Đặc nhiệm Mỹ có thiết bị đọc hiểu đầu óc người khác

Bộ Tư lệnh Tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ gần đây “khoe” một loạt các phát minh được thiết kế nhằm giúp đặc nhiệm Mỹ “đọc suy nghĩ của người khác”.

Dac nhiem My co thiet bi doc hieu dau oc nguoi khac
Đặc nhiệm Mỹ phải tác chiến ở nhiều nơi khác biệt về văn hóa, rất cần "đọc hiểu" đầu óc dân địa phương. 

Thiết bị này được nói là giúp đặc nhiệm hải quân SEAL, đặc nhiệm Mũ nồi xanh (Green Beret) và các lực lượng đặc nhiệm khác xác định liệu người dân địa phương có hiểu những gì họ nói, hoặc những câu hỏi họ đặt ra với dân địa phương có phải là chủ đề gây khó chịu hay không.

Thiết bị sử dụng một loạt các cảm biến nhằm theo dõi tình trạng tâm lý của đối tượng, thông báo về sự căng thẳng và các yếu tố khác.

Tờ DefenseOne tường thuật rằng bộ thiết bị này được Bộ Tư lệnh Tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ (SOCOM) và 15 đối tác phát triển, với ý tưởng đây là một “công cụ phân tích tâm lý”. Mặc dù tên gọi như thế, bộ thiết bị này không thực sự là công cụ đọc suy nghĩ. Thay vào đó, thiết bị này sử dụng radar và các loại cảm biến khác theo dõi nhịp tim và thân nhiệt của đối tượng. Bộ thiết bị cũng phân tích cả giọng nói.

Với thiết bị này, đặc nhiệm Mỹ có thể bí mật xác định liệu một cuộc gặp với dân địa phương có diễn ra êm đẹp, những người tham gia có thực sự hiểu nội dung cuộc gặp hay liệu những lời họ nói có được dân địa phương hiểu, tiếp nhận hay không, hay kết thúc với sự giận dữ hay căng thẳng trong tâm lý của người bản địa.

Thiết bị này sẽ đặc biệt hữu dụng khi đặc nhiệm Mỹ phải giải quyết công việc với những người thuộc nền văn hóa khác, đặc biệt với những đối tượng thường che giấu tình cảm trước khách lạ, người lạ. Đặc nhiệm Mỹ, phải hoạt động ở nhiều nơi trên thế giới, có thể sẽ không có được sự tương đồng văn hóa trong nhiều trường hợp để có thể hiểu được hết những gì đang diễn ra.

Trong một lần thử nghiệm thiết bị, một đối tượng thử nghiệm được hỏi một loạt các câu hỏi và chúng khiến anh ta “khá không thoải mái”.

Bộ thiết bị đã thông báo cho người điều khiển biết sau đó rằng các câu hỏi khiến đối tượng lo lắng, và điều đó đã làm thay đổi một số hành vi của anh ta.

Ngoài bộ thiết bị thăm dò cảm xúc này, các nhà thầu của SOCOM còn sáng chế ra một loại găng tay cho các lực lượng đặc nhiệm Mỹ có tích hợp bản đồ 3D để lên kế hoạch không kích chiến thuật, một loại áo được tích hợp cảm biến có thể gửi đi các dữ liệu thể chất của người mặc tới đội ngũ quân y, bao gồm nhịp tim, hoặc thông báo liệu binh sỹ đó đã trúng đạn hay chưa.

Nhà khoa học tranh chấp nguồn gốc của vũ trụ

(Kiến Thức) - Vào 13,8 tỷ năm trước, một sự kiện duy nhất đã sinh ra một biển neutron và electron cực kỳ nóng và dày đặc. Theo thời gian, các hạt này bắt đầu kết hợp với nhau, và cuối cùng một nguyên tử đã được sinh ra là hydro.

Khí hydro đó cũng bắt đầu kết hợp, từ từ hình thành các ngôi sao và thiên hà. Thời gian trôi qua, sự mở rộng này cũng đầu vô hình trong vũ trụ chúng ta tồn tại cho tới ngày nay.

Quân đội ASEAN tập trận chung, Trung Quốc và Nga tham gia "ké"?

(Kiến Thức) - Trong cuộc tập huấn an ninh ASEAN năm nay, Quân đội Trung Quốc và Quân đội Nga cũng có tham gia với tư cách "danh dự".

Quan doi ASEAN tap tran chung, Trung Quoc va Nga tham gia
 Quân đội các nước ASEAN vừa có cuộc tập trận chung, huấn luyện nâng cao yếu tố tác chiến, đảm bảo an ninh khu vực. Nguồn ảnh: Sina.

Top quốc gia có sức mạnh quân sự sừng sỏ nhất năm 2020 (P1)

(Kiến Thức) - Bảng xếp hạng Global Fire Power một lần nữa đã đưa ra danh sách xếp hạng sức mạnh quân sự của gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới trong năm 2020.

Top quoc gia co suc manh quan su sung so nhat nam 2020 (P1)
 Đứng ở vị trí thứ 15 trong bảng xếp hạng sức mạnh quân sự thế giới năm nay là Quân đội Pakistan. Nguồn ảnh: Pinterest.