Đã yêu thì đừng tính toán

Một khi người ta tính toán thì tình yêu cũng trở thành thứ để đổi chác. Em đã luôn nghĩ như thế cho đến lúc gặp lại anh.

Em nhớ hồi đó anh không cho em tới công ty tìm anh, không cho em gọi điện thoại đến công ty khi có việc cần. Anh cũng không dám hẹn hò hay đi chung với em. Anh bảo vì con gái của giám đốc để ý anh, nếu biết anh đã có người yêu thì sẽ gây khó dễ.
Anh bảo em cố gắng chịu đựng một thời gian, khi nào anh củng cố vị trí thật vững vàng ở công ty thì sẽ công khai tuyên bố, giới thiệu em với mọi người.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Rồi cũng đến ngày anh công khai tuyên bố nhưng đó là tuyên bố anh sẽ trở thành con rể của giám đốc công ty. Hồi đó, em đã khóc rất nhiều, còn anh thì im lặng. Mãi một lúc sau, anh mới nói: “Xin lỗi em. Thật lòng, lúc đầu anh cũng chỉ tính toán sao cho có lợi cho chuyện của chúng mình… Thế nhưng, dần dần anh thấy rõ, nếu cưới cô ấy, đường tương lai sự nghiệp của anh sẽ rộng mở. Sau này, em có cần gì thì cứ đến tìm anh. Trong khả năng của mình, anh sẽ giúp em”.
Anh đâu biết cái em cần là một tình yêu chân thật nhưng nó đã bị đánh cắp. Từ đó, em nghiệm ra rằng đừng tuyệt đối hóa bất cứ vấn đề gì, kể cả tình yêu. Bởi một khi người ta tính toán thì tình yêu cũng trở thành thứ để đổi chác.
Em đã luôn nghĩ như thế cho đến lúc gặp lại anh. Chiếc áo mà gia đình bên vợ khoác lên người anh quá rộng nên anh không thể nào thích nghi. “Vợ chồng anh không hạnh phúc, sống với nhau được 5 năm thì cô ấy đòi ly hôn. Anh không còn gì ngoài một bài học cay đắng, rằng khi yêu thì đừng nên tính toán…”. Anh đã nói với em như vậy trong ngày gặp lại.
Bất giác em hỏi: “Anh có cần em giúp gì không?”. Hỏi xong rồi em mới nhớ, đó chính là câu ngày xưa anh đã nói với em. Có lẽ anh không cần giúp gì bởi anh biết rõ, em chẳng có gì ngoài một tình yêu không tính toán…

Tình yêu ra đi cùng cái tát

(Kiến Thức) - Chúng em yêu nhau được hai năm, cảnh sống xa nhà, để tiết kiệm và cũng chắc chắn sẽ kết hôn, chúng em bàn bạc dọn về sống chung.

Chúng em yêu nhau được hai năm, cảnh sống xa nhà, để tiết kiệm và cũng chắc chắn sẽ kết hôn, chúng em bàn bạc dọn về sống chung. Một năm đầu, cuộc sống của chúng em rất vui vẻ, hạnh phúc. Thế nhưng, mọi êm đẹp đã chấm dứt khi anh ấy ra trường, đi làm. Anh ấy thường xuyên la cà nhậu nhẹt, có khi qua đêm cũng không về, chúng em cãi vã rất nhiều. 
Đỉnh điểm của mâu thuẫn là một lần em tìm đến nơi anh ấy nhậu, trút bực dọc lên đám bạn của anh và anh đã tát em trước mặt mọi người. Sau đó, anh có xin lỗi em, nhưng cùng với cái tát đó, tình yêu trong em đã ra đi. Giờ em rất muốn chia tay, nhưng chỉ băn khoăn, đã quá nhiều người biết em sống như vợ chồng cùng bạn trai. Liệu sau này, có người đàn ông nào chấp nhận quá khứ đó của em không? - Trần Mai Ly (Thanh Hóa).

Cái kết chua xót của một gái ế

Đùng một cái, chị nhận được tin anh, nói rằng chúng ta chia tay đi. Chị tưởng như trời đất sụp xuống...

Hơn 40 tuổi, lòng đã cam tâm trước viễn cảnh “ế”, thì chị gặp anh. Khi đó, chị là công nhân viên, lương ba cọc ba đồng, sống cùng ba mẹ, bạn bè cũng ít, nói chung mọi thứ ổn định, nhưng loàng xoàng chẳng đáng kể.

Nhường cho vợ “trái ngọt”

Anh rất tự hào về con cái của mình khi chúng hiếu thuận, biết kính trên nhường dưới. Trái ngọt này, anh xin nhường cả cho em…

Giờ thì anh thấy em hoàn toàn có lý khi đã kiên trì bảo vệ quan điểm của mình. Em luôn dạy các con đi đâu, làm gì, ăn uống bất cứ thứ gì cũng phải nhớ đến ông bà, cha mẹ.

Có một cái bánh, em cũng cắt ra bảo con để phần cho ba dù chỉ là một miếng nhỏ. Lên bàn ăn, trước khi gắp thức ăn cho con, bao giờ em cũng gắp bỏ vào chén anh trước.

Em bảo phải dạy con thảo ăn, biết nghĩ tới người khác. Song, anh thì lại hay cằn nhằn: “Có một chút xíu, ăn không dính kẽ răng mà để phần làm chi?”. Anh nói như vậy là vì thương con, muốn nhịn miệng cho con. Hồi đó nhà nghèo, bữa ăn có gì đâu mà phải chừa, phải để, phải nhường nhịn qua lại cho mất công?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Thế nhưng, em vẫn không cho phép con đụng đến phần ăn đã để dành cho ba hay ông bà nội. Đôi khi anh rất bực mình vì sự máy móc đó nhưng em vẫn kiên trì thuyết phục: “Phải dạy con biết chừa, biết để từ nhỏ anh à. Nếu không, sau này con cái lớn lên, chúng sẽ rất ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân chứ không nghĩ đến những người xung quanh”.

Em đi đâu về, có cái bánh ngon vẫn bảo con mang lên cho ông bà mặc chúng thòm thèm. Lên bàn ăn, miếng ngon nhất vẫn là để cho ông bà và ba. Con lớn lên một tí, có dịp tụ tập bạn bè vui chơi, bày chuyện nấu nướng, em vẫn dặn dò nấu xong phải lấy riêng phần cho ba rồi mới được ăn uống… Em đúng là bảo thủ!

Cho đến khi anh sang nhà bà con, bạn bè và tận mắt chứng kiến cảnh con cháu ăn hỗn, không biết chừa, biết để, lên bàn ăn có miếng ngon chẳng biết nhường nhịn, anh mới nghĩ là em có lý. Nghe bạn bè than phiền về con cái của họ, anh càng nể em hơn. Trong chuyện này, em đã đúng hoàn toàn. Anh rất tự hào về con cái của mình khi chúng hiếu thuận, biết kính trên nhường dưới. Trái ngọt này, anh xin nhường cả cho em…