm chủng nhanh, rộng và đảm bảo an toàn, hiệu quả, minh bạch

Người dân có thể đăng ký tiêm vắc-xin Covid-19 online (trực tuyến) như thế nào? Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế).
Phóng viên: Thưa ông, người dân muốn đăng ký tiêm vắc-xin online để hạn chế tập trung đông người thì thực hiện thế nào?
Ông Nguyễn Trường Nam: Khi người dân có nhu cầu đăng ký tiêm vắc-xin Covid-19 online thì có 2 hình thức:
Thứ nhất: Truy cập Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 ở đường dẫn: https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/register-person để đăng ký trực tiếp trên website.
Thứ hai: Đăng ký tiêm vắc-xin Covid-19 bằng cách truy cập đường dẫn https://hssk.kcb.vn/#/sskdt để tải ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" cho điện thoại dùng hệ điều hành Android và iOS. Khi tải về sẽ có phần đăng ký, đăng nhập với số điện thoại. Sau khi xác thực thông tin trên phần mềm, người dân sẽ thấy thông tin về hướng dẫn đăng ký tiêm vắc-xin.
Dang ky tiem vac-xin Covid-19 online the nao?
 Ảnh minh họa
Để đăng ký tiêm, người dân phải cung cấp thông tin cá nhân, kê khai trên bảng đăng ký. Các thông tin được chuyển đến các điểm tiêm chủng mà người dân đã đăng ký. Các điểm tiêm sẽ sàng lọc, đánh giá tính chính xác của thông tin, lên danh sách. Khi có vắc-xin sẽ báo cho người dân, hẹn thời gian đến khám sàng lọc và thông báo lịch tiêm cụ thể.
Việc tiêm vắc-xin Covid-19 sẽ được sắp xếp thế nào, có phải ai đăng ký trước sẽ tiêm trước?
Không phải cứ đăng ký trước là được tiêm trước. Việc đăng ký tiêm qua mạng chỉ là hình thức giúp người dân không phải đến cơ sở tiêm chủng, các thông tin khai báo được tiếp nhận nhanh nhất, tránh thất lạc, trùng lặp thông tin. Trên hệ thống sẽ không thể hiện việc đăng ký trước sẽ được tiêm trước. Tiêm chủng vắc-xin Covid-19 là hình thức tiêm tự nguyện và theo lịch tiêm. Cơ sở tiêm chủng trên địa bàn căn cứ vào thông tin này sẽ xác nhận lịch tiêm chủng cho người dân trong cùng thời điểm đó.
Làm thế nào để xác định được nhóm đối tượng ưu tiên khi đăng ký tiêm vắc-xin Covid-19 trực tuyến?
Trên hệ thống sẽ chia theo các nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định. Khi cung cấp thông tin người dân sẽ cung cấp theo nhóm đối tượng trên hệ thống, dựa vào đó hệ thống sẽ phân loại để sắp xếp lịch tiêm phù hợp.
Khi nào hệ thống bắt đầu tiếp nhận thông tin đăng ký tiêm chủng?
Ngày 10/7, Việt Nam chính thức phát động chiến dịch tiêm chủng vắc-xin Covid-19 toàn quốc diễn ra từ nay đến tháng 4/2022. Như vậy, chiến dịch sẽ diễn ra trong vòng 9 tháng. Từ thời điểm này, mọi người có thể đăng ký tiêm chủng qua đường link https://tiemchungcovid19.gov.vn/ hoặc tải app Sổ sức khoẻ điện tử để đăng ký tiêm chủng ngay từ bây giờ. Tuy nhiên, thời điểm tiêm chủng là khi nào lại phụ thuộc vào số lượng vắc-xin, phân bổ vắc-xin Covid-19 bởi vắc-xin không phải về cùng một thời điểm mà về theo từng đợt. Hơn nữa, thời điểm này vắc-xin được ưu tiên cho TP HCM và các điểm nóng của dịch nên việc tiêm chủng vắc-xin ở các địa bàn khác có thể chậm hơn.
Có thông tin hệ thống bị quá tải do quá đông người truy cập vào cùng thời điểm. Làm thế nào để hạn chế tình trạng này, thưa ông?
Hệ thống Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 vừa mới được đưa vào vận hành nên chưa đo lường hết được lượng truy cập của người dân vào hệ thống, nhất là thời điểm sáng 10-7, khi hệ thống chính thức được vận hành, lượng đăng nhập đã tăng đột biến. Hiện nhà cung cấp dịch vụ đã có phương án để bổ sung thêm năng lực xử lý của máy chủ cũng như băng thông đường truyền để giảm thiểu tối đa hiện tượng nghẽn mạng.
Tới đây chúng tôi sẽ tăng cường công tác truyền thông để người dân biết được kế hoạch phân bổ vắc-xin Covid-19 sẽ được ưu tiên cho khu vực nào và nhóm đối tượng nào để người dân khu vực đó chủ động đăng ký cho phù hợp.
Tất cả người dân trong đối tượng cần tiêm sẽ được tiêm nên người dân cũng không nên quá vội vàng, sốt ruột khi chưa đăng ký được ngay.
Thông tin trên Sổ sức khoẻ điện tử này sẽ thể hiện như thế nào với các trường hợp chưa tiêm, đã tiêm 1 mũi vắc-xin hoặc tiêm đủ 2 mũi vắc-xin?
Sau khi đăng ký thông tin cá nhân trên Sổ sức khoẻ điện tử, trên hệ thống sẽ sinh ra mã QR Code, mã này có màu đen và trắng, nhưng khi cá nhân người đó đã tiêm 1 mũi vắc-xin mã này sẽ chuyển sang màu vàng và tiêm đủ 2 mũi sẽ chuyển sang màu xanh. Như vậy, từ bảng màu của mã QR Code sẽ thể hiện tình trạng tiêm vắc-xin của người đó như thế nào.
Với những người tiêm trước đó, cần tải Sổ sức khoẻ điện tử, khi thông tin cá nhân trùng khớp với thông tin điểm tiêm chủng nhập lên hệ thống thi mã QR Code cũng sẽ thể hiện màu tương tự với tình trạng tiêm chủng của họ.
Việc nhập các dữ liệu đang được tiến hành nên có thể một thời gian nữa những người đã tiêm vắc-xin trước đó mới có thông tin trên hệ thống. Mã QR Code trên sổ chứng nhận điện tử cá nhân này sẽ thay thế cho các giấy chứng nhận trước đó rằng người này đã tiêm ngừa vắc-xin Covid-19.
Vậy dữ liệu tiêm chủng này sẽ được kết nối như thế nào để trở thành "hộ chiếu vắc-xin" trong tương lai?
Trên cơ sở dữ liệu tiêm chủng có thông tin người đã được tiêm (số mũi vắc-xin, chủng loại vắc-xin), sau khi tiêm xong, dựa trên Sổ tiêm chủng điện tử khi di chuyển trong nước, qua các điểm kiểm dịch có thể quét QR Code để biết được tình trạng tiêm chủng của cá nhân đó. Với việc người dân đi nước ngoài cần có thêm liên thông dữ liệu của tiêm vắc-xin này với các nước. Như vậy, cần có thêm chứng nhận đã tiêm vắc-xin và chứng nhận này phải được chuẩn hóa với dữ liệu của quốc tế.
Tới đây, hệ thống này sẽ liên thông kết quả với dữ liệu đã tiêm trên hệ thống tiêm chủng Covid-19 quốc gia và sẽ có cơ quan y tế xác nhận, kiểm tra lại tính chính xác của người đã tiêm sau đó cấp một giấy chứng nhận điện tử được ký số bằng chữ ký số quốc gia trên hệ thống. Chữ ký số quốc gia này được liên thông với các nước và các nước công nhận. Vì vậy, chứng chỉ tiêm chủng đã ký sẽ được công nhận. Việt Nam đang xây dựng dữ liệu liên thông và dự kiến trong tháng 7 này có để chạy thử nghiệm.

Tráo tài xế để đưa xe hàng từ TP.HCM qua chốt kiểm soát vào Đà Nẵng

Chạy xe chở hàng từ TP.HCM ra gần chốt kiểm soát tại Đà Nẵng, tài xế Hiền nhờ 2 người ở địa phương đưa xe qua chốt, vào thành phố, chờ giao hàng thì bị phát hiện.

Ngày 27/7, lực lượng chức năng phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng đang điều tra xử lý vụ tráo tài xế để đưa xe tải từ TP.HCM vượt chốt kiểm soát vào TP Đà Nẵng giao hàng.
Trao tai xe de dua xe hang tu TP.HCM qua chot kiem soat vao Da Nang

Lực lượng chức năng Đà Nẵng kiểm soát các cửa ngõ ra vào thành phố.

Theo thông tin ban đầu, 20h ngày 26/7, tổ tuần tra địa bàn của Công an phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn phát hiện xe tải BKS 51C-990.89 đang đậu gần khu vực đường ven sông Cổ Cò (phường Hòa Hải) có dấu hiệu nghi vấn nên kiểm tra hành chính.

Qua kiểm tra, tài xế là ông Nguyễn Hiền khai nhận chạy xe tải này chở hàng từ Quận 12, TP.HCM ra Đà Nẵng giao hàng tại công trình đang thi công trên đường Trường Sa.

Theo tài xế Hiền, sau khi chạy xe đến gần chốt kiểm soát dịch COVID-19 trên QL1A tại Đà Nẵng thì dừng lại, đi bộ qua chốt và không khai báo y tế.

Sau đó, ông Đặng Văn Quang và Lê Văn Bình (trú Đà Nẵng) đến chạy xe tải qua chốt, đưa về cầu Cổ Cò, chờ đêm khuya sẽ giao hàng.

Ngay sau đó, lực lượng công an đưa ô tô BKS 51-99089 về trụ sở UBND phường Hòa Hải tạm giữ, chuyển ông Hiền đến Trạm Y tế phường để làm thủ tục đưa cách ly tập trung đối với trường hợp đến từ TP.HCM. Vụ việc đang đượcc cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Hơn 1 triệu liều vắc xin AstraZeneca về Việt Nam trong ngày 9/7

(Kiến Thức) - Sáng 9/7, 580.000 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca trong hợp đồng của VNVC đặt mua đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Cũng trong sáng nay, lô vắc xin AstraZeneca 600 nghìn liều do Nhật Bản viện trợ không hoàn lại đã đến Việt Nam.

580.000 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca vừa hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất vào sáng nay, để hỗ trợ khẩn cấp cho đợt bùng phát dịch thứ tư tại Việt Nam.
Đây là lần giao vắc xin thứ ba trong hợp đồng của Hệ thống tiêm chủng VNVC đặt mua trước 30 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca và Đại học Oxford. Thỏa thuận được ký kết vào tháng 11 năm 2020 giữa AstraZeneca Việt Nam, Bộ Y tế và Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC), đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tiếp cận loại vắc xin này.

TP Thủ Đức: Tạm phong tỏa nhiều khu phố trong 3 ngày để phòng dịch

Chính quyền các phường trên địa bàn TP Thủ Đức, TP.HCM đã áp dụng biện pháp phong tỏa tạm thời, cách ly y tế với một số khu phố có tình hình dịch bệnh phức tạp.

Sáng 11-7, một số phường trên địa bàn TP Thủ Đức bắt đầu áp dụng biện pháp phong tỏa tạm thời, cách ly y tế đối với những khu phố được xác định là vùng có nguy cơ cao vì dịch COVID-19 để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm.

Từ 0 giờ, UBND phường Hiệp Bình Phước đã phong tỏa một phần khu phố 1 với 2.960 nhân khẩu, một phần khu phố 2 với 3.697 nhân khẩu. Thời gian phong tỏa là ba ngày, bắt đầu từ 0 giờ ngày 11-7 đến 0 giờ ngày 13-7, hoặc đến khi có thông báo mới theo chỉ đạo của UBND TP Thủ Đức.