![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
20 tuổi, chị tìm cách cưới anh bằng mọi giá. Chị “hạ gục” bố chồng tương lai trước bằng những món ăn ngon, sự chăm sóc chu đáo khi ông ốm. Dù chưa phải là con dâu mà ông ốm, chị còn chăm sóc, quan tâm hơn cả con dâu. Thực ra cái đích chính chị nhắm tới là cuộc sống giầu có, ăn sung mặc sướng của gia đình nhà anh. Anh lại là mẫu thanh niên chăm chỉ, ngoan ngoãn, ngoại hình ưa nhìn nên cả nhà chị ưng chứ không riêng chị.
Vì bố anh ốm nặng nên anh buộc phải cưới chị để báo hiếu. Ông bảo nếu anh không cưới chị thì bố anh không nhắm mắt nổi. Thế là chị đến với anh không phải bằng một cuộc hôn nhân có tình yêu mà bằng một đám cưới ép, cưới chạy.
Rồi chị cũng toại nguyện khi bố mẹ chồng cho tiền hai vợ chồng mở xưởng sản xuất đồ thủ công riêng. Đây là nghề truyền thống của gia đình nhà chồng. Hai vợ chồng chăm chỉ, anh cũng sáng tạo, chịu khó nên công ty riêng ngày càng ăn nên làm ra.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Anh ngày càng chán nản trước màn tra khảo tiền nong như cơm bữa của vợ mỗi lần đi giao dịch về. Tuy anh là giám đốc nhưng không có thực quyền, mọi quyết định chi tiêu đều phải “xin” vợ.
Anh là chồng mà giống như người làm công của vợ. Chưa một lần anh cảm nhận được sự chăm sóc, chia sẻ từ vợ. Câu chuyện của họ chỉ xoay quanh tiền và tiền.
Giữa họ chỉ là những cuộc “khẩu chiến” liên miên. Hàng xóm không ít lần tá hỏa vì thấy đồ đạc trong nhà anh chị bay ra cửa vỡ loảng xoảng, lúc thì bát đũa, xô chậu, thậm chí cả tivi... Chị bảo chị có tiền nên có quyền đập phá. Anh thì khùng vì bí bách quá cũng đập.
Anh lấy chị năm 21 tuổi, chưa một mảnh tình vắt vai. Gần hai mươi năm chung sống với chị, có tới hai con nhưng anh chưa một lần biết tới tình yêu là gì.
Thế rồi trong một lần bị bạn bè lôi kéo tham gia bán hàng đa cấp, anh đã gặp người đàn bà ấy. Anh bị người đàn bà đã có một đời chồng, một đứa con và bao nhiêu kinh nghiệm tình trường làm cho mê muội. Chồng cũ của chị ta đi tù chung thân vì đánh chết người. Một mình chị ta bươn chải trong môi trường sống quá phức tạp đã biến thành một người khó lường, nhiều chiêu bài mà một người chất phác như anh khó hiểu hết.
Anh thì mù quáng chăm chăm vào niềm tin bất diệt là hai người đến với nhau vì tình yêu. Chị ta như đi guốc vào bụng anh, biết anh thiếu gì nên đã chăm chút anh như một người vợ, người mẹ. Anh gục ngã hoàn toàn. Anh mê mẩn tới mức không hiểu mục đích sâu xa của người đàn bà ấy là khối tài sản không nhỏ của anh chứ không phải thứ tình yêu đơn thuần giống anh.
Chị đã tìm mọi cách phong tỏa tài chính vì nghĩ không tiền anh không có cách nào léng phéng bên ngoài. Nhưng anh không còn ngoan ngoãn như chú cún trung thành nữa, anh bắt đầu nghĩ ra đủ chiêu để cất tiền riêng gửi cho tình nhân. Anh tìm nhiều lí do để trốn nhà lên thành phố vui vẻ với tình nhân.
Anh đòi ly hôn với chị bằng mọi giá. Hơn 1 năm sau, chị cũng đồng ý ly hôn với điều kiện lấy hết tài sản. Anh vẫn tin vào thứ tình yêu là có thật ở tuổi gần 40. Chính vì thế anh quyết bỏ lại vợ và hai đứa con để đi theo người đàn bà hơn mình chục tuổi. Anh ra đi khỏi nhà với vài chục triệu tiền riêng và nghĩ sẽ bắt đầu hạnh phúc mới thực sự.
Đây là điều mà tình nhân của anh không lường trước được, chị ta không nghĩ anh lại ngu dại tới mức ra đi tay trắng. Nhưng chị ta vẫn hy vọng vào phần gia tài mà anh có thể được hưởng từ bố mẹ.
Chị ta cũng không vừa, làm đủ trò ngọt nhạt để lôi kéo anh về bên mình, để đăng ký kết hôn với anh. Anh với chị ta thành vợ chồng, anh bỏ thị trấn thân thuộc lên thành phố sống với chị ta. Những ngày mật ngọt dần dần biến mất khi anh hết tiền. Anh là ông chủ doanh nghiệp nhỏ ở quê, làm đồ thủ công mỹ nghệ nhưng lại không có bằng cấp để xin công việc ổn định trên thành phố. Anh buộc phải làm những công việc chân tay như chạy xe ôm, bán hàng nhưng thu nhập không là bao.
Hai năm chung sống trong “túp lều” thuê tạm trên thành phố cùng với vợ hai, tình yêu cũng chết dần chết mòn vì những mệt mỏi mưu sinh cơm áo gạo tiền. Chưa kể, sau 6 tháng sống với vợ mới, anh bị tai nạn giao thông, mất tới 50% sức khỏe, đôi chân không còn đi lại bình thường như trước.
Trong khi đó ở quê, vợ anh cũng bắt đầu thấm cảm giác mệt mỏi vì không có chồng gánh vác công việc, thấy thiếu vắng bóng đàn ông trong nhà. Hai đứa con không có cha bảo ban, mẹ thì suốt ngày ham mê kiếm tiền thành ra lêu lổng, hư hỏng.
Cuộc sống đảo lộn, công việc làm ăn thất bát khiến chị chả mong gì hơn ngoài chuyện chồng trở về. Chị bảo mình cũng chẳng còn trẻ để bắt đầu với cuộc hôn nhân mới, vùng quê nhiều lề thói của chị cũng không dễ kiếm một anh chồng tử tế. Đàn ông tử tế ở đây có vợ hết, chỉ còn những gã dở mới ế vợ. Nếu chị chấp nhận rổ rá cạp lại, con anh con tôi còn phức tạp hơn.
Thế rồi một ngày, người đàn bà kia gọi điện cho chị bảo đưa 300 triệu sẽ đồng ý ly hôn với chồng cũ của chị. Chị ngây người rồi kịp hiểu những thông điệp từ kẻ cướp chồng kia là gì nên vội gọi cho anh. Anh đau khổ xác nhận việc chị ta đòi ly hôn với điều kiện kèm theo 300 triệu. Vợ hai đã lộ rõ bộ mặt thật là cần tiền của anh chứ không yêu thương gì. Chị ta mệt mỏi vì phải nuôi báo cô một gãi đàn ông đau yếu hơn năm nay.
Chẳng suy tính nhiều, chị quyết định bỏ ra 300 triệu để "mua" cái giấy ly hôn, “chuộc” chồng về. Bây giờ thì anh đã trở về với chị sau phi vụ “đổi chác” giữa hai người đàn bà. Chị tin rằng mình đã “mua” lại được chồng, cuộc sống lại như xưa. Nhưng anh như một kẻ thất bại thảm hại, sống khép mình. Cái gia đình giờ đã đủ 4 thành viên nhưng vẫn chông chênh.
Cái thời chỉ có giới thượng lưu mới được tham gia món ăn chơi này đã qua lâu rồi, nay chỉ cần vài chục ngàn là có thể mua một vé vào cửa kiêm nước uống, thả sức nhảy nhót mấy tiếng đồng hồ. Cũng không còn phổ biến lắm những thành kiến kiểu “chơi bời”, “hư hỏng” xưa cũ nữa, nên “dân” đến sàn thượng vàng hạ cám, từ bà nội trợ đến chị tiểu thương, từ cô nhân viên văn phòng tới chị chủ doanh nghiệp… Thế nhưng, kép (đàn ông hành nghề dìu phụ nữ nhảy) lại không căn cứ vào độ tuổi hay nghề nghiệp để phân biệt khách. Kép phân loại khách theo… tiền bo. Cho mỗi kép năm chục sẽ được đối xử khác hẳn với trăm ngàn đồng. Thi thoảng, kép truyền tai trầm trồ, “bà già” kia mỗi lần đến chơi là vô tư nhảy với năm sáu kép, mỗi kép bo hai trăm ngàn, vị chi mỗi buổi là triệu hai - số tiền đủ để một gia đình bình dân đi chợ mua thức ăn cả một tuần.
Muốn đi nhảy, đương nhiên phải biết võ vẽ vài điệu. Muốn biết phải học. Muốn học phải có bạn tập chung. Mà khiêu vũ là môn nghệ thuật rất dễ nảy sinh tình cảm rắc rối. Nắm tay. Ôm eo. Vịn vai. Lại thơm nức, sạch sẽ. Lại nhạc êm, đèn mờ. Hỏi sao không luyến lưu bịn rịn. Chẳng có nơi nào mà khoảng cách giữa đàn ông và đàn bà lại gần và thoải mái đến vậy. Chỉ cần… một phút ba mươi giây là có thể ôm sát rạt, mắt trong mắt, tai bên tai, thì thầm, xin số điện thoại, rủ rê, hẹn hò. Nhiều lúc đi sàn thôi chưa “đã”, phải tụ tập thêm ngoài quán xá, chỗ này chỗ nọ…
![]() |
Ảnh minh họa. |
Ở đâu đàn bà thấy mình nữ tính nhất, được chìa tay hành xử như phim, lả lướt thể hiện mà chẳng cần phải giữ kẽ, ngại ngần? Nơi nào bất chấp đẹp xấu, già trẻ, chỉ cần rộng tiền bo là sẽ được săn đón, mời mọc, nâng niu như trứng mỏng? Sàn nhảy đấy thôi! Nên, khiêu vũ cứ như một thứ ma túy, nhẹ mà say, ngấm dần lúc nào chẳng hay. Dấn vô là ghiền, không dứt ra được. Có khi cách ngày phải đi nhảy. Tuần nào cũng phải có mặt. Nếu không người ngợm bải hoải, bứt rứt. Nên chẳng lạ cái cảnh, ở nhà vệ sinh, 22h, một chị thản nhiên nói chuyện điện thoại, rằng con phải ngoan, ngủ trước đi, chút nữa mẹ về, không là mẹ chẳng thương đâu đấy. Cũng phải để cho mẹ sống với chứ, cứ quanh quẩn ở nhà với con thì mẹ đến chết già à? Nuôi lớn chừng đó rồi…
Đàn bà muốn thong thả đến sàn chơi, thường ở độ tuổi phải dư thừa hoặc thời gian, hoặc tiền bạc, hoặc cả hai. Khối chị đi khiêu vũ phải giấu giếm, trốn chồng. Được mấy anh đàn ông vui vẻ chấp thuận cho vợ luyện cái môn nhiều đụng chạm, dễ phát sinh tình huống như thế? Nên sàn cũng linh hoạt đón ý khách. Có suất ban ngày, thậm chí ngay trong giờ hành chính mà mấy câu lạc bộ khiêu vũ ở khu trung tâm vẫn đông nghẹt người. Nơi dành cho khách nữ thay đồ, sửa soạn lúc nào cũng rộng rãi, tươm tất. Chị em cứ việc quần tây áo lẻ, mặt mộc ra khỏi nhà, đến nơi tút lại sẽ thành một “em” váy ngắn, giày cao gót, phấn son rực rỡ. Đừng nghĩ ra sàn nhà ngói cũng như nhà tranh mà lầm. Cũng có đẳng cấp rõ ràng! Muốn bằng chị bằng em thì phải chịu khó đầu tư sắm sửa. Phải biết thắt lưng buộc bụng nín nhịn tiền chợ và các khoản “thủ” được để mua thêm váy áo, giày đẹp, mỹ phẩm, nước hoa…
Đàn ông trên sàn thường không đông bằng đàn bà. Kiếm một người đàn ông chịu bỏ thời gian đi học nhảy, chịu khó mời nữ điệu này điệu nọ, cũng là của hiếm. Mà hiếm thì phải quý. Nên đàn ông nhiều lúc bị vây quanh, tranh giành, rủ rê, chèo kéo làm cho ảo tưởng. Rằng mình hay, mình nhảy giỏi, mình đẹp trai, mình lịch lãm, mình cuốn hút…, dù thực tế đôi khi khác xa suy nghĩ ấy đến vài vạn dặm. Đàn bà đi sàn, có khi tỵ hiềm, nguýt hoáy nhau vì một người đàn ông theo chuẩn mực vừa kể. Khiêu vũ là môn chơi của đàn ông. Mời ai, mặc kệ ai “ngồi vêu như gái ế” cả buổi là quyền của họ. Hôm trước thân mật, hôm sau như chẳng quen, cứ thản nhiên ôm eo một “đào” khác, cũng chẳng ai dám nói gì. Dìu nữ đi thế nào là do họ chủ động. Đàn bà cứ thế mà bước theo. Nên đừng trách đàn ông nơi ấy thô thiển, ky bo, bất lịch sự làm gì. Đó là văn hóa sàn nhảy. Đằng sau bộ áo quần và mấy bước chân thật ra cũng chẳng mấy lả lướt, đúng bài, đúng nhịp, có khi là một anh chàng vô công rồi nghề, thất nghiệp, coi khiêu vũ là một phương tiện “vừa được ôm vừa có tiền”. Thế nhưng, đàn bà đôi khi vẫn tự biến mình thành một trong những lựa chọn cho vài người đàn ông như thế.
Bữa giờ, giới đi nhảy râm ran câu chuyện chị nọ có chồng làm bác sĩ, phòng mạch mỗi chiều đông đen, thu nhập hàng năm đủ để mua thêm một căn hộ chung cư cao cấp. Chị mỗi lần đến sàn là đi “sô” (show), nghĩa là thuê hẳn một kép riêng, tùy nghi sử dụng. Kép mối của chị là người có số có má trong nghề, từng đoạt giải một cuộc thi tài năng về nhảy nhót cấp thành phố, dáng cao tướng thẳng, phong thái ngời ngời, nên giá cũng trên trời! Nửa triệu cho hai giờ khiêu vũ cũng là bình thường. Mỗi tuần chị đi nhảy đâu vài ba lần. Rồi chẳng biết chị với kép thân tình cỡ nào, mà kép rủ rỉ mượn tiền. Mỗi lần một ít, tới khi tính lại đã hơn ba trăm triệu. Kép tuyên bố phá sản, xù nợ. Chị cay đắng kể, thấy nó cũng tội, ai dè… Buồn nhất là chị em trên sàn nhiều chuyện, sau lưng chị xì xầm, từng tuổi này rồi, không đi lừa người ta thì thôi, dưng không lại dễ bị dụ thế à? Chị nói như thanh minh, đi với kép giỏi để nó còn kèm dạy chị. Thiên hạ lại cười ngất, mấy năm nay, thấy chân cẳng chị vẫn vậy, nhảy nhót có khá hơn được chút nào đâu. Ừ thì chắc nó cũng có dạy chị môn gì đó, ở những nơi chốn nào khác rồi, chứ không đơn thuần là tập tành khiêu vũ.